Bí quyết lựa chọn đối tác kinh doanh hoàn hảo, đáng tin

14/04/2022 10:30
Lựa chọn đối tác kinh doanh là một trong những bước quan trọng nhất để bạn định hướng và thúc đẩy mở rộng thị trường, quy mô doanh nghiệp. Khi tìm kiếm và lựa chọn đối tác kinh doanh, bạn cần cách tiếp cận thông minh để tạo dựng các giao ước lâu dài, hợp pháp và hiệu quả.

MỤC LỤC:
I. Trước khi bắt đầu tìm kiếm đối tác kinh doanh
II. Tìm đối tác kinh doanh ở đâu?
III. Cần tìm kiếm điều gì ở một đối tác kinh doanh?
IV. Cách thu hút đối tác kinh doanh
V. Quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh

Một tập đoàn, công ty hay cửa hàng, dù lớn hay nhỏ thì khi được thành lập đều sẽ cần tìm kiếm và hợp tác với những đối tác đáng tin cậy để phát triển lâu dài. Bạn cũng sẽ dành nhiều thời gian để lên kế hoạch cho các sự kiện, chiến lược, dự án kinh doanh lớn với đối tác của mình, do đó sẽ cần có sự hòa hợp giữa 2 bên.

bi quyet lua chon doi tac kinh doanh hoan hao dang tin

Những cách chọn đối tác kinh doanh hoàn hảo nhất

I. Trước khi bắt đầu tìm kiếm đối tác kinh doanh

Muốn tìm kiếm đối tác kinh doanh thì trước hết bạn cần hiểu được rằng bạn không thể đưa ra một ý tưởng nửa vời rồi mong đợi mọi người tin tưởng và đầu tư tiền bạc, công sức, thời gian vào đó. Không ai có thể chấp nhận một công việc, một khoản đầu tư mà không hiểu rõ về những gì cần bỏ ra, vai trò thực tế cũng như cách thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận.
Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu cân nhắc tìm kiếm đối tác kinh doanh phù hợp nhất, bạn phải tính toán, xác định tất cả các tiêu chí hàng đầu mà bạn muốn tìm kiếm cũng như những gì bạn mong đợi cùng nhau đạt được. Bạn có thể trả lời các câu hỏi như:

  • Tại sao tôi cần một đối tác kinh doanh?
  • Đối tác sẽ giúp đỡ thế nào với việc kinh doanh như thế nào?
  • Có yêu cầu cụ thể nào mà đối tác của tôi nhất định phải có không?
Và theo cách tương tự, bạn cũng sẽ cần có một cái nhìn khách quan về bản thân:
  • Mình có thể đóng góp những giá trị khi liên doanh?
  • Thế mạnh và điểm yếu của bản thân ở đâu?

Sau khi rõ ràng về mục đích, yêu cầu, bạn có thể liệt kê đầy đủ thông tin và bắt tay vào xây dựng kế hoạch cũng như viết thư mời hợp tác kinh doanh.

Đọc thêm: 4 Bí quyết vàng để làm chủ sự nghiệp của bạn nhanh chóng

II. Tìm đối tác kinh doanh ở đâu?

1. Đồng nghiệp

Lợi thế của việc tìm đến đồng nghiệp (cả hiện tại và đồng nghiệp cũ), thuyết phục họ hợp tác, trở thành đối tác kinh doanh là bạn biết về năng lực của họ, về điểm mạnh và cả hạn chế. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ai đó mà bạn đã làm việc cùng 5 hoặc 10 năm trước có thể đã có rất nhiều sự thay đổi cả về định hướng nghề nghiệp nên hãy coi họ là đối tác tiềm năng nhưng vẫn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch kinh doanh cũng như đánh giá họ một cách công bằng. Nếu hai bên cùng chung chí hướng, có thể hợp tác là tốt nhất còn nếu không thì bạn vẫn còn những cơ hội khác.

2. Bạn bè, người quen và thành viên gia đình

Ưu điểm của giải pháp này là đối tác kinh doanh tiềm năng của bạn đều sẽ đáng tin và có mức độ tương thích nhất định ở cấp độ cá nhân. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là bạn bè, người thân của bạn chắc chắn sẽ trở thành đối tác kinh doanh phù hợp vì mọi người có thể rất khác nhau về nghề nghiệp, cách nhìn nhận về lợi ích, phương thức kinh doanh... Lời khuyên cho trường hợp này là bạn hãy cẩn thận, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, đừng tạo ra những ngoại lệ. Sự cả nể hay dựa dẫm dễ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả mà mối quan hệ đáng giá còn có nguy cơ bị hủy hoại.

bi quyet lua chon doi tac kinh doanh hoan hao dang tin 2

Tìm đối tác kinh doanh ở đâu đáng tin nhất?

3. Tham gia các diễn đàn chuyên nghiệp, sự kiện, các cuộc thi

Tham dự các sự kiện kết nối, kêu gọi đầu tư trực tiếp hay những diễn đàn chuyên nghiệp về ngành nghề kinh doanh, cuộc thi... đều là cách để mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm được đối tác kinh doanh chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể thử các nền tảng được thiết kế để gắn kết doanh nhân.

4. Kết nối trên LinkedIn, mạng xã hội

LinkedIn có thể cung cấp cho bạn quyền truy cập vào nhóm kết nối rộng lớn hơn theo cách chuyên nghiệp với một số bảo mật. Cho dù là một người quen cũ ở trường đại học, một đồng nghiệp mà bạn đã làm việc trong thời gian ngắn hay một người nào đó mà bạn thấy có mặt tại một hội nghị chuyên ngành,... thì bạn đều có thể tìm kiếm, trò chuyện và cân nhắc gửi lời mời hợp tác.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là một kênh khác để tìm kiếm và lựa chọn đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, có lưu ý là kênh này chủ yếu hợp với kinh doanh nhỏ lẻ như tìm đối tác góp vốn bán quần áo bình dân, thực phẩm, phụ kiện, tìm cộng tác viên...

III. Cần tìm kiếm điều gì ở một đối tác kinh doanh?

Xác định rõ những kỳ vọng của bạn với đối tác kinh doanh là bước bắt buộc phải làm trước khi ra quyết định. Chắc chắn, bạn cần xem xét kỹ kế hoạch của mình, đánh giá năng lực, nguồn vốn hiện có, triển vọng và sau đó xem xét bản thân thiếu những gì, liệu đối tác kinh doanh có đáp ứng được không. Dĩ nhiên, bạn có thể bị hấp dẫn khi tìm thấy đối tác có nhiều điểm chung nhưng đây không nhất thiết là những gì doanh nghiệp của bạn nhất định phải có. Hãy nhớ, đôi khi một người không cùng ngành nghề lại có những ý tưởng sáng tạo và có tiềm năng mạnh mẽ, có thể hợp tác hiệu quả và lâu dài với bạn.
Bên cạnh đó, đối tác bạn tìm được cũng phải là người có thể thỏa thuận về các vấn đề như đóng góp, quyền hạn và phân chia lợi nhuận. Tất cả các thông tin này đều cần rõ ràng và thống nhất dù phải họp bàn nhiều lần, miễn là có thể giúp hai bên tránh bất đồng sau này.

bi quyet lua chon doi tac kinh doanh hoan hao dang tin 3

Tìm bí quyết thu hút đối tác kinh doanh tiềm năng

IV. Cách thu hút đối tác kinh doanh

Sau những bước trên, chắc chắn bạn đã thu hẹp được danh sách những đối tác kinh doanh tiềm năng. Cuối cùng, nhiệm vụ khó khăn nhất là bạn phải tìm nhiều cách để xác định xem họ có thực sự là người phù hợp hay không và bạn phải làm thế nào để "bán" ý tưởng của mình cho họ.
Đôi khi, đối tác kinh doanh hoàn hảo trên giấy cũng chỉ là trên giấy mà thôi - thực tế có thể khác xa những gì bạn nghĩ. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn có thể truyền đạt hiệu quả kế hoạch của mình cho họ và trình bày kỳ vọng của mình. Những khía cạnh này cần được làm rõ ngay từ đầu vì hiểu lầm nhỏ có thể nhanh chóng tăng lên và làm suy yếu mối quan hệ hợp tác. Bạn nên dành thời gian, nỗ lực và kiên nhẫn với cả quá trình để tối đa hóa cơ hội thành công.

V. Quy trình lựa chọn đối tác kinh doanh

1. Người có kỹ năng và kinh nghiệm

Một đối tác kinh doanh tốt nên có các kỹ năng xuất sắc, nổi bật và kinh nghiệm làm kinh doanh. Mặc dù không ai có thể giỏi tất cả nhưng điều bạn cần sẽ là những người có những thứ bạn không có để bổ khuyết cho nhau, chẳng hạn bạn có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời nhưng kỹ năng phân tích tài chính kém thì có thể tìm đối tác có nền tảng vững chắc về kế toán doanh nghiệp. Đối tác kinh doanh giỏi và sẵn sàng hợp tác, lắng nghe sẽ giúp cho việc lập kế hoạch, phát triển và điều hành doanh nghiệp dễ dàng hơn.

2. Có thể chia sẻ giá trị, tinh thần doanh nhân và tầm nhìn của bạn

Trong tất cả những điều cần tìm kiếm ở một đối tác kinh doanh, điều này có lẽ là quan trọng nhất. Bạn sẽ cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với đối tác của mình để đưa ra quyết định, đặt mục tiêu và thúc đẩy kinh doanh. Nếu bạn hợp tác với một người thích gây gổ hoặc cố chấp, không biết lắng nghe thì việc hợp tác gần như chắc chắn sẽ đi vào ngõ cụt.

3. Không có nhiều vấn đề cá nhân

Nếu đối tác của bạn có những vấn đề trong cuộc sống cá nhân như tai tiếng, xung đột... thì điều đó có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Thật tuyệt khi sẵn sàng cho ai đó cơ hội nhưng điều hành một doanh nghiệp hay cửa hàng rất cần sự tập trung, thời gian và năng lượng tích cực. Nếu đối tác kinh doanh của bạn đang đối phó với hết khủng hoảng cá nhân này đến khủng hoảng cá nhân khác thì rất có thể bạn sẽ phải gánh vác hầu hết sức nặng của công việc.

4. Có thể cung cấp tài nguyên và uy tín cho doanh nghiệp

Thật tuyệt khi có một đối tác kinh doanh có nguồn lực tài chính nhưng bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc khi đánh giá tiềm năng của một số giá trị khác tương đương mà đối tác có thể mang lại cho doanh nghiệp. Một đối tác có mạng lưới kinh doanh an toàn, các kết nối trong ngành, danh sách khách hàng hợp tác lâu dài hoặc kỹ năng mềm và năng lực chuyên môn cụ thể sẽ giúp gia tăng cơ hội đạt được thành công lâu dài.

5. Ổn định về tài chính

Việc đối tác của bạn có đóng góp tài chính nhiều hay ít không quan trọng bằng việc tìm hiểu xem họ có gặp khó khăn, rắc rối về tài chính không. Một người nào đó đang ở giữa cuộc khủng hoảng tài chính có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để hợp tác kinh doanh vì nhiều lý do, chẳng hạn như điều đó cho thấy họ thiếu các kỹ năng quản lý tiền bạc, tài sản và thời gian. Thậm chí những người đó còn mang đến nguy cơ dùng tiền công ty đi giải quyết vấn đề tài chính cá nhân.

Đọc thêm: Bí quyết giúp nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc

6. Trung thực, đáng tin

Một lưu ý quan trọng khác khi lựa chọn đối tác kinh doanh là bạn chỉ nên hợp tác với người mà bạn có thể tin tưởng, tốt nhất là người coi trọng sự trung thực và có danh tiếng, uy tín, đạo đức tốt cả với đời sống cá nhân và kinh doanh. Điều này cũng giúp bạn tránh gặp các trường hợp bị đối tác ăn cắp lý tưởng hoặc vi phạm pháp luật, nhanh chóng tách ra kinh doanh riêng...

bi quyet lua chon doi tac kinh doanh hoan hao dang tin 4

Những yếu tố cần thiết để có quan hệ tốt nhất với đối tác

7. Tôn trọng là yếu tố cần thiết để hình thành quan hệ đối tác thành công

Bạn không bao giờ nên hợp tác với người mà bạn không tôn trọng hoặc ngược lại. Mục đích chính của việc hình thành quan hệ đối tác kinh doanh là tin tưởng, ủng hộ và cùng nhau nỗ lực để đạt được thành công với tư cách là một nhóm. Bạn hoặc đối phương có thể không coi trọng ý kiến ​​và nỗ lực của người còn lại vì những định kiến hoặc sự không tôn trọng.

8. Lên kế hoạch trước cho trường hợp bất đồng và phải "đường ai nấy đi"

Cho dù bạn chọn hợp tác với ai trong kinh doanh, hãy đảm bảo 2 bên đều có tất cả các thỏa thuận bằng văn bản, hợp pháp. Không ai chắc chắn về việc liệu có thể hợp tác với nhau bao lâu dù khi bắt đầu ai cũng muốn lâu dài nhất có thể. Hợp đồng, thỏa thuận, ủy quyền... tất cả các tài liệu này đều phải được quy định từ trước khi ký kết và được đồng thuận từ 2 bên đề phòng trường hợp bất đồng sau này. Đừng để hiểu lầm về tiền bạc và tầm nhìn kinh doanh hủy hoại các mối quan hệ của bạn, dù là người thân hay bạn bè hợp tác cùng vẫn phải sòng phẳng và đúng đắn.
Lựa chọn đối tác kinh doanh là một trong những quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến triển vọng, tiềm năng phát triển của cửa hàng, công ty... Cũng vì vậy mà khi kêu gọi đầu tư, lựa chọn đối tác bạn nên dành thời gian cân nhắc, tìm hiểu, đánh giá cũng như tập trung xây dựng kế hoạch, chiến lược đầy đủ, thuyết phục.

tin mới

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

CV Tiếng Anh là gì? cách viết có giống CV tiếng Việt không?

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

CV Tiếng Anh là gì? cách viết có giống CV tiếng Việt không?

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, săn job nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Highland Coffee tuyển dụng vị trí nào? Cách ứng tuyển ra sao?

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc tại Highland thì chắc chắn đây là một quyết định tuyệt vời! Hiện có rất nhiều vị trí việc làm Highland hấp dẫn trên JobOKO, hãy cùng khám phá ngay!

06/04/2024 10:30

Highland Coffee tuyển dụng vị trí nào? Cách ứng tuyển ra sao?

Vinfast tuyển dụng có khó không? cách ứng tuyển thế nào?

Nhiều bạn trẻ mong muốn làm việc tại VinFast nhưng thường băn khoăn về quy trình tuyển dụng và gặp khó khăn trong việc ứng tuyển. Thấu hiểu điều đó, JobOKO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức ứng tuyển việc làm Vinfast trong bài viết sau đây.

06/04/2024 09:30

Vinfast tuyển dụng có khó không? cách ứng tuyển thế nào?

Viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng thế nào trong CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng?

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày thế nào trong CV xin việc là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có lộ trình phát triển khác nhau. Việc bạn xác định mục tiêu thế nào để có động lực phấn đấu phù thuộc vào lộ trình của ngành cũng như năng lực, tham vọng của cá nhân bạn.

02/04/2024 17:30

Viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng thế nào trong CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng?

Cách viết email xin lỗi khách hàng sao cho đúng chuẩn

Bước đầu tiên sau khi nhận về những phàn nàn về chất lượng hoặc dịch vụ là gửi email xin lỗi khách hàng. Để viết email xin lỗi khách hàng hiệu quả, bạn cần biết cách viết một cách hợp lý, thể hiện sự chân thành để làm dịu lòng khách hàng trước khi tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

02/04/2024 15:53

Cách viết email xin lỗi khách hàng sao cho đúng chuẩn

Cách viết CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC)

Với sự phát triển của các công cụ tạo CV trực tuyến miễn phí, việc tạo CV không còn là một vấn đề phức tạp đối. Tuy nhiên, đối với các vị trí đặc biệt như Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC), việc tạo CV vẫn đòi hỏi sự chú ý đến nhiều yếu tố để đạt được kết quả tốt nhất.

02/04/2024 12:30

Cách viết CV xin việc Nhân viên kiểm soát chất lượng (QA/QC)

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên content - Cách trình bày trong CV và phỏng vấn xin việc

Với mục tiêu nghề nghiệp là trở thành một nhân viên content, thể hiện tài năng viết lách sẽ là một yếu tố quan trọng giúp CV xin việc trở nên nổi bật. Dưới đây là một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên content mà bạn có thể sử dụng để NTD thấy được tài năng của mình.

02/04/2024 10:30

Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên content - Cách trình bày trong CV và phỏng vấn xin việc
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.