Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

12/01/2023 12:00
Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến, hay gặp nhất với tất cả các vị trí việc làm là về mục tiêu nghề nghiệp. Tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ cần trả lời phỏng vấn mục tiêu ngắn hạn và dài hạn qua loa một chút thôi là bạn đang tự tay làm mất đi cơ hội trúng tuyển của mình.

Để có thể trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ cần thực sự hiểu được lý do vì sao nhà tuyển dụng hỏi như vậy, khi trả lời phải lưu ý gì. Đương nhiên, tự mình rõ ràng về mục tiêu, định hướng sự nghiệp theo ngành nghề của mình cũng quan trọng không kém. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách đối đáp với nhà tuyển dụng khi được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp qua chia sẻ sau đây của JobOKO để đảm bảo trả lời thật hay, chuẩn và thuyết phục nhé.

MỤC LỤC:
I. Vì sao nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp?
II. Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp chi tiết
III. Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp theo ngành nghề

cach tra loi cau hoi phong van ve muc tieu nghe nghiep

Lý do nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

I. Vì sao nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp?

Hiểu được "động lực" nào khiến nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ biết có thể một phần dự đoán được kỳ vọng của họ và có cách trả lời ấn tượng. Sở dĩ, nhà tuyển dụng muốn biết về mục tiêu nghề nghiệp của bạn không hẳn vì họ quá quan tâm tới ứng viên hay nhất định phải biết rõ 100% về mục tiêu chính xác của bạn. Mục đích đặt câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp của NTD là để:

  • Tìm hiểu xem ứng viên có xác định được mục tiêu, định hướng sự nghiệp của mình hay chưa: Nếu chưa thì có nghĩa là ứng viên đó còn khá mông lung, không rõ ràng về động lực của mình, những gì mình muốn làm; nếu có thì có nghĩa là ứng viên tham vọng và nỗ lực, ít nhất là chăm chỉ và biết mình muốn gì, phải làm gì để đạt được thành công.
  • Đánh giá xem mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên có phù hợp với công việc và công ty không: Có những trường hợp ứng viên tài năng, có bằng cấp và kinh nghiệm nhưng vẫn bị loại, lý do có thể vì mục tiêu nghề nghiệp bạn chia sẻ không phù hợp với định hướng phát triển, cấu trúc và quy mô nhân sự của công ty. Chẳng hạn, bạn muốn thăng tiến lên vai trò quản lý cấp cao, trong khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ chưa tới 10 người, vậy thì NTD sẽ khó để đáp ứng kỳ vọng của bạn. Từ quan điểm của nhà tuyển dụng thì ứng viên tốt nhất, giỏi nhất chưa chắc đã bằng ứng viên phù hợp nhất.
  • So sánh các ứng viên với nhau, đảm bảo khách quan và công bằng hơn: Khi tổ chức phỏng vấn nhân sự cho một vị trí, nhà tuyển dụng có thể trao đổi với từ vài đến vài chục ứng viên và việc đảm bảo công bằng, chính xác không dễ. Cách bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn, trong đó có câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp là một phần để NTD "chấm điểm" cả về cách phản ứng, diễn đạt, tư duy và định hướng của bạn.
  • Xác định khả năng gắn bó, làm việc lâu dài: Tuyển dụng là một quá trình tốn kém cả về thời gian, nhân lực và tiền bạc. Trừ các vị trí việc làm thời vụ, tạm thời, còn lại NTD nào cũng muốn tuyển nhân viên gắn bó lâu dài. Khi hỏi về định hướng nghề nghiệp của ứng viên, NTD muốn biết liệu ứng viên có cam kết gắn bó không, có thể đóng góp những gì cho công ty.

Ngoài ra, đôi khi NTD đặt câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp cho ứng viên cũng có thể đơn giản là vì họ muốn biết ứng viên đã tìm hiểu thông tin về công ty hay chưa, có hiểu đúng về nghề nghiệp mình theo đuổi và hình dung rõ ràng về con đường sự nghiệp chưa.

Đọc thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn về định hướng nghề nghiệp và gợi ý trả lời

cach tra loi cau hoi phong van ve muc tieu nghe nghiep 2

Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

II. Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp chi tiết

1. Có nhận thức về bản thân, suy nghĩ kỹ về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

Hơn ai hết, chính bản thân bạn phải biết mục tiêu của mình là gì, chỉ khi chính mình có định hướng rõ ràng thì mới có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng và những người xung quanh. Tùy vào nghề nghiệp cụ thể và chuyên môn, bằng cấp, số năm kinh nghiệm mà bạn xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho mình. Các mục tiêu dù đơn giản hay cực kỳ tham vọng thì bạn cũng phải đảm bảo mục tiêu đó gắn bó với nghề nghiệp bạn đang ứng tuyển, tránh trường hợp xin việc làm IT nhưng xác định mục tiêu thăng tiến lên trưởng phòng marketing.

2. Mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn đồng nhất với mục tiêu trong CV xin việc

Bởi vì phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc là phần bắt buộc phải viết - nghĩa là rất quan trọng và nhiều khả năng nhà tuyển dụng đã đọc kỹ. Do đó, nếu như họ tiếp tục hỏi bạn trong buổi phỏng vấn về các định hướng sự nghiệp sau này thì điều đó tương đương với việc họ muốn biết rõ hơn. Bạn cần đảm bảo thông tin mình nói trùng với thông tin mình viết, không để ở CV đặt mục tiêu 2 năm trở thành leader mà trong buổi phỏng vấn lại trình bày rằng sau 2 năm làm việc mình muốn trở thành quản lý cấp cao như trưởng phòng, giám đốc.

3. Nhấn mạnh vào khả năng gắn bó lâu dài với công ty, mục tiêu gắn với định hướng phát triển của công ty

Như đã đề cập, nhà tuyển dụng nào cũng muốn tìm kiếm và hợp tác với những ứng viên cam kết cống hiến và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Khi trả lời câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn, bạn nhất định phải nhấn mạnh rằng mình sẽ đóng góp gì cho công ty và muốn được làm việc lâu dài trong môi trường tốt, chuyên nghiệp như công ty.

4. Mục tiêu nghề nghiệp chia sẻ trong phỏng vấn phải có tính khả thi

Bên cạnh đó, bạn chắc chắn phải lưu ý rằng nguyên tắc trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp là mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện được. Những mục tiêu nghe quá "đao to búa lớn" chắc chắn không phải là "ngầu", là "ấn tượng" mà ngược lại, dễ tạo cảm giác không "biết mình biết ta", thậm chí là gây phản cảm. Ví dụ, bạn vừa mới ra trường thì nói về mục tiêu học hỏi, phát triển chuyên môn và kỹ năng, cho thấy sự cầu tiến sẽ tốt hơn là "chém gió" rằng mình sẽ sớm trở thành CEO sau 3 - 5 năm nữa.

5. Nói ngắn gọn nhưng cần giải thích rõ về mục tiêu nghề nghiệp

Khác với những gì bạn viết trong phần mục tiêu nghề nghiệp của CV xin việc - có thể ngắn gọn và đơn giản - khi trả lời câu hỏi phỏng vấn thì bạn cần có thông tin chi tiết, giải thích rõ hơn về mục tiêu của mình. Nguyên tắc là:

  • Vì sao bạn đặt ra mục tiêu đó? Có thể nói rằng bạn đã phân tích, tìm hiểu về năng lực của bản thân, có tìm hiểu về tổng quan ngành nghề và xu hướng phát triển, đồng thời đọc về mục tiêu và sứ mệnh của công ty, cảm thấy mình rất phù hợp,...
  • Lý giải về việc bạn đã chuẩn bị những gì để từng bước đạt được các mục tiêu mình đặt ra - ví dụ học thêm lấy chứng chỉ, có bằng cấp bổ sung, rèn luyện kỹ năng, tay nghề...
  • Lưu ý là dù giải thích về mục tiêu nghề nghiệp thì bạn cũng không nên vì quá "hăng say" mà trình bày quá lâu nhé. Chỉ nên nói trong tối đa 1 - 2 phút là hợp lý.

cach tra loi cau hoi phong van ve muc tieu nghe nghiep 3

Nhà tuyển dụng hỏi mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn nhằm mục đích gì?

6. Biết cách "trì hoãn" thời gian nếu chưa có câu trả lời ngay lập tức

Không hiếm để thấy có những trường hợp khi mà ứng viên được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp thì "choáng váng" không thể trả lời được ngay. Nguyên nhân phổ biến là vì nhiều người trong chúng ta chưa nghĩ kỹ về mục tiêu nên thiếu thông tin để nói trong phỏng vấn, bên cạnh đó, cũng có thể là do bạn nhất thời chưa phản ứng được.

Trường hợp này, hãy mỉm cười và xin phép nhà tuyển dụng cho trì hoãn một chút - nhưng đừng trả lời kiểu tôi chưa nghĩ ra, chỉ đơn giản là có thể hỏi lại xem họ muốn lắng nghe về mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn,... trong thời gian đó bạn sẽ có thời gian suy nghĩ. Đồng thời, để chắc chắn thì bạn có thể nói chung chung về mục tiêu, ví dụ thay vì nói rằng bạn muốn trở thành trưởng phòng thì trình bày khác đi - tôi hy vọng sau những đóng góp, nỗ lực sẽ có cơ hội đảm nhiệm những vị trí quản lý tầm trung và cấp cao trong công ty...

7. Thái độ tự tin và kiên định khi nói về mục tiêu nghề nghiệp

Về cơ bản thì mục tiêu nghề nghiệp của một cá nhân là những gì cá nhân đó đã nghĩ kỹ và có thể tự hào, tự tin khi nói đến. Trả lời câu hỏi của NTD, tốt nhất là bạn có giao tiếp bằng mắt với họ, mỉm cười, nói về mục tiêu của mình với thái độ kiên định và đáng tin cậy - làm sao để thông qua đó NTD cũng tin rằng bạn biết rõ về những gì mình muốn làm và có khả năng làm được.

III. Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp theo ngành nghề

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ cần bạn điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm - mới ra trường, ít kinh nghiệm và nhiều kinh nghiệm. Không chỉ vậy, ngành nghề khác nhau cũng sẽ cần đặt ra các mục tiêu khác nhau tùy theo năng lực và cơ hội thăng tiến của ngành.

Tham khảo một số hướng dẫn về cách trả lời câu hỏi phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp theo ngành nghề của JobOKO, bạn có thể hình dung rõ hơn:

1. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp ngành marketing

"Mặc dù chưa có kinh nghiệm làm việc trong vị trí việc làm nhân viên marketing toàn thời gian nhưng trong quá trình học lấy bằng cấp chính quy chuyên ngành marketing tại trường đại học Thương mại, tôi cũng đã tham gia khá nhiều dự án về viết content cho website, quản lý fanpage bán hàng, chạy quảng cáo Facebook ads và Google ads. Tôi tin rằng những trải nghiệm quý giá như vậy đã phần nào giúp tôi hiểu hơn về ngành, có các kỹ năng cơ bản có thể ứng dụng vào vai trò mới tại quý công ty.

Bên cạnh đó, tôi có sức trẻ, có đam mê, năng động và sáng tạo với nhiều ý tưởng. Tôi đặt mục tiêu có thể đóng góp cho công ty bằng những thành tích trong dự án, chiến dịch marketing cụ thể, thăng tiến lên leader team sau khoảng 2 - 3 năm nữa. Tôi cũng đang học lấy chứng chỉ về SEO và tin rằng đó là một sự chuẩn bị hữu ích cho mục tiêu của mình".

Đọc thêm: Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp marketing chuẩn nhất trong CV xin việc

cach tra loi cau hoi phong van ve muc tieu nghe nghiep 4

Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp ngành marketing

2. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp kinh doanh

"Là một chuyên viên kinh doanh đã có hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, tôi có kỹ năng giao tiếp và tư vấn khách hàng xuất sắc, kỹ năng chốt đơn hàng hiệu quả. Ứng tuyển vào vị trí chuyên viên kinh doanh của quý công ty, mục tiêu hàng đầu của tôi là phát triển sự nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh như kinh doanh phần mềm, nâng cao doanh số bán hàng và danh tiếng thương hiệu cho công ty.

Bên cạnh đó, tôi cũng kỳ vọng có thể liên tiếp phá vỡ các kỷ lục về doanh số bán hàng, dùng năng lực thực tế và thành tích để thăng tiến lên các vai trò quản lý tầm trung và quản lý cấp cao của công ty".

Đọc thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kinh doanh trong CV xin việc

3. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp kế toán

"Sau một năm kinh nghiệm làm công việc nhân viên kế toán ở công ty gần 100 nhân sự, có lẽ còn hơi sớm để nói tới mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng có thể dùng kiến thức, nghiệp vụ kế toán để xử lý tốt tất cả các nhiệm vụ được giao về lưu trữ thông tin, số liệu, chứng từ và hóa đơn, làm báo cáo thuế và báo cáo tài chính, đảm bảo luôn cung cấp đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính kế toán của công ty. Về lâu dài, tôi đặt mục tiêu trở thành kế toán tổng hợp sau 4 - 5 năm tới và xa hơn nữa là kế toán trưởng sau khoảng 7 - 10 năm kinh nghiệm".

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp kế toán là gì? Viết sao cho chuẩn trong CV?

4. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

"Bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự từ 3 năm trước, tôi có thế mạnh về kinh nghiệm trong thực hiện và xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự, quản lý hành chính. Ứng tuyển vào vị trí chuyên viên nhân sự của công ty, tôi đặt mục tiêu tôi luyện bản thân trong môi trường chuyên nghiệp của công ty quy mô trên 100 nhân sự, có quy trình làm việc rõ ràng, được tiếp cận với các phần mềm nhân sự tiên tiến nhất hiện nay và góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng, quản lý nhân sự cho công ty.

Tôi cũng đang học thêm về ngoại ngữ tiếng Anh, dự định thi lấy chứng chỉ IELTS trong 3 tháng nữa. Tôi tin rằng mình có đủ năng lực để thực hiện mục tiêu thăng tiến lên trưởng nhóm tuyển dụng sau 1 năm làm việc và phó phòng hành chính nhân sự sau khoảng 3 năm nữa".

cach tra loi cau hoi phong van ve muc tieu nghe nghiep 5

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự chuẩn

5. Trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp IT

"Với 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên IT nội bộ cho một công ty truyền thông, tôi đã và vẫn đang tiếp tục học thêm mảng lập trình để có thể phát triển sự nghiệp từ nhân viên IT thành lập trình viên web. Tôi tin rằng với kiến thức về phát triển phần mềm, ứng dụng, viết mã cũng như kỹ năng làm việc với phần cứng trong 2 năm qua, tôi có thể hoàn thành tốt công việc ở vị trí mới.

Khi xác định mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên cho mình, tôi cảm thấy trong ngắn hạn có thể có cơ hội tham gia những dự án lập trình quy mô của công ty đã là một thành công. Sau đó, tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa, có thành tích cá nhân xuất sắc để đóng góp nhiều hơn cho công ty, chứng minh rằng mình xứng đáng với cơ hội thăng tiến lên những vai trò khác như leader hay quản lý dự án phát triển phần mềm".

JobOKO vừa chia sẻ cùng bạn những cách hay nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp. Hãy tham khảo những gợi ý sẵn có, điều chỉnh theo điều kiện của bản thân, nói ngắn gọn nhưng khéo léo và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng nhé. Chúc bạn sớm có được công việc mình yêu thích và sớm thành công với các mục tiêu nghề nghiệp của mình!

tin mới

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn bao pass

Tâm lý chung của ứng viên khi đi phỏng vấn đều là lo lắng, căng thẳng vì không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì, cách trả lời phỏng vấn thế nào, liệu mình có làm tốt hay không. Vô hình trung, những suy nghĩ tự ti ấy sẽ phá hỏng buổi phỏng vấn. Dưới đây là danh sách câu hỏi tình huống thường gặp dành cho mọi ngành nghề, bạn hãy tham khảo để biết cách trả lời phỏng vấn ghi điểm nhé!

26/02/2024 21:30

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn bao pass

Mẹo trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mỹ phẩm hay gặp

Để hoàn thành tốt công việc của nhân viên kinh doanh mỹ phẩm thì ngoại hình thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải có kiến thức về chăm sóc da, make up, cách điều trị các bệnh da liễu cơ bản,... Đây cũng là những khía cạnh mà nhà tuyển dụng sẽ tập trung đặt câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mỹ phẩm.

27/02/2023 15:30

Mẹo trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh mỹ phẩm hay gặp

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán

Phỏng vấn một vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như nhân viên kế toán thì liệu ngoài câu hỏi về kiến thức, nhà tuyển dụng có tìm cách kiểm tra kỹ năng, phẩm chất của ứng viên hay không? Các câu hỏi phỏng vấn kế toán được điều chỉnh tùy vào doanh nghiệp, nhưng sẽ đánh giá toàn diện nhất về tính cách, kinh nghiệm, trình độ.

25/02/2023 09:35

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán

Những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh ô tô hay nhất

Để mỗi buổi phỏng vấn diễn ra trơn tru, nhất là các vai trò cần kỹ năng mềm xuất sắc như nhân viên kinh doanh ô tô thì cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều phải chuẩn bị rất nhiều. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh ô tô hay nhất mà JobOKO giới thiệu sau đây có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng hơn, trao đổi hiệu quả hơn.

30/01/2023 10:30

Những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh ô tô hay nhất

​Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Digital Marketing

Nghề nghiệp trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số hấp dẫn nhiều người trẻ vì tính năng động, sáng tạo, nhiều cơ hội và thu nhập tốt. Nổi bật trong đó là vai trò nhân viên Digital Marketing. Điều đặc biệt là, các câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing đều rất thú vị, khác biệt và trao quyền chủ động cho ứng viên.

29/01/2023 10:00

​Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Digital Marketing

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên bán hàng online

Thực tế cho thấy, trong danh sách các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng online phổ biến nhất, có rất nhiều câu kiểm tra khả năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề. Đó cũng là những kỹ năng quan trọng hàng đầu mà nhà tuyển dụng quan tâm, trong khi các bạn ứng viên cần đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất.

19/01/2023 18:30

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên bán hàng online

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán thuế

Những ứng viên cho vị trí nhân viên kế toán thuế, ngoài nghiệp vụ kế toán sẽ cần hiểu sâu về luật, các nghị định thuế cũng như biết cách làm hồ sơ thuế. Vậy, với những yêu cầu thực tế như vậy thì khi chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế, nhà tuyển dụng sẽ tập trung vào những yếu tố, thông tin nào để kiểm tra mỗi ứng viên?

17/01/2023 15:00

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán thuế

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán kho

Nhân viên kế toán kho (hay còn gọi là kế toán hàng tồn kho) chịu trách nhiệm chính trong việc lập và đối chiếu hóa đơn, chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho nhằm hạn chế tối đa các rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi theo đuổi lựa chọn trở thành một nhân viên kế toán kho chuyên nghiệp, bạn phải tham gia phỏng vấn kế toán, vì vậy, hãy "nằm lòng" các bí kíp trả lời câu hỏi phỏng vấn để lọt vào "mắt xanh" của các nhà tuyển dụng nhé.

15/01/2023 12:00

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán kho

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến, hay gặp nhất với tất cả các vị trí việc làm là về mục tiêu nghề nghiệp. Tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ cần trả lời phỏng vấn mục tiêu ngắn hạn và dài hạn qua loa một chút thôi là bạn đang tự tay làm mất đi cơ hội trúng tuyển của mình.

12/01/2023 12:00

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp

Tham khảo câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh phần mềm để xin việc thành công

Công việc của Nhân viên kinh doanh phần mềm có đặc thù là bạn bán sản phẩm công nghệ, cung cấp giải pháp tối ưu cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Do vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên dựa trên cả năng lực kinh doanh và kiến thức nền. Chuẩn bị kỹ lưỡng câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh là cách duy nhất để bạn ghi điểm.

11/01/2023 11:30

Tham khảo câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh phần mềm để xin việc thành công
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.