​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

11/01/2023 14:30
Ấn tượng đầu tiên đóng một phần vai trò quan trọng trong cách mà nhà tuyển dụng nhìn nhận các ứng viên. Tương tự, phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn có thể góp phần tạo ra sự khác biệt cho kết quả cuối cùng, theo một cách nào đó tốt hơn hoặc xấu đi.
Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot

"Giới thiệu về bản thân mình", nghe có vẻ dễ dàng nhưng để thể hiện bản thân trước người quản lý tương lai thì không dễ. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Nói tên tuổi, lặp lại nội dung trong CV như "một cái máy" hay nói về sở thích cá nhân? Thực tế, giới thiệu bản thân trong phỏng vấn là một nghệ thuật của giao tiếp và cần ứng viên chuẩn bị thật nhiều.

MỤC LỤC:
I. Tầm quan trọng của lời giới thiệu bản thân với kết quả phỏng vấn
II. Giới thiệu bản thân chuẩn cần có thông tin gì?
III. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
IV. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên đã có kinh nghiệm
V. Thời lượng lý tưởng cho lời giới thiệu bản thân là bao nhiêu?
VI. Những lỗi sai phổ biến khi ứng viên giới thiệu bản thân trong phỏng vấn
VII. Quy trình chuẩn bị, lập dàn ý giới thiệu bản thân
VIII. Nguyên tắc cần đảm bảo khi trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân
IX. Mẫu giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

I. Tầm quan trọng của lời giới thiệu bản thân với kết quả phỏng vấn

Hầu hết nhà tuyển dụng đều mở đầu buổi phỏng vấn bằng cách hỏi ứng viên "Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình", "Hãy giới thiệu về bản thân bạn", "Tell me about yourself". Thực chất, lời giới thiệu bản thân tạo ấn tượng tích cực thì cả buổi phỏng vấn của bạn sẽ suôn sẻ hơn, cởi mở hơn. Bên cạnh đó, lời giới thiệu bản thân cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng muốn nghe cách ứng viên tự nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bạn là ai, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì, vì sao bạn ứng tuyển, kỳ vọng và mục tiêu của bạn, bạn có định hướng thế nào, có khả năng đóng góp gì cho sự phát triển của công ty, bạn có gì nổi bật hơn các ứng viên khác.

Đọc thêm: Cách giới thiệu bản thân trong CV xin việc

II. Giới thiệu bản thân chuẩn cần có thông tin gì?

Thực tế không có bất kỳ một cấu trúc hay quy chuẩn "tuyệt đối" nào cho phần giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn. Tùy thuộc vào mỗi nhà tuyển dụng có những kỳ vọng khác nhau cũng như kinh nghiệm hay năng lực và phong cách giới thiệu của ứng viên. Tuy nhiên phần giới thiệu bản thân phải đầy đủ các thông tin:

  • Chào hỏi, cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình.
  • Ngắn gọn về tên tuổi.
  • Trình bày về bằng cấp, học vấn.
  • Kinh nghiệm, thành tích nổi bật.
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân (khi nói về điểm yếu, hãy nói luôn cách bạn đã và đang nỗ lực thay đổi, đạt kết quả thế nào).
  • Mục tiêu, định hướng và hình dung sự nghiệp tương lai.
  • Liên kết với lý do vì sao bạn quyết định ứng tuyển vào công ty, bạn kỳ vọng gì và có thể mang lại điều gì cho công ty.

Một lưu ý quan trọng cho bạn là không nhất thiết phải bắt đầu ngay lời giới thiệu bằng tên tuổi. Thay vào đó bạn có thể nói về kinh nghiệm và học vấn trước, tùy vào sự sắp xếp. Bên cạnh đó, thứ tự các nội dung bạn đề cập đến cũng có thể linh hoạt. Nếu bạn ứng tuyển vị trí cần nhiều kỹ năng, hãy nói về kỹ năng và thành tích ngay sau phần tên tuổi, áp dụng tương tự với các vai trò yêu cầu kinh nghiệm/ học vấn (hoặc cả 2).
Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot

Những thông tin cần nêu khi giới thiệu về bản thân trong phỏng vấn

III. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên chưa có kinh nghiệm

Các ứng viên chưa có kinh nghiệm rất dễ phạm phải sai lầm khi giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng, chẳng hạn như nói quá ngắn hoặc quá dài, lặp lại nội dung CV một lần nữa.
Điều này cũng là dễ hiểu bởi họ chưa đi làm, chưa biết về công việc thực tiễn nên không có thông tin để nói về công việc. Tuy vậy, nếu biết cách điều chỉnh khéo léo cách diễn đạt và truyền tải nội dung thông tin thì vẫn chinh phục được nhà tuyển dụng.

3.1. Phần mở đầu lời giới thiệu bản thân

Bạn có thể mở đầu bằng 2 cách: Cách truyền thống là nói tên tuổi trước, cách thứ 2 là nói về ngành học, thời gian tốt nghiệp trước. Ví dụ: "Em là Nguyễn Văn A, năm nay 22 tuổi, em vừa tốt nghiệp chuyên ngành ABC vào tháng 6 vừa qua,..."; hoặc "Em vừa nhận bằng cử nhân loại Xuất sắc chuyên ngành Kỹ thuật Điện của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021, tên em là...".

3.2. Giải thích lý do vì sao bạn chọn con đường sự nghiệp này

Đây là thông tin cực kỳ quan trọng, thể hiện rõ được định hướng mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được rằng bạn đã suy nghĩ thấu đáo, có mục tiêu rõ ràng và có quyết tâm để đạt được những thành công bước đầu trên con đường sự nghiệp. Ngược lại, nếu nói không tốt hoặc bỏ qua phần này, bạn dễ bị cho là mông lung và có nhiều "nguy cơ" sẽ bỏ ngang công việc dù trúng tuyển.
Ví dụ: "Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính cách đây 2 tháng. Lúc đầu, tôi chọn học ngành đó vì tôi luôn quan tâm đến thế giới tài chính, tiền bạc, học tốt các môn tự nhiên và có tư duy logic nổi bật. Bên cạnh đó, một vài thành viên trong gia đình cũng nói với tôi rằng ngành Tài chính có thể mang đến cho tôi những lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời".

3.3. Nêu thế mạnh kỹ năng của bản thân

Ở phần tiếp theo này bạn cần "show" xem mình "có gì" để tự tin ứng tuyển vào công ty, ngay cả khi chưa có va chạm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Điểm mạnh về bằng cấp (đúng chuyên ngành, tốt nghiệp loại khá/ giỏi/ xuất sắc), kỹ năng, đã đi thực tập ở một cơ sở uy tín có danh tiếng trong ngành nghề, có các kỹ năng bổ sung (chẳng hạn như xin việc làm nhân viên content và biết thiết kế, biết SEO cơ bản),... Tất cả đều là điểm ấn tượng nhất và các thông tin đáng tự hào nhất bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng.

3.4. Nêu các sở trường phù hợp với môi trường công ty

Như đã đề cập, nhà tuyển dụng thường không muốn tuyển một ứng viên quá máy móc, họ thích ứng viên chân thực và sống động. Bởi vì chưa có kinh nghiệm, bạn có thể giới thiệu mình thu hút hơn qua một số tài lẻ hoặc năng khiếu cá nhân, chẳng hạn như bạn đã tìm hiểu và thấy rằng công ty toàn người trẻ, vậy thì nếu bạn có năng khiếu chụp ảnh hoặc MC, hát hay, vui tính,... thì cũng có thể nói một chút. Hãy nhớ là chỉ nên "nhắc nhẹ" thôi nhé, đừng sa đà vào phần này.
Nhìn chung, nhà tuyển dụng muốn tuyển ứng viên có những đặc điểm có thể dễ dàng hòa nhập và phát triển cùng văn hóa công ty, môi trường làm việc. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp họ kỳ vọng vào một ứng viên có sự sáng tạo, khác biệt, có thể mang đến "làn gió mới" cho công ty.

3.5. Kết thúc giới thiệu trong phỏng vấn bằng quyết tâm làm việc lâu dài

Sau cùng, bạn hãy nhấn mạnh rằng mình đã tìm hiểu thông tin về công ty và cảm thấy rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi, nỗ lực và cống hiến nên nếu may mắn và xứng đáng được tuyển dụng, bạn sẽ đóng góp 120% sức lực và cam kết gắn bó lâu dài.
Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot
Chưa có kinh nghiệm làm việc, nên giới thiệu những gì trong phỏng vấn?

IV. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên đã có kinh nghiệm

Lời giới thiệu bản thân của ứng viên đã có kinh nghiệm có thể trau chuốt hơn và cần khẳng định được năng lực qua những thành tích công việc (thay vì thành tích học tập).

4.1. Cách dẫn dắt để bắt đầu giới thiệu bản thân

Có một sự mặc định là các bạn đã đi làm, dù có ít hay nhiều kinh nghiệm thì đều đã "kinh qua" nhiều buổi phỏng vấn nên kỳ vọng của nhà tuyển dụng với phần giới thiệu bản thân của bạn cũng sẽ cao hơn ứng viên chưa có kinh nghiệm. Cách giao tiếp, dẫn dắt, chủ động sẽ là điểm cộng (hoặc điểm trừ) của bạn.
Thông thường, với ứng viên có kinh nghiệm, lời khuyên của JobOKO là bạn hãy "phủ đầu" ứng viên khác bằng cách bắt đầu "câu chuyện" giới thiệu bằng kinh nghiệm và thành tích, sau đó hãy nói tên. Chẳng hạn như: "Tôi là một kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề đã làm việc trong Viện Thiết kế Kiến trúc được 5 năm, tôi là...". Cách này có thể giúp bạn tạo ấn tượng nhờ vào ưu điểm số năm kinh nghiệm hoặc bằng cấp nổi bật, thay vì nói tên trước (có phần quá cơ bản).
Chú ý, tùy vào số năm kinh nghiệm mà bạn có cách mở đầu phần giới thiệu bản thân khác nhau. Trường hợp đi làm từ 1 - 8 năm thì có thể nói từ đầu, đã có kinh nghiệm từ 8 - 15 năm trở lên thì chỉ nên nói từ đoạn giữa sự nghiệp. Bạn có thể tham khảo:
  • Ít kinh nghiệm: "Tôi đã tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm cách đây 2 năm và ngay lập tức đến làm việc cho công ty [tên công ty] khá có tiếng tăm,...".
  • Trên 8 năm kinh nghiệm: Nếu bạn ứng tuyển các vị trí quản lý, giám sát thì hãy nói từ thời điểm bạn trở thành quản lý. Chẳng hạn, bạn đã đi làm được 10 năm, trong đó có 6 năm làm trưởng nhóm và giám sát thì hãy bắt đầu giới thiệu bản thân bằng cách: "Lần đầu tiên tôi bắt đầu đảm nhiệm vai trò quản lý hành chính nhân sự là cách đây 6 năm, sau khi tôi thăng tiến từ nhân viên lên chuyên viên nhân sự rồi nhóm trưởng, sau đó là trưởng phòng".

Đọc thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn kinh điển giới thiệu về bản thân

4.2. Nhấn mạnh, làm nổi bật kinh nghiệm và thành tích, điểm mạnh mà bạn tự hào

Khi bạn kể câu chuyện sự nghiệp của mình, hãy giải thích những thành tựu chính mà bạn đã đạt được, công việc bạn đã làm, những kỹ năng bạn đã học được và những bước chuyển chính trong sự nghiệp mà bạn đã thực hiện.
Một số gợi ý cách nói về thành tích, điểm mạnh khi bạn giới thiệu bản thân là:
  • Bạn đã được thăng chức trong quá trình làm việc? Đó luôn là một thông tin tuyệt vời và đáng nói.
  • Bạn đã hoàn thành một dự án nổi bật, quy mô lớn hoặc có tầm quan trọng đáng kể tại công ty bạn đang làm việc, hãy đề cập.
  • Bạn xây dựng bộ kỹ năng mới hoặc nhận biết điểm yếu và đã khắc phục như thế nào, cũng có thể kể ngắn gọn nhưng ấn tượng trong lời giới thiệu bản thân.
Dĩ nhiên, việc kể về những thành tích của bạn hết sức quan trọng nhưng hãy chú ý liên kết với vai trò và công ty bạn đang phỏng vấn xin việc. Hãy nghiên cứu kỹ mô tả công việc và xem nhà tuyển dụng cần nhất ở ứng viên kỹ năng, phẩm chất nào, bạn có hay không? Nhờ đó, bạn có thể thể hiện tốt hơn trong lời giới thiệu bản thân của mình. Nhìn chung, bạn cần phải điều chỉnh câu trả lời của mình khi được hỏi "hãy cho tôi biết về bản thân bạn" để phù hợp với mô tả công việc và nhu cầu của công ty.
Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot
Thành tích, kỹ năng quan trọng không được bỏ lỡ trong phần giới thiệu bản thân

4.3. Thể hiện định hướng và tầm nhìn trong ngành nghề, lĩnh vực

Điểm khác biệt lớn nhất trong lời giới thiệu bản thân của ứng viên đã có kinh nghiệm so với các bạn mới ra trường là bạn nên nói về định hướng, tầm nhìn của mình - ở hiện tại và trong tương lai. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn và đánh giá chính xác hơn việc bạn có thể gắn bó trong bao lâu, bạn có phù hợp với môi trường làm việc hay không, công ty có đáp ứng được cho bạn các kỳ vọng chẳng hạn như học nâng cao hoặc thăng chức hay không,...
Đặc biệt, các bạn có kinh nghiệm khi đi xin việc và đặt mục tiêu thăng tiến thì hãy cân nhắc đến quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty để nói về mục tiêu hợp lý, tránh trường hợp bạn ứng tuyển tại công ty TNHH chỉ có dưới 10 nhân sự nhưng "hùng hồn" tuyên bố ngay trong lời giới thiệu bản thân rằng bạn muốn 2 năm sau trở thành CEO thì sẽ không thực sự thuyết phục.

4.4. Bạn sẽ đóng góp gì cho sự phát triển của công ty khi có sẵn kinh nghiệm?

Rõ ràng khi đi xin việc, kinh nghiệm là điểm cộng, thế nhưng điều mà nhà tuyển dụng thực sự quan tâm là bạn sẽ sử dụng kinh nghiệm đó như thế nào, mang lại lợi ích, đóng góp gì cho công ty ở vị trí hiện tại. Để kết thúc lời giới thiệu bản thân của mình thật ấn tượng, hãy nhấn mạnh và khẳng định các giá trị thực tiễn mà bạn có thể mang đến cho công ty nếu trúng tuyển nhé.

V. Thời lượng lý tưởng cho lời giới thiệu bản thân là bao nhiêu?

Khi người phỏng vấn nói "Hãy giới thiệu về bản thân bạn", đó là một câu hỏi mở, và không khó để thấy rằng rất nhiều ứng viên - cả có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm đều có "nguy cơ" trả lời dài dòng. Mặc dù một lời giới thiệu hoàn chỉnh sẽ chứa kha khá thông tin nhưng bạn cần phải ngắn gọn.
Một lời giới thiệu tiêu chuẩn thường được giới hạn thời gian nói, thông thường là tối đa 2 phút, nhưng tốt nhất là trong khoảng 45 giây đến 1 phút. Khoảng thời gian này đủ để bạn chia sẻ thông tin và thể hiện khả năng giao tiếp, định hướng lời nói. Nhà tuyển dụng sẽ muốn bạn kể một câu chuyện ngắn hoàn chỉnh mà không bị lan man, lạc đề. Hơn nữa, thời gian phỏng vấn thường là giới hạn, bạn không nên dành quá nhiều thời gian nói về mình và khiến không khí uể oải hoặc khó xử ngay từ đầu.
Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot
Thời gian lý tưởng cho phần giới thiệu bản thân là bao lâu?

VI. Những lỗi sai phổ biến khi ứng viên giới thiệu bản thân trong phỏng vấn

Việc nhận thức được một số lỗi sai hay mắc phải cũng sẽ giúp bạn tránh phạm sai lầm cho buổi phỏng vấn của mình. Đa số ứng viên dễ mắc sai lầm như sau:
  • Ấp úng, nói không rõ ràng lời giới thiệu bản thân.
  • Nói y hệt nội dung đã có trong CV xin việc.
  • Phô trương, nói quá, mô tả bản thân như một người toàn năng, toàn tài.
  • Quá khiêm tốn, không có điểm gì nổi bật, gây nhàm chán và không để lại ấn tượng gì cho nhà tuyển dụng.
  • Nói quá to hoặc quá nhỏ, giọng nói đều đều không tạo ấn tượng năng động, nhiệt tình, hào hứng với công việc.

VII. Quy trình chuẩn bị, lập dàn ý giới thiệu bản thân

Để vận dụng các hướng dẫn cách giới thiệu về bản thân và có lời giới thiệu hoàn hảo, cách tốt nhất là ứng viên nên có sự chuẩn bị từ trước. Từ bước tìm hiểu thông tin, lập dàn ý và luyện tập cách trình bày, bạn sẽ hoàn toàn tự tin khi được nhà tuyển dụng yêu cầu tự giới thiệu về mình. Quy trình tiêu chuẩn gồm các bước như sau:
  • Đọc kỹ JD, biết nhà tuyển dụng kỳ vọng gì ở ứng viên.
  • Cân nhắc thông tin NTD muốn biết về bạn .
  • Hiểu về năng lực, lợi thế của bản thân (cũng như điểm yếu).
  • Viết dàn ý và hoàn thiện bài giới thiệu.
  • Tập luyện để ghi nhớ nội dung cùng cách diễn đạt.

VIII. Nguyên tắc cần đảm bảo khi trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân

Bên cạnh đó, có một số nguyên tắc giao tiếp và truyền đạt thông tin mà ứng viên chuyên nghiệp cần thể hiện được, không chỉ với lời giới thiệu bản thân mà còn với toàn bộ quy trình trả lời phỏng vấn.
Khi giới thiệu bản thân mình với người phỏng vấn, bạn hãy:
  • Bắt đầu bằng lời chào hỏi thân thiện, tự tin và cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn.
  • Đảm bảo các nội dung bạn đề cập đến là trung thực, không gian dối.
  • Hãy luôn mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn một cách tự tin.
  • Điều chỉnh giọng nói không ngọng, không nói vấp và có âm lượng đủ nghe.

Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot

Ứng viên cần lưu ý gì khi giới thiệu bản thân trong phỏng vấn?

IX. Mẫu giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Từ các phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung cách triển khai nội dung và trình bày phần giới thiệu bản thân trong phỏng vấn chuẩn chỉnh nhất rồi đúng không? Sau đây, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn nữa qua một số mẫu giới thiệu bản thân khi đi xin việc hay nhất.

9.1. Mẫu giới thiệu bản thân cho ứng viên chưa có kinh nghiệm

  • "Em chào anh/ chị ạ. Em xin tự giới thiệu, em là Linh, em vừa tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Thương mại với GPA là 3.25. Em vốn là một người năng nổ, nhiệt tình và có đam mê kinh doanh nên em luôn nỗ lực kết hợp học và thực hành để phát triển toàn diện nhất hướng đến thực hiện được ước mơ phát triển tốt trong ngành kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

Trong quá trình học tại trường, em là thành viên ban quản lý của CLB kinh doanh, tham gia lập kế hoạch và triển khai, giám sát nhiều dự án kinh doanh quy mô nhỏ, gây quỹ để làm thiện nguyện. Qua đó, em đã học được nhiều kỹ năng như lên ý tưởng, kế hoạch, quản lý ngân sách và cả kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo. Em kỳ vọng rằng mình có thể học hỏi và đóng góp sức trẻ, sử dụng năng lực học tập và tiếp thu nhanh của mình để hòa nhập và đóng góp cho công ty. Sau khi tìm hiểu, em tin rằng công ty mình với danh tiếng tốt và môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ là cơ hội cho em xây dựng sự nghiệp".

  • "Trước hết, em rất cảm ơn vì các anh chị đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay với em. Em xin tự giới thiệu em là Minh, vừa tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa năm ngoái. Vì lý do dịch bệnh nên sau khi ra trường em chưa đi tìm việc làm ngay mà nhận các dự án thiết kế như một freelancer.

Em đã nhận khá nhiều hợp đồng thiết kế, dĩ nhiên là vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên đa phần các dự án không lớn lắm, một số sản phẩm nổi bật em đã đính kèm trong portfolio rồi ạ. Em là người có tư duy sáng tạo và khiếu thẩm mĩ tốt về bố cục, màu sắc và bắt kịp xu hướng nhanh. Em cũng được các giảng viên trong trường đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển. Vì thế, khi biết và tìm hiểu về công ty mình, em cảm thấy công ty chắc chắn là một môi trường tuyệt vời cho những nhà thiết kế đồ họa trẻ như em học hỏi và định hình phong cách, gắn bó và mang đến những nét đổi mới, sáng tạo và khác biệt".
Gioi thieu ban than khi phong van Lam the nao de dau xuoi duoi lot

Tham khảo mẫu giới thiệu bản thân chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng

9.2. Mẫu giới thiệu bản thân cho ứng viên có kinh nghiệm

  • "Tôi là chuyên viên marketing có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại các agency có tiếng tại Hà Nội, tôi là Nguyễn Văn A.

Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing và bắt đầu các công việc ngay từ khi mới tốt nghiệp. Từ vai trò nhân viên SEO, tôi chuyển sang làm chuyên viên marketing mảng digital marketing, thành thạo các kiến thức và kỹ năng về SEO, content, lập campaign và chạy chiến dịch, quản lý ngân sách và một chút về xây dựng thương hiệu. Dự án lớn nhất tôi từng hoàn thành độc lập là campaign cho công ty khách hàng với ngân sách 2 tỷ đồng, tôi đã hoàn thành tốt và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm 15%.
Tôi tin rằng với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tôi sẽ tham gia nhiều dự án, chiến dịch tiếp thị lớn, hiệu quả hơn cho công ty mình. Tôi đặt mục tiêu trở thành trưởng phòng marketing sau khoảng 3 - 5 năm làm việc".

  • "Với kinh nghiệm làm sales leader trong 3 năm qua, tôi có kỹ năng giao tiếp, tư vấn, kinh doanh xuất sắc được thể hiện qua thành tích giúp bộ phận tăng doanh thu 12% trong năm vừa qua. Tôi là Lê Văn X, năm nay 28 tuổi.

Đối với tôi, việc được cạnh tranh và tạo ra các thành tích thực tiễn trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu tôi hướng đến. Thông qua đó, tôi không chỉ đóng góp những giá trị như doanh thu, lợi nhuận, mở rộng tệp khách hàng mà còn cảm thấy có thành tựu cá nhân và thành tựu cho cả nhóm tôi dẫn dắt. Vì tôi biết rằng công ty coi trọng năng lực, đánh giá và cân nhắc thăng tiến dựa trên đóng góp của nhân viên nên tôi ứng tuyển vị trí phó phòng kinh doanh. Tôi chắc chắn rằng qua kinh nghiệm, kỹ năng tiếp xúc khách hàng và chốt đơn của mình cũng như khả năng lãnh đạo nhờ dẫn dắt nhóm 10 thành viên trong quá khứ, tôi có thể làm tốt nhất trong vai trò này".

9.3. Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

  • Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường:

"I'm Nam Anh, 22 years old and I recently graduated from University ABC with a B.A. in tourism. While there, I learned a lot of theory in subjects like corporate communication, tourism and hotel management, and more. I was also a monitor, and maintained a GPA of 3.7.
I've worked hard in my education and now I'm ready to apply my knowledge into practice. While I don't have any real-life work experience, I've had a lot of exposure to the tourism industry. A lot of my courses involved working with real companies to solve real problems. I hope I can be a great member of the Sales Department".

  • Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cho ứng viên đã có kinh nghiệm:

"After graduating from University ABC, I worked in telesales for 2 years, and until 3 years ago, I started working in the digital marketing sector. Actually, my experience in telesales definitely helped. I was able to help the company consistently hit its targets and grow their brand in the industry. I know that you're looking to grow your influence online, and that's why I applied for the position of Digital Marketing Specialist.
On the other hand, I tend to be teamwork-oriented and reliable, as I've never missed a deadline. I'm also proud of my ability to preserve and overcome any challenges as they come up".
Để giới thiệu bản thân trong phỏng vấn không quá khó, nhưng để thể hiện hoàn hảo sẽ cần nhiều sự chuẩn bị và thực hành. Mong rằng các chia sẻ trên đây của JobOKO sẽ giúp bạn sẵn sàng, tự tin giới thiệu hình ảnh tích cực, ấn tượng của mình với nhà tuyển dụng.


Bình luận

Bài viết mới

Thay vì tự mình cố gắng hoàn thành, điều chỉnh thư xin việc để ứng tuyển các vị trí khác nhau mà không chắc chắn sẽ có cover letter chất lượng tốt nhất, ngày nay, đa số ứng viên chọn dùng các mẫu thư xin việc, cover letter chuẩn, đẹp, chuyên nghiệp.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
17/09/2021 09:30
Hỏi về thu nhập và đãi ngộ trong cuộc phỏng vấn xin việc là quyền lợi của ứng viên. Tuy vậy, nhiều bạn vì ngại ngùng nên không dám hỏi hoặc quá khép nép, lo mình bất lịch sự. Trên thực tế, nếu biết cách thì bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng, khéo léo hỏi về lương thưởng trong cuộc phỏng và nhận câu trả lời như ý.
JobOKO
15/02/2020 14:22
Đã bao giờ bạn gặp phải tình huống vừa chuyển sang một công việc mới đã muốn nghỉ? Ngay cả khi bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, nhận được đãi ngộ mà ban đầu bạn cho là tương xứng? Có thể nói, hầu hết người lao động đều từng trải qua trường hợp tương tự. Cho dù bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty, cân nhắc những ưu nhược điểm mà lời mời làm việc đề cập đến nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy không phù hợp với vị trí việc làm đó trong một thời gian rất ngắn sau khi chính thức đi làm. Vậy có thể bỏ việc ngay khi bạn vừa bắt đầu không?
JobOKO
01/07/2020 16:30
Abilene Paradox là một thuật ngữ chỉ những nghịch lý trong công việc và cuộc sống; đó là khi chúng ta phải làm những việc mà mình không hề mong muốn nhưng lại không muốn nêu quan điểm của riêng mình. Vậy cụ thể thì Abilence Paradox là gì? Làm thế nào để tránh Abilene Paradox trong công việc? Hãy cùng JOBOKO.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
JobOKO
11/03/2020 08:15
Nhiều người cho rằng những gì bạn nói ra với sếp và đồng nghiệp là quan trọng nhất, nhưng lắng nghe tích cực cũng là một kỹ năng không thể thiếu. Nếu muốn hoà đồng tại nơi làm việc, muốn sự nghiệp ngày càng phát triển hơn, bạn phải học cách lắng nghe những người xung quanh.
JobOKO
27/01/2022 13:30
Thông qua việc tìm hiểu cách giới thiệu về bản thân khi viết đơn xin việc, bạn có thể tiếp cận với công việc và nhà tuyển dụng theo cách tích cực nhất, định vị bản thân ấn tượng và chuyên nghiệp, khác biệt và cạnh tranh.
JobOKO
02/04/2022 11:30
Trên một thị trường tuyển dụng việc làm cạnh tranh như hiện nay, nhà tuyển dụng có yêu cầu ngày càng cao đối với ứng viên, nhất là về khả năng sáng tạo, chủ động ngay từ những tiếp xúc đầu tiên qua CV xin việc hay thư ứng tuyển. Làm video giới thiệu bản thân là một trong những phương pháp được nhiều ứng viên trẻ lựa chọn.
JobOKO
15/02/2020 09:17
Trên thực tế, khi tìm việc làm mới , bạn sẽ có một khoảng thời gian tương đối căng thẳng và khó khăn. Bạn phải tạo ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp mới, thích nghi với những yêu cầu mới trong công việc. Tuy nhiên, tài chính vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần xem xét cẩn thận. Ngoài tiền lương cố định, hãy chú ý đến những khoản thu khác hoặc các điều kiện phúc lợi nổi bật.
JobOKO
11/11/2021 12:30
Với một số vị trí công việc cần có kỹ năng sử dụng tiếng Anh thành thạo thì công ty, doanh nghiệp sẽ đưa ra cả câu hỏi bằng tiếng Anh để kiểm tra ứng viên. Trong đó, giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh cũng là phần không thể thiếu. Để có câu trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng thì mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh JOBOKO chia sẻ sẽ rất hữu ích với bạn.
JobOKO
03/09/2022 22:58
Chắc chắn rằng ứng viên nào khi tìm việc cũng đều có những lần trượt phỏng vấn. Sự tự tin, hào hứng ban đầu của bạn có thể bị ảnh hưởng sau khi liên tục bị từ chối. Lúc này, biết được nguyên nhân và có sự chuẩn bị đúng hướng sẽ giúp bạn có kết quả phỏng vấn lý tưởng hơn.
JobOKO
15/07/2021 12:30
Giới thiệu bản thân là điều mà bất cứ ứng viên nào khi phỏng vấn đều được nhà tuyển dụng đề cập đến. Nếu chỉ giới thiệu bằng hình thức thông thường thì bạn sẽ cũng như bất cứ ứng viên nào khác và khó có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì vậy, sử dụng các mẫu PowerPoint giới thiệu, thuyết trình ngắn gọn về mình cũng là cách làm khiến bản thân trở nên nổi bật mà nhiều bạn trẻ áp dụng.
Giải thưởng của chúng tôi: