Câu hỏi tình huống Nhân viên Marketing

09/04/2021 09:30
Nhà tuyển dụng thường yêu cầu rất cao với vị trí nhân viên marketing, đặc biệt là với sự phản ứng nhanh nhạy và tư duy sáng tạo. Một số câu hỏi tình huống nhân viên marketing phổ biến dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn tiềm năng.

Bộ phận marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thương hiệu cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng muốn tìm kiếm nhân viên marketing giỏi nhưng rất khó tìm được người vừa ý. Sử dụng các câu hỏi tình huống cho nhân viên marketing là cách tốt nhất để đánh giá ứng viên.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên marketing và gợi ý trả lời
II. Một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Marketing phổ biến khác

cau hoi tinh huong nhan vien Marketing

Câu hỏi tình huống nhân viên Marketing thường dùng hầu hết trong các buổi phỏng vấn

I. Câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên marketing và gợi ý trả lời

Bạn đọc có thể tham khảo yêu cầu công việc nhân viên Marketing trong bài viết Joboko chia sẻ để có kiến thức tổng quát nhất. Đặc biệt, khi nhà tuyển dụng đề cập những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của nhân viên Marketing thì bạn cũng sẽ dễ dàng trả lời. Còn nếu muốn tìm hiểu những câu hỏi tình huống nhân viên Marketing thì có thể tham khảo thông tin dưới đây.

1. Theo bạn, 3 thành phần của một chiến lược digital marketing thành công là gì?

Trên thực tế, không có câu trả lời đúng cho câu hỏi này. Một chiến lược digital marketing hiệu quả có thể bao gồm nhiều hơn 3 thành phần. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn muốn kiểm tra ứng viên về khả năng cập nhật thông tin, nắm rõ được các kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ chân khách hàng.
Chẳng hạn, câu trả lời của bạn đề cập đến fanpage Facebook vẫn được chấp nhận, nhưng nó chưa đủ. Bạn phải cung cấp thêm bối cảnh xung quanh việc công ty sẽ sử dụng trang này như thế nào trong chiến lược marketing tổng thể của họ.
Gợi ý trả lời: "Theo tôi, 3 thành phần chính của một chiến lược digital marketing bao gồm:
  • Một blog với lời kêu gọi hành động (CTA) - trang đích để khách truy tải xuống nhiều nội dung hơn và chiến lược truyền thông xã hội được xác định rõ ràng từ lúc bắt đầu.
  • Chiến lược tối ưu hoá tìm kiếm (SEO), sử dụng chatbox và công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất chiến dịch.
  • Cá nhân hoá thông điệp marketing để nhắm mục tiêu khách hàng chính xác, hiệu quả nhất. Dĩ nhiên, tầm quan trọng của 3 thành phần này là khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến dịch tiếp thị tổng thể của công ty".
Nhà tuyển dụng chủ yếu đánh giá cách bạn nhìn nhận và bao quát vấn đề để xem bạn có kỹ năng phân tích và nhận định tình huống hay không.
2. Video, ebook, bài viết trên blog, ảnh, podcast, hội thảo trên web, SlideShare, Facebook, và LinkedIn... có rất nhiều nội dung tiềm năng mà bộ phận marketing có thể tạo ra để phục vụ kế hoạch tiếp thị. Nhân viên marketing phải chuẩn bị như thế nào để hoàn thành tất cả?
Các ứng viên có trình độ và kinh nghiệm đều biết rằng không cần thiết phải làm tất cả các nội dung đó cho chiến dịch marketing. Mặc dù vậy, khi được hỏi, bạn vẫn nên trình bày về những yếu tố quan trọng nhất. Tuỳ vào định hướng của công ty và đặc biệt là đối tượng khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng quan tâm đến điều gì, bạn sẽ chọn đó là nội dung đầu tiên cần tập trung cung cấp.
Gợi ý trả lời: "Bằng cách phỏng vấn hoặc khảo sát, tôi sẽ cố gắng tìm ra mạng xã hội mà khách hàng/khách hàng tiềm năng thường sử dụng và loại nội dung họ thích. Tôi hiểu rằng mọi kế hoạch tiếp thị đều dựa trên khách hàng và vì khách hàng.
Theo xu hướng hiện nay, video và hình ảnh thường được chú ý nhiều nhất, do đó, chúng ta có thể tập trung phát triển loại nội dung này, sao cho thật đặc sắc và hấp dẫn. Bên cạnh đó, kiểu thông tin hướng dẫn cũng rất được quan tâm, vậy nên, bài đăng trên blog cũng có thể được ưu tiên hơn các nội dung khác".

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Marketing

3. Giả sử chúng tôi có dữ liệu rất thuyết phục cho thấy không có khách hàng tiềm năng nào sử dụng mạng xã hội. Vậy chúng ta có nên phát triển kênh truyền thông xã hội của mình hay không? Tại sao?
Rõ rằng, đây là một câu hỏi "bẫy", chỉ để đánh giá khả năng phân tích, diễn giải của ứng viên vị trí nhân viên marketing. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng mạng xã hội, vì vậy, không có chuyện công ty không có khách hàng tiềm năng nào quan tâm đến các kênh truyền thông đó.
Câu trả lời của ứng viên không chỉ cần trả lời có hay không mà điều quan trọng hơn là phải giải thích được lý do tại sao một chiến lược marketing hiện đại không thể thiếu mạng xã hội.
Gợi ý trả lời: "Digital marketing là phần không thể thiếu trong chiến dịch marketing tổng thể, và phát triển kênh truyền thông xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tiếp thị kỹ thuật số. Theo tôi, cho dù hiện tại chúng ta không có khách hàng tiềm năng dùng mạng xã hội, chúng ta vẫn nên đầu tư vào xây dựng fanpage của mình.
Một vài nguyên nhân chính bao gồm:
  • Trong tương lai, chúng ta có thể có khách hàng dùng mạng xã hội. Bắt đầu từ bây giờ là cách tốt nhất để phát triển và mở rộng kênh truyền thông, dần làm dày nội dung cho trang.
  • Không bị tụt hậu so với các đối thủ khác trong ngành.
  • Kênh truyền thông xã hội ảnh hưởng đến tìm kiếm hữu cơ, giúp nội dung trên website,... xếp hạng cao hơn khi SEO.
  • Có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu".
cau hoi tinh huong nhan vien marketing
Giải quyết vấn đề, xử lý tình huống là kỹ năng nhân viên Marketing nhất định phải có
4. Nếu trở thành nhân viên marketing của công ty chúng tôi, bạn sẽ làm gì để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ hiệu quả nhất?
Đây không phải là cơ hội để ứng viên nhận xét tiêu cực hay đưa ra những đánh giá không khả quan về hoạt động marketing của công ty. Người phỏng vấn muốn bạn nói về những điều bạn có thể làm hoặc giúp cải thiện tình hình khả quan hơn.
Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần đảm bảo trước đó đã nghiên cứu về công ty, khách hàng và một số chiến dịch marketing của họ. Sau đó, bạn mới có thể coi đó là nền tảng để đưa ra ý kiến của bản thân mình. Bên cạnh đó, bạn nên nhắc tới một tình huống cụ thể trong quá khứ, khi bạn làm nhân viên marketing tại công ty cũ và lập kịch bản tiếp thị với kết quả tốt.
Gợi ý trả lời: "Tôi đã từng tìm hiểu một (vài) chiến dịch tiếp thị khá hiệu quả của công ty - có rất nhiều bình luận trên blog, chia sẻ trên Facebook,... Đa phần phản hồi trong số đó đều rất tích cực. Tuy nhiên, tôi nhận thấy một vấn đề nhỏ là các bài đăng chủ yếu sử dụng hình ảnh sẵn có trên Internet. Tôi cảm thấy nếu chúng ta có thể dùng ảnh tự chụp, độc đáo và chuyên nghiệp, toàn bộ chiến dịch có thể hiệu quả hơn nữa.
Nếu may mắn được trở thành nhân viên marketing của công ty, tôi muốn tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của chúng ta theo hướng trực quan hoá hơn. Trước đây, tôi từng tiến hành một số thử nghiệm khác nhau và nhận ra rằng, dùng hình ảnh/video tự tạo giúp lượt traffic tăng từ 10 - 15% so với nội dung tạo sẵn".
5. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa marketing và bán hàng?
Marketing và bán hàng có mối quan hệ mật thiết - nhân viên bán hàng có nhiều khách hàng tiềm năng hơn nhờ hoạt động tiếp thị, trong khi nhân viên marketing kỳ vọng bộ phận bán hàng chốt đơn được nhiều hơn. Hai bên đều ảnh hưởng tới thành tích, doanh số của nhau.
Gợi ý trả lời: "Các nhà tiếp thị là những người tạo ra khách hàng tiềm năng, trong khi nhân viên bán hàng là những người đóng vai chính trong thúc đẩy doanh số thực tế. Mỗi bên đều phải cam kết hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình để duy trì mối quan hệ đối tác tích cực. Điều quan trọng là phải tạo ra sự đồng thuận về cách nhìn nhận và đánh giá khách hàng tiềm năng.
Bộ phận marketing cung cấp khách hàng tiềm năng, trong khi bộ phận bán hàng gửi lại những số liệu hoặc đánh giá chính xác dựa vào khách hàng thực tế, để nhân viên marketing nhắm mục tiêu lại, chính xác hơn. Hai bên cũng cần thống nhất về những tiêu chuẩn dịch vụ tại các thời điểm khác nhau trong kênh tiếp thị và bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi".

II. Một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Marketing phổ biến khác

6. Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của chúng tôi?
7. Bạn có chịu được áp lực công việc của ngành Marketing không?
8. Hãy kể tên 3 hình thức Marketing Online mà bạn biết?
9. Bạn đã từng tham gia vào chiến dịch Marketing nào chưa?
10. Đối mặt với một chỉ số quan trọng nào đó giảm mạnh, bạn có hành động thế nào?
11. Khi bạn có nhiều dự án, deadline các dự án này lại rất sát nhau thì bạn sắp xếp ưu tiên thế nào?
Trong bài viết JOBOKO cập nhật, bạn đọc đã nắm được cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên Marketing chi tiết, từ đó có thể tự mình rèn luyện để tự tin trước nhà tuyển dụng. Khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cơ hội trúng tuyển vị trí nhân viên Marketing của bạn sẽ mở rộng.

Nhân viên Marketing cần có kỹ năng gì?

Để có thể thực hiện tốt mọi yêu cầu công việc của nhân viên Marketing thì bạn cần phải nỗ lực hoàn thiện, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những kỹ năng cần có của một nhân viên Marketing là gì? Làm sao để trau dồi và rèn luyện?

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.