​Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh

13/03/2021 11:00
Chuyên viên kinh doanh là công việc đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng bởi vì công việc liên quan trực tiếp đến doanh thu - yếu tố quan trọng giúp mọi doanh nghiệp duy trì hoạt động. Nếu đang xin việc vị trí này, độc giả tham khảo những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên kinh doanh trong bài viết dưới của JOBOKO.com.
Chuyên viên kinh doanh là thuật ngữ chỉ những người làm việc trong bộ phận quản lý, phát triển chiến lược, môi giới và tiếp thị. Mục đích của các hoạt động này là đẩy hàng hóa nhanh chóng, tạo doanh thu và lợi nhuận. Biết được công việc chuyên viên kinh doanh cũng như các câu hỏi phỏng vấn chuyên viên kinh doanh phổ biến sẽ giúp ứng viên không bị bối rối trước sự bất ngờ, từ đó thể hiện khả năng và kinh nghiệm bản thân tốt nhất. Vì vậy, hãy cùng JOBOKO.com điểm qua bí quyết trả lời các câu hỏi phỏng vấn này một cách chuyên nghiệp nhé.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh phổ biến nhất
II. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh hay nhất và cách trả lời

cau hoi phong van chuyen vien kinh doanh
Những câu hỏi phỏng vấn phổ biến dành cho chuyên viên kinh doanh

I. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh phổ biến nhất

1. Tại sao bạn muốn làm công việc chuyên viên kinh doanh?
2. Bạn học được gì từ những sai lầm khi làm công việc chuyên viên kinh doanh?
3. Bạn thấy thách thức khi làm chuyên viên kinh doanh là gì?
4. Bạn hãy mô tả một tuần làm việc cơ bản ở vị trí chuyên viên kinh doanh?
5. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
6. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn làm chuyên viên kinh doanh?
7. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
8. Tại sao bạn muốn làm việc với chúng tôi?
9. Mức lương chúng tôi đưa ra có phù hợp với bạn không?
10. Bạn đã có kinh nghiệm làm chuyên viên kinh doanh hay chưa?
11. Trong ngành kinh doanh, mọi thứ thay đổi nhanh đến chóng mặt. Vậy, bạn đã làm những gì để kịp thời thích ứng với những thay đổi đó?
12. Bạn có thể tự hình thành cho mình một quy trình làm việc cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí hay không?
13. Bạn có phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo trong quá trình kinh doanh?
14. Bạn có sử dụng công cụ trực tuyến hay công cụ hỗ trợ kinh doanh nào hay không?
15. Bạn nghĩ mình sẽ làm việc hiệu quả nhất trong môi trường kinh doanh như thế nào?
16. Bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm gì để đảm bảo hoàn thành tốt công việc của một chuyên viên kinh doanh
17. Hãy mô tả lại một chiến lược kinh doanh mà bạn đã từng thực hiện.
18. Phần mềm quản lý hỗ trợ kinh doanh nào mà bạn cho là hiệu quả nhất? Tại sao?
19. Bạn đã từng tham gia vào một dự án hợp tác liên doanh nào hay chưa? Bạn học được điều gì sau khi làm dự án này?
20. Bạn làm thế nào để bắt kịp các xu hướng kinh doanh mới trên thị trường?
21. Khi thực hiện các chiến lược kinh doanh dài hạn, bạn có tự đặt ra cho mình các quy tắc làm việc hay không? Bạn vận dụng những quy tắc này như thế nào trong công việc kinh doanh?
22. Hãy mô tả lại quá trình bạn lên kế hoạch cho một chiến lược kinh doanh và hiện thực hóa nó.
23. Khi không có đủ các nguồn lực hỗ trợ để kinh doanh hiệu quả thì bạn làm thế nào?
24. Trong kinh doanh, bạn tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách nào?
25. Bạn đã khi nào bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh với đối tác quan trọng hay chưa? Tại sao? Bạn đã học được gì sau sự việc này?

II. Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh hay nhất và cách trả lời

1. Tại sao bạn muốn làm công việc chuyên viên kinh doanh?

Không có đáp án đúng sai cho câu hỏi này. Có nhiều lý do để một người lựa chọn một nghề nghiệp, thế nhưng, với nhà tuyển dụng thì nếu bạn ứng tuyển chuyên viên kinh doanh, nghĩa là bạn yêu thích công việc và có năng lực để cạnh tranh. Dù cho đáp án của bạn là gì, bạn cũng sẽ phải tập trung vào làm nổi bật được niềm đam mê với công việc, nhấn mạnh rằng mình có các kỹ năng cũng như kinh nghiệm phù hợp và muốn gắn bó lâu dài.

Gợi ý trả lời: "Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã khá hứng thú với các công việc liên quan tới kinh doanh, bán hàng và sớm bắt đầu với các vai trò CTV bán hàng online, telesales. Sau khi ra trường, tất cả các công việc tôi đã làm đều liên quan tới kinh doanh. Tôi cho rằng, đảm nhiệm vai trò chuyên viên kinh doanh tại một công ty có quy mô như công ty mình sẽ là cơ hội tuyệt vời để tôi thể hiện năng lực của mình, đồng thời phát triển hơn nữa các kỹ năng giao tiếp, tư vấn bán hàng, thuyết phục, đàm phán, chốt sales và chăm sóc khách hàng".

Đọc thêm: Phẩm chất, kỹ năng của một Chuyên viên kinh doanh xuất sắc

2. Bạn học được gì từ những sai lầm khi làm công việc chuyên viên kinh doanh?

Trong công việc và trong cuộc sống, không ai có thể tự tin rằng mình sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm - nhất là với những vị trí áp lực, yêu cầu thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như chuyên viên kinh doanh. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này vì họ muốn biết bạn đã đối phó với hậu quả của sai lầm đó như thế nào, làm gì để khắc phục và đúc rút ra bài học kinh nghiệm gì. Hiểu được như vậy, bạn có thể căn cứ vào trải nghiệm của bản thân để chia sẻ, và nhớ là không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Gợi ý trả lời: "Khi mới bắt đầu với vai trò chuyên viên kinh doanh, tôi đã phạm phải một sai lầm khá nghiêm trọng, đó là không giữ được bình tĩnh khi khách hàng nổi nóng. Tôi không to tiếng lại với họ nhưng cũng không cố gắng giúp họ hiểu đúng về dịch vụ, nói cách khác, tôi đã từ bỏ thuyết phục khách hàng đó. Cho đến bây giờ, sai lầm đó vẫn là bài học mà tôi luôn ghi nhớ, để tôi hiểu được rằng muốn thành công trong kinh doanh thì sự kiên nhẫn, nỗ lực, biết lắng nghe có ý nghĩa như thế nào. Tôi đã luôn luôn cư xử lịch sự, tử tế nhất với khách hàng và không dễ dàng từ bỏ cơ hội kinh doanh, bán hàng".

3. Bạn thấy thách thức khi làm chuyên viên kinh doanh là gì?

Thay vì thực sự muốn nghe bạn "kể lể" về những khó khăn trong công việc, đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem cách bạn nhìn nhận, đánh giá về công việc, nghề nghiệp của mình có chính xác không, và có sẵn sàng đương đầu với khó khăn hay không. Khi trả lời, bạn hãy làm sao cho thấy được sự tự tin, quyết tâm của mình nhé.

Gợi ý trả lời: "Tôi hiểu rằng mỗi công việc đều có khó khăn, thách thức riêng. Với tôi thì khi làm chuyên viên kinh doanh, tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất là khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Công việc bận rộn, mà tôi thì lại có tính cách tham công tiếc việc, cầu toàn nên thường sa vào các nhiệm vụ mà quên mất dành thời gian cho riêng mình. Điều này có thể có lợi cho thành tích nhưng về lâu dài sẽ phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, tôi đã cố gắng hơn trong việc thường xuyên rèn luyện, tập thể dục thể thao để đạt được trạng thái tốt nhất".

Đọc thêm: Có nên xin việc Chuyên viên kinh doanh không? làm gì để ra quyết định?

4. Theo bạn, trong số các nhiệm vụ của chuyên viên kinh doanh thì đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì sao?

Khi gửi CV xin việc chuyên viên kinh doanh, dù có kinh nghiệm hay chưa thì chắc chắn bạn cũng phải chủ động tìm hiểu về các nhiệm vụ. Một cách khôn ngoan là đọc các bài viết để hiểu chuyên viên kinh doanh là làm gì, đọc kỹ mô tả công việc. Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này để "kiểm tra" xem bạn có hiểu đúng bản chất của kinh doanh, bán hàng hay không, từ đó đánh giá chính xác hơn về tiềm năng của bạn.

Gợi ý trả lời: "Chuyên viên kinh doanh phải học để hiểu về sản phẩm, dịch vụ, chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về sản phẩm đó, đồng thời có kỹ năng giao tiếp để tư vấn, giới thiệu, thuyết phục khách hàng và cuối cùng là chốt đơn hàng. Trong hầu hết các trường hợp, chuyên viên kinh doanh cũng sẽ tham gia vào thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, điều tra thị trường và hỗ trợ tiếp thị. Theo tôi, nhiệm vụ nào cũng quan trọng nhưng nếu phải lựa chọn thì tôi nghĩ là khâu chốt đơn là quan trọng nhất. Tất cả các nỗ lực sẽ trở nên vô nghĩa nếu cuối cùng không bán được hàng hóa, dịch vụ hay dự án. Mục tiêu hàng đầu của kinh doanh vẫn là bán được hàng và có doanh thu, lợi nhuận".

cau hoi phong van chuyen vien kinh doanh
Để trở thành chuyên viên kinh doanh cần vượt qua những câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đưa ra
5. Nếu như chỉ còn 2 ngày nữa là hết tháng nhưng bạn vẫn chưa đủ KPI, bạn sẽ giải quyết như thế nào?​

Ngày nay, hầu như vị trí việc làm nào liên quan tới kinh doanh, bán hàng cũng đều sẽ áp doanh số. Mức KPI thường không phải là thấp và đòi hỏi chuyên viên kinh doanh phải nỗ lực rất nhiều. Đối với câu hỏi này, gần như là một câu hỏi tình huống, nhà tuyển dụng muốn ứng viên tư duy từ kinh nghiệm thực tế và có giải pháp thực sự (chứ không phải nói chung chung là tôi sẽ cố gắng). Bạn có thể kết hợp kể một câu chuyện ngắn trong quá khứ về cách vượt qua áp lực và đạt được chỉ tiêu doanh số vào những ngày cuối cùng.

Gợi ý trả lời: "Chuyên viên kinh doanh nào cũng có tham vọng là bán được càng nhiều càng tốt vì như vậy, vừa có lợi cho thu nhập của bản thân lại vừa đóng góp được nhiều hơn nữa cho công ty. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, có lẽ ai đã từng làm ở vị trí này đều hiểu rằng không tránh khỏi đôi lần không đủ doanh số, tệ nhất là chỉ còn 1, 2 ngày nữa là đến ngày chốt KPI nhưng vẫn không đủ. Lúc này, sự sáng tạo, linh hoạt và kiên định với mục tiêu, không từ bỏ sẽ giúp tôi vượt qua.

Trong quá khứ, khi kinh doanh sản phẩm phần mềm, chúng tôi đa số dựa vào database khách hàng do công ty cung cấp. Thế nhưng khi quá áp lực, tôi đã dùng hết mọi kênh tiếp cận khách hàng của mình, không chỉ qua các hội, nhóm, diễn đàn mà còn dùng đến mối quan hệ với bạn bè, người thân quen. Tôi muốn chủ động và cố hết sức mình, không từ bỏ cho đến giây phút cuối cùng. Thực tế thì tôi vẫn thiếu khoảng 5% KPI mục tiêu nhưng tôi cũng đã học được bài học ý nghĩa".

Nhắc đến kinh doanh, nhiều người liên tưởng ngay rằng đây là công việc vô cùng áp lực bởi tính lợi nhuận, mức lương theo doanh số. Vì vậy, nhân viên kinh doanh luôn tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng trước khi ứng tuyển. Họ đều biết, dù làm việc gì thì cũng không tránh khỏi những rủi ro, căng thẳng và trở ngại. Chính vì điều này, những người theo đuổi kinh doanh sẽ tìm cách giải quyết, khắc phục thay vì trốn tránh. Với những bí quyết mà JOBOKO.com giới thiệu, hy vọng dân kinh doanh sẽ biết làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực giúp vươn tới thành công nhanh chóng.

tin mới

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bạn nhé!

24/04/2024 14:30

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Câu hỏi "Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?" nhấn mạnh vào sự phù hợp văn hóa và môi trường làm việc của ứng viên. Dưới đây là cách giúp bạn vượt qua các câu hỏi phỏng vấn, trả lời đúng ý nhà tuyển dụng.

01/04/2024 21:00

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Khi đối diện với câu hỏi "Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?", bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tương thích giữa mục tiêu nghề nghiệp và cơ hội mà công ty cung cấp. Trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ cách để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà NTD nào cũng muốn nghe.

01/04/2024 11:18

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

Đôi khi có những tình huống khiến ứng viên không muốn tiếp nhận lời mời phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn hãy từ chối lời mời phỏng vấn một cách tế nhị, không gây ra bất kỳ hiểu lầm nào cho nhà tuyển dụng.

01/04/2024 08:30

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

"Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi nhất. Vậy làm thế nào để trả lời "ăn đứt" các ứng viên khác? Bạn đọc lưu ý một số bí quyết JOBOKO chia sẻ trong bài viết nhé.

16/02/2023 06:45

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Để nắm bắt được cơ hội có được việc làm nhân viên QC, trước hết bạn cần vượt qua buổi phỏng vấn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC phổ biến cùng hướng dẫn trả lời chi tiết sẽ giúp ứng viên gia tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí này. Vì vậy, hãy tham khảo và áp dụng phù hợp với nhu cầu tìm việc làm của bản thân nhé.

07/02/2023 18:00

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

Mỗi nhà tuyển dụng có cách đặt câu hỏi và tiêu chí tuyển dụng nhân viên khác nhau nhưng với một vị trí, chẳng hạn như nhân viên digital marketing thì vẫn sẽ có những mối quan tâm chung về trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Việc chuẩn bị cách trả lời câu hỏi phỏng vấn digital marketing sẽ giúp bạn tự tin vượt qua buổi phỏng vấn.

30/01/2023 07:45

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Liệu bạn có biết, ngay cả khi đã kết thúc phỏng vấn, bạn vẫn có thể tiếp tục "hành động" để thúc đẩy ấn tượng tích cực của nhà tuyển dụng, điển hình là gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn.

27/01/2023 21:15

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

Hiện nay, một trong những hình thức phỏng vấn được sử dụng phổ biến là phỏng vấn nhóm, giữa một ứng viên và một nhóm người đại diện cho công ty. Đối với các buổi phỏng vấn nhóm, sự chuẩn bị chính là yếu tố giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng.

24/01/2023 10:30

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp

Trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể tha hồ lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ,... Nếu bạn yêu thích trở thành kế toán tổng hợp thì việc nắm được các câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp dưới đây là điều cần thiết để dễ dàng trúng tuyển vào vị trí mong muốn.

21/01/2023 14:12

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.