​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

16/02/2023 06:45
"Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi nhất. Vậy làm thế nào để trả lời "ăn đứt" các ứng viên khác? Bạn đọc lưu ý một số bí quyết JOBOKO chia sẻ trong bài viết nhé.
Những câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp cũng như kỹ năng, trình độ chuyên môn của ứng viên. Theo đó, một số công ty khi phỏng vấn sẽ đưa ra câu hỏi "Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?" hay "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?". Nếu biết cách trả lời khéo léo thì bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và cơ hội có được việc làm tốt là điều đơn giản.

MỤC LỤC:
I. Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"
II. Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"
III. Gợi ý trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" hay nhất
IV. Tránh nói điều gì trong cuộc phỏng vấn về mục tiêu, dự định?

cach tra loi cau hoi ban du dinh lam cho chung toi trong bao lau
Cách trả lời câu hỏi về thời gian làm việc tại công ty, doanh nghiệp

I. Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này vì nhiều mục đích. Họ muốn biết xem bạn có thể đi làm ngay cho họ không và bạn có cam kết sẽ tận tâm và gắn bó lâu dài với công ty họ không. Đây cũng là cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì để kết luận xem họ có nên tuyển dụng bạn hay không.

II. Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

Đối với câu hỏi này, bạn không nên trả lời một cách trực tiếp bằng cách đưa ra cụ thể một con số liên quan đến thời gian mà bạn sẽ làm việc cho công ty họ bởi vì việc này sẽ làm giảm cơ hội trúng tuyển của bạn. Thay vào đó, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kế hoạch dài hạn mà bạn sẽ thực hiện ở công ty họ.
Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn tìm kiếm những ứng viên mà sẵn sàng làm việc cho họ về lâu về dài. Do đó, bạn có thể nói rằng bạn thích đối mặt với những thách thức mà công việc đó mang lại và thế nên bạn sẽ gắn bó với công ty. Không chỉ vậy, bạn có thể nói rằng mình không thích "nhảy việc" hay đổi công ty. Bên cạnh đó, nếu bạn đã làm việc ở công ty nào đó được 5 đến 7 năm, bạn cũng nên chia sẻ mới nhà tuyển dụng để nâng cao độ tin cậy cho câu trả lời của bạn.

Đọc thêm: Trả lời câu hỏi bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

cach tra loi cau hoi: ban du dinh lam cho chung toi trong bao lau
Ứng viên cần lưu ý gì khi trả lời câu hỏi về dự định làm việc trong bao lâu?

III. Gợi ý trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" hay nhất

Để trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?", tốt nhất là bạn hãy nói về triển vọng hợp tác giữa bạn và doanh nghiệp. Nếu bạn có thể cống hiến những giá trị thực tế hữu ích, giúp công ty phát triển hơn nữa và đổi lại, công ty trả cho bạn mức lương xứng đáng, có các chương trình đào tạo, thúc đẩy nhân viên cũng như có môi trường làm việc lý tưởng thì bạn có thể gắn bó lâu dài. Ngược lại, 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên đều cảm thấy không thể tiếp tục hợp tác thì rõ ràng mọi "dự định" bạn đưa ra từ trước sẽ không còn giá trị.
Bạn có thể tham khảo một số câu trả lời mẫu sau:

  • "Miễn là cả tôi và công ty đều có lợi thì tôi sẽ không có ý định "nhảy việc".
  • "Tôi đã luôn tìm một công ty để tôi được thử thách bản thân và mang đến những giá trị tốt đẹp cho mọi người. Ở công ty bạn, có lẽ tôi đã tìm thấy những cơ hội đó và tôi chắc chắn sẽ làm việc trong một thời gian dài."
  • "Theo tôi thấy, công ty bạn cho ứng viên một số cơ hội tuyệt vời để phát triển sự nghiệp. Vì vậy, nếu công ty thấy rằng năng lực của tôi phù hợp với công việc thì tôi luôn sẵn sàng làm việc cho công ty."
Một số gợi ý trả lời khác là:
  • "Rất khó để tôi đưa ra một con số chính xác và thời gian tôi muốn làm việc ở công ty mình. Tôi hi vọng tôi có thể mang đến những đóng góp và thay đổi tích cực cho công ty, đồng thời được cung cấp một môi trường tốt để xây dựng sự nghiệp. Nếu được như vậy, tôi sẽ làm càng lâu càng tốt".
  • "Tôi biết rằng trong toàn lĩnh vực, danh tiếng của công ty thuộc top tốt nhất. Tôi sẽ rất tự hào khi được làm việc ở đây và nỗ lực phấn đấu để công ty phát triển lớn mạnh hơn. Hy vọng rằng nếu có thể hợp tác, chúng ta sẽ hợp tác lâu dài nhất có thể".
  • "Trong công việc, tôi là người có tư duy nhanh và sẵn sàng đổi mới để tiến bộ. Tuy vậy, tính cách của tôi thiên về gắn bó với những thứ, những nơi tôi yêu thích và cảm thấy phù hợp. Nếu như môi trường làm việc của công ty phù hợp, tôi sẽ muốn làm việc ở đây thật lâu, ít nhất là trong vài năm tới".
  • "Ai đi làm cũng muốn được gắn bó với nơi làm việc vì thời gian ở văn phòng mỗi ngày có khi còn dài hơn ở nhà. Tôi cũng vậy. Tôi hi vọng công ty sẽ trở thành ngôi nhà thứ 2 của mình, do đó tôi sẽ phấn đấu để đóng góp nhiều hơn và được hợp tác với công ty lâu hơn".

Đọc thêm: Nhà tuyển dụng hỏi "Thế mạnh của bạn là gì?"

IV. Tránh nói điều gì trong cuộc phỏng vấn về mục tiêu, dự định?​

Trước tiên, bạn không bao giờ nên đề cập đến một số năm cụ thể. Nếu bạn nói là "tôi sẽ làm việc ở đây tạm thời hoặc chỉ trong một thời gian ngắn" thì chắc chắn đây không phải là một câu trả lời thích hợp. Thay vì vậy, câu trả lời của bạn nên ngắn gọn và mở rộng nó với kế hoạch tương lai của bạn.
Nếu câu trả lời của bạn là "tôi không chắc sẽ làm trong bao lâu" thì nó lại cho thấy bạn không tự tin về năng lực của bản thân hoặc bạn là người thích "nay đây mai đó" và không có định hướng cho tương lai. Nhà tuyển dụng đôi khi còn có thể sẽ nghi ngờ rằng bạn không có tinh thần cống hiến cho công ty, bạn sẽ bỏ việc giữa chừng,... Theo đó, bạn không nên dùng câu trả lời này.
Với những ứng viên có kỹ năng trả lời phỏng vấn tốt sẽ gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Lời khuyên cho những ai đang chuẩn bị ứng tuyển vào vị trí nào đó là đi phỏng vấn, đừng chỉ ngồi nghe và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn mà hãy chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để họ thấy được bạn là người thật sự quan tâm và nghiêm túc với công việc này.

Bình luận

Bài viết mới

Thay vì tự mình cố gắng hoàn thành, điều chỉnh thư xin việc để ứng tuyển các vị trí khác nhau mà không chắc chắn sẽ có cover letter chất lượng tốt nhất, ngày nay, đa số ứng viên chọn dùng các mẫu thư xin việc, cover letter chuẩn, đẹp, chuyên nghiệp.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
29/01/2021 18:23
Khi bạn ứng tuyển vào một vị trí bán thời gian, câu hỏi phỏng vấn điển hình mà bạn sẽ nghe là "Vì sao bạn muốn nhận công việc làm thêm này?". Bạn nên chuẩn bị sẵn một câu trả lời phù hợp, cho thấy bạn là người có trách nhiệm và sẽ tuân thủ theo lịch trình của công ty.
JobOKO
19/04/2021 18:39
Bạn chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn, luyện tập từ cái bắt tay, giặt sạch và là phẳng phiu trang phục để mặc vào ngày hôm đó, trả lời khéo léo và nhà tuyển dụng cũng có vẻ hài lòng về bạn. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn bị loại? Nếu bạn đã rơi và trường hợp đó, bạn sẽ hiểu chỉ nghe và trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng là không đủ.
JobOKO
03/08/2021 10:30
Nếu bạn đang băn khoăn những câu hỏi nào sẽ được nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn vị trí nhân viên hành chính thì hãy tham khảo ngay những câu hỏi tình huống cho nhân viên hành chính được JOBOKO.com giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé.
JobOKO
23/03/2021 14:30
Nhân viên KCS là người đảm nhiệm vai trò kiểm tra chất lượng, quy trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ và công việc này hiện được các doanh nghiệp sản xuất tuyển dụng rất nhiều. Khi phỏng vấn vị trí này, nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên với yêu cầu tương đối khắt khe. Vì vậy, JOBOKO.com đã tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên KCS hay được dùng nhất cùng hướng dẫn cách trả lời để bạn đọc tham khảo.
JobOKO
28/06/2021 07:30
Bạn đang tìm việc làm kiến trúc sư? Bạn nhận được lời mời phỏng vấn nhưng cùng với niềm vui là lo lắng không biết thể hiện ra sao trước nhà tuyển dụng? Tham khảo các câu hỏi tình huống phỏng vấn kiến trúc sư và cách trả lời sau đấy sẽ giúp bạn tự tin hơn, sẵn sàng cho cơ hội của mình.
JobOKO
11/02/2021 14:30
Nhân viên xuất nhập khẩu có thu nhập tốt nhưng tiêu chí tuyển dụng lại khá cao, không phải ai cũng có thể đáp ứng được. Việc chuẩn bị, luyện tập cách trả lời các câu hỏi tình huống nhân viên xuất nhập khẩu có thể là một cách khá lý tưởng (và cần thiết) để ứng viên sẵn sàng hơn cho cơ hội nghề nghiệp của mình.
JobOKO
13/01/2022 11:30
Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến, hay gặp nhất với tất cả các vị trí việc làm là về mục tiêu nghề nghiệp. Tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ cần qua loa một chút thôi là bạn đang tự tay làm mất đi cơ hội trúng tuyển của mình.
JobOKO
09/04/2021 18:07
Làm việc như một nhân viên kinh doanh cho phép bạn có thể phấn đấu trong môi trường có nhịp độ nhanh, cạnh tranh và nhận mức thu nhập xứng đáng. Chuẩn bị cho những câu hỏi tình huống nhân viên kinh doanh trước khi tham dự phỏng vấn sẽ giúp bạn nắm chắc cơ hội trúng tuyển của mình.
JobOKO
17/01/2021 08:30
Với nhà tuyển dụng, đặt câu hỏi phỏng vấn Quản lý bán hàng thế nào cho chuyên nghiệp, đánh giá đúng được ứng viên là một bài toán khó. Trong khi đó, các ứng viên cũng phải chú ý chuẩn bị rất nhiều để trả lời chính xác, hợp lý nhất.
JobOKO
10/01/2021 14:30
Nhân viên kinh doanh tour là người trực tiếp mang lại doanh thu cho công ty du lịch và lữ hành thông qua việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tư vấn những tour du lịch phù hợp. Họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng tư duy logic. Đây cũng chính là điểm mà nhà tuyển dụng sẽ tập trung khai thác thông qua các câu hỏi phỏng vấn.
Giải thưởng của chúng tôi: