Cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn chuyên nghiệp, lịch sự

08/09/2022 01:16
Gọi điện thoại mời ứng viên đến tham gia phỏng vấn có thể là một nhiệm vụ khó khăn với nhiều nhà tuyển dụng chưa có kinh nghiệm. Bạn sẽ băn khoăn về việc bắt đầu như thế nào, dùng giọng điệu ra sao. May thay, bạn có thể tham khảo cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn sau đây để xây dựng ấn tượng tốt.

MỤC LỤC:
I. Cách gọi điện mời ứng viên đến phỏng vấn
II. Kịch bản gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn
III. Những lỗi cần tránh khi gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn
IV. Những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại hay nhất

Quá trình tuyển dụng chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Là một nhà tuyển dụng, bạn có thể mất nhiều thời gian đăng tuyển dụng để sàng lọc CV xin việc của ứng viên, sau đó tìm cách liên hệ và mời ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng đến phỏng vấn. Trong đó, gọi điện mời ứng viên là việc rất quan trọng, bạn cần làm chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt, thu hút các ứng viên tham gia vào quá trình phỏng vấn sắp tới.

cach goi dien cho ung vien den phong van

Nhà tuyển dụng cần nắm được cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn chuyên nghiệp

I. Cách gọi điện mời ứng viên đến phỏng vấn

1. Chọn thời gian gọi điện thoại một cách khôn ngoan

Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi gọi cho ứng viên mời phỏng vấn là bạn phải biết khi nào là thời điểm thích hợp để liên hệ với họ. Nếu ứng viên hiện đang trong giờ làm việc, họ có thể cảm thấy không thoải mái khi trả lời cuộc gọi của bạn trước mặt đồng nghiệp hoặc tệ hơn là sếp của họ. Có lẽ bạn nên đợi đến giờ nghỉ trưa hoặc sau 6 giờ tối để gọi điện thoại.
XEM THÊM: Khi nào nên phỏng vấn online, phỏng vấn qua điện thoại?

2. Cá nhân hoá cuộc gọi

Tiếp theo, nhà tuyển dụng cần biết cách điều chỉnh lời mời của bạn đến ứng viên cụ thể mà bạn mời đến phỏng vấn, nói rõ chức danh của vị trí việc làm mà người đó ứng tuyển và được thông qua. Ứng viên có thể đã ứng tuyển đồng thời vào các vị trí khác, vì vậy bạn cần rõ ràng để họ không bị nhầm lẫn.
Sẽ là một ý tưởng khôn ngoan khi bạn đề cập ngắn gọn đến quy trình của buổi phỏng vấn, chẳng hạn phỏng vấn với bộ phận nhân sự, làm bài kiểm tra và trao đổi với trưởng bộ phận. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nên thông báo cho ứng viên loại phỏng vấn mà họ nên chuẩn bị. Bạn cũng có thể muốn cho họ biết quá trình phỏng vấn sẽ diễn ra trong bao lâu. Nếu đây là bước đầu tiên của một quá trình phỏng vấn dài hơn (2 vòng, 3 vòng), hãy nói với họ. Cuối cùng, bạn cũng đừng quên nhắc nhở ứng viên các tài liệu họ cần mang theo.

3. Hãy linh hoạt về mặt thời gian

Hầu hết các ứng viên có thể đang có việc làm toàn thời gian ở các công ty khác. Nói cách khác, họ có thể khó rời khỏi công việc và đến buổi phỏng vấn cố định lịch trình. Trong trường hợp này, bạn có thể linh hoạt và hỗ trợ tối đa bằng cách cung cấp cho họ các tuỳ chọn thời gian để lựa chọn. Sự linh hoạt về mặt thời gian có thể giúp ứng viên sắp xếp và hạn chế sự bất tiện.
Nếu bạn không thể linh hoạt và muốn bám vào lịch trình cố định, ít nhất hãy thông báo trước vài ngày về giờ giấc và ngày cụ thể cho ứng viên, nếu họ không thể đến, hãy cân nhắc đề nghị một ngày khác thay vì loại ngay ứng viên đó.

4. Chi tiết hoá các thông tin

Bạn muốn quá trình phỏng vấn trở nên đơn giản nhất có thể và cung cấp tất cả các chi tiết cụ thể có thể giúp công ty của bạn sắp xếp tốt hơn. Khi gọi điện thoại mời ứng viên đến phỏng vấn, bạn hãy cung cấp địa chỉ cụ thể (đến số tầng), nhất là khi công ty của bạn nằm ở chung cư khó tìm.
Bạn cũng có thể đề nghị đính kèm bản đồ cho ứng viên khi gửi email xác nhận sau cuộc gọi. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên cho ứng viên biết ai sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn để họ biết và hỏi tại quầy lễ tân.
Cach goi dien cho ung vien den phong van

Các bước gọi điện thoại mời ứng viên đến phỏng vấn chi tiết

5. Thân thiện nhưng chuyên nghiệp

Các nhà tuyển dụng cần kiểm soát được giọng nói, ngữ điệu và cách diễn đạt khi mời một ứng viên đến phỏng vấn. Bạn không chỉ cần có vẻ thân thiện, lịch sự mà còn phải thật chuyên nghiệp. Hãy nhớ, tiếng nói của bạn phản ánh văn hoá công ty bạn và tạo tiền đề cho cuộc phỏng vấn tiềm năng để tìm kiếm nhân tài.
Tốt nhất là bạn giữ cho giọng nói của mình nhẹ nhàng, thân thiện và trò chuyện thoải mái nhưng không suồng sã, không nhún nhường cũng không trịch thượng, tránh nghe quá thô, nghiêm trọng hoá hoặc cứng nhắc.

  • Sử dụng giọng nói phản ánh tính cách của công ty bạn.
  • Âm thanh chào đón và lạc quan: Làm cho ứng viên cảm thấy hào hứng khi được phỏng vấn.

Chờ đợi một lời mời phỏng vấn có thể gây căng thẳng cho các ứng viên, do đó, khi nhận được cuộc gọi mời phỏng vấn, họ sẽ muốn được thấy thư giãn và hào hứng.
XEM THÊM: Bí quyết phỏng vấn qua điện thoại chuyên nghiệp

II. Kịch bản gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn

[Ring ring!]

  • Ứng viên: Xin chào?
  • Nhà tuyển dụng: Xin chào [tên ứng viên], tôi là [tên của bạn] gọi từ [tên công ty]. Bạn có tiện nghe điện thoại lúc này không?
  • Ứng viên: Tôi rất sẵn lòng.
  • Nhà tuyển dụng: Tuyệt vời, cảm ơn bạn. Tôi gọi đến để thông báo cho bạn biết rằng chúng tôi đã xem xét CV của bạn cho vai trò [chức danh công việc] và cảm thấy bạn khá phù hợp với vị trí này. Tôi muốn mời bạn đến tham dự phỏng vấn.
  • Ứng viên: Thật sao? Tốt quá.
  • Nhà tuyển dụng: Bạn có rảnh trong tuần này? Chúng tôi có các buổi phỏng vấn vào Thứ Hai, Thứ Năm hoặc Thứ Sáu, đều vào lúc 3 giờ chiều.
  • Ứng viên: Vâng, tôi có thể đến vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Năm.
  • Nhà tuyển dụng: Tốt quá. Vậy tôi có thể gửi cho bạn thông tin về buổi phỏng vấn, địa chỉ của công ty qua email được không?
  • Ứng viên: Vâng, được chứ ạ. Email của tôi là xxx@gmail.com.
  • Nhà tuyển dụng: Tôi sẽ gửi cho bạn địa chỉ của chúng tôi cũng như biết thêm chi tiết về cuộc phỏng vấn sớm. Cảm ơn, [tên ứng viên]. Chúc bạn ngày mới tốt lành.
  • Ứng viên: Cảm ơn anh/chị. Tạm biệt!
  • Nhà tuyển dụng: Tạm biệt! Hẹn gặp lại bạn tại buổi phỏng vấn.

III. Những lỗi cần tránh khi gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn

1. Không chuẩn bị từ trước

Việc không chuẩn bị từ trước các thông tin như địa điểm, thời gian, người phỏng vấn,... đôi khi sẽ khiến ứng viên cho rằng công ty hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Họ có thể ngay lập tức từ chối hoặc sẽ dè chừng trước lời đề nghị phỏng vấn đó. Không chỉ những thông tin cơ bản như trên, trước khi gọi điện, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần trước những câu mà ứng viên có thể hỏi về những gì họ cần mang theo, về văn hóa công ty, ...

2. Nói quá nhanh hoặc quá chậm

Gọi điện mời ứng viên đến phỏng vấn là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng với họ. Bạn cần phải trình bày thông tin một cách đầy đủ, chi tiết với giọng nói rõ ràng, dễ nghe và tốc độ nói vừa phải. Nói quá nhanh sẽ khiến ứng viên không thể nắm bắt được thông tin chính xác. Còn nếu như quá chậm sẽ khiến họ cảm thấy sốt ruột, thậm chí là quên thông tin vừa nhận được.
Cach goi dien cho ung vien den phong van
Tránh được những lỗi sai khi gọi điện cho ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ tạo được ấn tượng tốt

3. Gọi điện vào buổi tối

Buổi tối là thời gian để nghỉ ngơi; vì vậy, nếu bạn gọi điện vào khoảng thời gian này, ứng viên sẽ có thể đặt câu hỏi về thời gian làm việc của công ty bạn. Đây không phải là tín hiệu tích cực cho một quy trình phỏng vấn hiệu quả. Bạn cũng không nên gọi điện cho họ vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều bởi đây là thời gian họ vừa đến công ty (đối với những người còn đang đi làm cho công ty khác) nên còn nhiều việc cần phải giải quyết.

4. Thời gian gọi điện quá dài

Thời gian gọi điện trên 5 phút bị coi là quá dài, trừ trường hợp ứng viên đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu về văn hóa công ty và quy trình tuyển dụng. Với vai trò là nhà tuyển dụng, bạn cần cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhưng phải thật ngắn gọn.

Những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại hay nhất

Gọi điện thoại cho ứng viên đến phỏng vấn là một kỹ thuật tuyển dụng mà nhân viên nhân sự nào cũng cần biết. Thành thạo các cách gọi điện thoại cho ứng viên kể trên, bạn có thể tiếp cận ứng viên một cách hiệu quả, tích cực. Đặc biệt, trong một số trường hợp bất khả kháng, việc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại giữa nhà tuyển dụng và ứng viên xảy ra cũng không có gì ngạc nhiên. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại hay nhất dưới đây để áp dụng khi cần.

tin mới

Quy trình phỏng vấn chuẩn gồm những gì?

Doanh nghiệp, tổ chức nào cũng muốn xây dựng một quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn, trong đó, quy trình phỏng vấn được đánh giá là quan trọng bậc nhất. Bản thân mỗi nhà tuyển dụng đều cần nỗ lực rất nhiều để chuẩn hóa quy trình này và dĩ nhiên, luôn sẵn sàng thay đổi, điều chỉnh để hợp lý và hiệu quả nhất nhằm tuyển đúng người, đúng việc.

29/01/2023 13:30

Quy trình phỏng vấn chuẩn gồm những gì?

Những lưu ý khi phỏng vấn Online

Phỏng vấn online được nhiều người tưởng là dễ và bớt áp lực cho cả người phỏng vấn cũng như ứng viên, tuy nhiên, thực tế thì lại không phải vậy. Cả 2 bên đều phải chuẩn bị khá nhiều và có một tâm thái tự tin, chuyên nghiệp nhất để buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả.

28/01/2023 11:30

Những lưu ý khi phỏng vấn Online

Behavioral Interview là gì? Có nên sử dụng phỏng vấn hành vi để đánh giá ứng viên?

Behavioral Interview là một hình thức phỏng vấn không mới, được nhiều nhà tuyển dụng dùng để sàng lọc ứng viên. Tuy nhiên, đối với ứng viên, nhiều người có thể chưa hiểu Behavioral Interview là gì, sự khác biệt của nó so với các dạng phỏng vấn khác và nhà tuyển dụng có nên sử dụng Behavioral Interview để đánh giá ứng viên?

17/01/2023 08:30

Behavioral Interview là gì? Có nên sử dụng phỏng vấn hành vi để đánh giá ứng viên?

Top 11 website tuyển dụng hiệu quả

Có vô số trang web đăng tuyển, tìm việc làm nhưng chỉ các website tốt nhất, trang tìm việc uy tín nhất mới đảm bảo quá trình trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. JOBOKO.com hay những "ông lớn" khác trong danh sách sau đây đã và đang tiếp tục hỗ trợ nhà tuyển dụng tuyển ứng viên như ý, người tìm việc cũng có cơ hội được nhận công việc mình mơ ước.

14/01/2023 07:40

Top 11 website tuyển dụng hiệu quả

Cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn cho nhà tuyển dụng

Phỏng vấn video là một trong những xu hướng tuyển dụng hot nhất hiện nay, được nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên đánh giá cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất như mong muốn là tìm kiếm được ứng viên tài năng, phù hợp với công việc và văn hóa công ty, nhà tuyển dụng phải biết cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn.

04/01/2023 15:30

Cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn cho nhà tuyển dụng

Những "bài test" quan trọng bậc nhất trong tuyển dụng nhân sự

Để tuyển dụng đúng người đúng việc, mỗi doanh nghiệp đều sẽ có quy trình kiểm tra, đánh giá riêng để chọn ra ứng viên tiềm năng nhất. Dù hình thức khác nhau nhưng nhìn chung, hầu hết các chuyên gia nhân sự sẽ tập trung vào một số "bài test tuyển dụng" nhất định nhằm đánh giá chính xác năng lực, kỹ năng và tâm lý của ứng viên.

18/12/2022 15:41

Những "bài test" quan trọng bậc nhất trong tuyển dụng nhân sự

Cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn chuyên nghiệp, lịch sự

Gọi điện thoại mời ứng viên đến tham gia phỏng vấn có thể là một nhiệm vụ khó khăn với nhiều nhà tuyển dụng chưa có kinh nghiệm. Bạn sẽ băn khoăn về việc bắt đầu như thế nào, dùng giọng điệu ra sao. May thay, bạn có thể tham khảo cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn sau đây để xây dựng ấn tượng tốt.

08/09/2022 01:16

Cách gọi điện cho ứng viên đến phỏng vấn chuyên nghiệp, lịch sự

Khi nào nên phỏng vấn online, phỏng vấn qua điện thoại?

Một cuộc phỏng vấn online hoặc qua điện thoại được nhiều nhà tuyển dụng xem là cách tốt nhất để hạn chế những buổi phỏng vấn vô nghĩa, kém hiệu quả. Vậy khi nào nên phỏng vấn online, phỏng vấn qua điện thoại?

08/05/2022 17:00

Khi nào nên phỏng vấn online, phỏng vấn qua điện thoại?

Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn?

Bạn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để tìm kiếm một ứng viên tiềm năng, thế nhưng đến cuối cùng họ lại từ chối làm việc cho công ty bạn. Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn? Liệu bạn có mắc phải sai lầm gì đó trong quá trình tuyển dụng?

03/05/2022 06:31

Tại sao ứng viên từ chối lời mời làm việc của bạn?

10 cách thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên

Là một lãnh đạo, bạn có khi nào suy nghĩ nên làm gì để tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái và khuyến khích họ phấn đấu hết mình trong công việc. Áp dụng 10 cách thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên dưới đây của JobOKO.com để thực sự gắn kết và thực hiện tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình nhé.

24/04/2022 14:30

10 cách thể hiện sự đánh giá cao với nhân viên
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.