​Công việc của biên tập viên truyền hình

30/03/2020 14:40
Biên tập viên truyền hình là một nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành truyền thông, phù hợp với những bạn trẻ năng động, sáng tạo. Vậy cụ thể thì công việc của biên tập viên truyền hình là gì? Kỹ năng cần có để trở thành biên tập viên truyền hình chuyên nghiệp?
Chắc hẳn bạn đã thấy nhiều biên tập viên truyền hình nổi tiếng trên ti vi và có những thắc mắc hay tò mò về công việc này. Đặc biệt, những ai đang có ý định ứng tuyển vào các đài truyền hình địa phương, thành phố đều băn khoăn không biết công việc và kỹ năng cần có của một biên tập viên truyền hình là gì. Đây là việc làm đòi hỏi yêu cầu khá khắt khe nên không phải ai cũng có thể ứng tuyển, vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng để chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho có được công việc đúng với sở thích nhé.

MỤC LỤC:
1. Biên tập viên truyền hình là gì?
2. Công việc của biên tập viên truyền hình
3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với biên tập viên truyền hình

Xem việc làm biên tập viên truyền hình lương cao, thưởng hấp dẫn
cong viec cua bien tap vien truyen hinh
Mô tả công việc biên tập viên truyền hình chi tiết

1. Biên tập viên truyền hình là gì?

Biên tập viên truyền hình là người chịu trách nhiệm chỉnh sửa các cảnh quay thô được quay trên trường quay của một chương trình truyền hình, biến nó thành một sản phẩm phù hợp để phát sóng. Họ sử dụng công nghệ, kỹ thuật đồ hoạ, kết hợp các cảnh quay với âm nhạc, hiệu ứng âm thanh và các hiệu ứng đặc biệt khác.
Biên tập viên truyền hình cũng phụ trách phần lớn quá trình xử lý hậu kỳ, xác định mạch chương trình, nội dung muốn truyền tải được thể hiện ra sao và tác động theo hướng nào đến khán giả.
Về cơ bản, biên tập viên truyền hình có thể chỉnh sửa các cảnh quay cho chương trình truyền hình, phim tài liệu, chương trình tin tức, video âm nhạc, video đào tạo chuyên nghiệp hoặc quảng cáo. Hầu hết các biên tập viên truyền hình là nhân viên của các đài quốc gia, địa phương, truyền hình cáp hoặc các cơ quan quảng cáo.

2. Công việc của biên tập viên truyền hình

Biên tập viên truyền hình là vị trí quan trọng đối với tất cả các đài truyền hình. Họ cần có sự sáng tạo, khả năng làm việc liên tục dưới áp lực và kỹ năng tổ chức tốt, có nhận thức xã hội, tinh tế, khéo léo, am hiểu và tuân thủ luật pháp. Một số công việc của biên tập viên truyền hình bao gồm biên tập viên tin tức, biên tập chương trình tạp kỹ, chương trình văn hoá - tài liệu và biên tập phim.

2.1. Biên tập viên tin tức

Các biên tập viên tin tức và phân tích tin tức phát sóng có trách nhiệm chỉnh sửa các chương trình tin tức dựa trên các báo cáo từ phóng viên. Họ cũng lựa chọn tài liệu thích hợp và thú vị nhất để trình bày trên truyền hình, chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp nhất.

2.2. Biên tập viên chương trình truyền hình

Biên tập viên chương trình truyền hình chỉnh sửa các chương trình văn hoá, nghệ thuật, tạp kỹ,... trước khi chúng được chiếu trên TV. Để chuyên về mảng này, bạn không chỉ cần khả năng xử lý hậu kỳ mà còn cần hiểu biết sâu về các nội dung liên quan. Chỉ có như vậy, quá trình chỉnh sửa mới không làm mất đi cái hay, cái đẹp mà chương trình muốn thể hiện với khán giả.

2.3. Biên tập viên điều phối

Biên tập viên điều phối có trách nhiệm phân công các nhiệm vụ cho phóng viên, gửi các nhóm phóng viên, nhân viên quay phim và hỗ trợ khác đến các địa điểm ghi hình khi cần thiết.

2.4. Biên tập phim và video

Biên tập phim và video chỉnh sửa phim, nhạc phim và video. Họ xây dựng một đoạn phim hoàn hảo từ nhiều cảnh khác nhau bằng cách chỉnh sửa với các công cụ trên máy tính. Biên tập phim và video có thể làm việc cho các chi nhánh truyền hình địa phương, mạng cáp và đài truyền hình hoặc công ty sản xuất nội dung, truyền thông độc lập.
Về cơ bản, các biên tập viên phim và video chỉnh sửa cảnh quay theo kịch bản của các nhà sản xuất. Họ cắt các phân đoạn phim để phát trong một khoảng thời gian quy định, chỉnh sửa hiệu ứng âm thanh và hình ảnh. Họ cũng là người kiểm tra thành phẩm, đảm bảo các đoạn phim ghép với nhau thật trơn tru.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nội dung số, biên tập phim và video là một công việc có thu nhập tốt và cơ hội việc làm rộng mở ngay cả ở hiện tại và trong tương lai.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với biên tập viên truyền hình

3.1. Trình độ, bằng cấp của biên tập viên truyền hình

Không có yêu cầu giáo dục cụ thể đối với công việc biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, bằng cử nhân thường được đánh giá cao hơn. Nhiều biên tập viên truyền hình học về truyền thông, điện ảnh, công nghệ thông tin hoặc nghệ thuật. Những người khác có thể theo học các chương trình cao đẳng hoặc lấy chứng chỉ và tự rèn luyện.
cong viec cua bien tap vien truyen hinh
Biên tập viên truyền hình cần có những kỹ năng gì?
Nhìn chung, biên tập viên truyền hình có thể gia nhập ngành nghề ở những cấp độ cơ bản như quay phim hoặc trợ lý, sau đó phát triển dần các kỹ năng cần thiết.

3.2. Kỹ năng cần có của biên tập viên truyền hình

Sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số đã khiến các phương pháp chỉnh sửa, biên tập truyền thống dần trở nên lỗi thời. Ngày nay, tất cả các biên tập viên truyền thông phải có kỹ năng chỉnh sửa bằng các phần mềm hiện đại. Ngoài ra, họ cũng phải thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
Các biên tập viên truyền hình thành công cũng cần một trí tưởng tượng sống động, con mắt nghệ thuật và tư duy sáng tạo. Thông thường các cảnh quay thô có chất lượng kém nhưng vẫn có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn hảo sau khi chỉnh sửa. Cuối cùng, biên tập viên truyền hình cần biết cách dẫn dắt mạch câu chuyện/kịch bản, kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc tốt dưới áp lực.
Nhiều người có ước mơ từ nhỏ là sẽ trở thành biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, công việc này không phải ai cũng đủ khả năng để đảm nhận. Vì vậy, bước đầu tiên trên con đường trở thành biên tập viên truyền hình là bạn cần được đào tạo qua trường lớp. Để trở thành biên tập viên truyền hình thi khối nào? trường nào? không phải ai cũng biết. Do đó, bạn hãy tham khảo bài viết để có thông tin chi tiết phục vụ quá trình học tập của mình nhé.

Bình luận

Bài viết mới

Thay vì tự mình cố gắng hoàn thành, điều chỉnh thư xin việc để ứng tuyển các vị trí khác nhau mà không chắc chắn sẽ có cover letter chất lượng tốt nhất, ngày nay, đa số ứng viên chọn dùng các mẫu thư xin việc, cover letter chuẩn, đẹp, chuyên nghiệp.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
10/05/2020 08:30
Thực tập sinh nhân sự làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của bộ phận nhân sự, hỗ trợ các nhiệm vụ hành chính nhân sự. Cụ thể công việc này là làm gì và có những yêu cầu như thế nào, nhà tuyển dụng và ứng viên có thể tìm hiểu qua bản mô tả công việc của thực tập sinh nhân sự.
JobOKO
04/12/2020 07:30
Thực tập sinh IT (IT Intern) có thể làm việc trong một công ty IT hoặc bộ phận IT của một doanh nghiệp. Họ hỗ trợ đội ngũ nhân viên IT xử lý các vấn đề liên quan đến phần mềm, phần cứng và rất cả các vấn đề liên quan đến công nghệ khác.
JobOKO
03/03/2022 11:30
Với những ai yêu thích viết lách, có năng khiếu và muốn làm việc trong các vai trò liên quan tới biên tập nội dung thì tìm việc thực tập content (thực tập sinh biên tập viên) sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu. Thế nhưng, không phải ai cũng rõ ràng rằng khi đi thực tập sẽ làm gì, viết thế nào và có điều gì phải lưu ý hay không.
JobOKO
24/05/2020 14:30
Thực tập sinh kế toán hỗ trợ các công việc kế toán trong doanh nghiệp, phù hợp với sinh viên năm 3, 4 hoặc người mới ra trường chưa có kinh nghiệm muốn trở thành nhân viên kế toán. Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán sẽ cung cấp thêm thông tin về vai trò này.
JobOKO
09/05/2020 10:30
Thực tập sinh hỗ trợ công ty thực hiện các trách nhiệm khác nhau, chẳng hạn như nghiên cứu, thu thập dữ liệu và giúp các nhân viên trong bộ phận hoàn thành công việc. Mô tả công việc của thực tập sinh sau đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về vị trí này.
JobOKO
06/12/2021 08:30
Với những ai đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng thì vai trò giám đốc truyền thông luôn là một vị trí ở tầm cao không dễ gì đạt được. Kinh nghiệm, kỹ năng, các mối quan hệ và khả năng quản lý, lãnh đạo chỉ là một trong những yêu cầu cơ bản nhất đối với vai trò đáng mơ ước này.
JobOKO
28/01/2020 23:46
Nhân viên điều hành (operation officer) là những người lập kế hoạch và giám sát tất cả các chức năng, hoạt động của doanh nghiệp. Công việc của họ đòi hỏi phải tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu chung dưới sự kiểm soát của ban quản lý. Vậy công việc của nhân viên điều hành cụ thể ra sao?
JobOKO
15/05/2020 23:38
Nhân viên may mẫu (Sample Machinist/Sample Sewing Staff) là một vị trí công việc vô cùng quan trọng trong ngành may mặc. Nguyên nhân chủ yếu là vì chất lượng sản phẩm mẫu có thể định hình các tiêu chuẩn, ảnh hưởng toàn bộ đến quy trình sản xuất và doanh số bán hàng trong tương lai. Vậy để đảm nhận vị trí này, nhân viên may mẫu phải đáp ứng yêu cầu công việc gì?
JobOKO
06/02/2020 11:56
Nhân viên KCS - Nhân viên Kiểm soát Chất lượng Sản phẩm (Quality Control) chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát chất lượng cho gần như tất cả các sản phẩm được sản xuất, bao gồm thực phẩm, dệt may, quần áo, thủy tinh, xe cơ giới, linh kiện điện tử, máy tính và kết cấu thép. Muốn dễ dàng có được việc làm ưng ý thì bạn cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công việc nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm dưới đây.
JobOKO
28/10/2021 10:30
Trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty lớn, Job Sharing không phải một việc hiếm lạ. Job Sharing được coi là giải pháp giúp tận dụng khả năng của các nhân viên, phối hợp nó với nhau để hoàn thành công việc với hiệu suất tối đa. Tuy vậy, không phải ai cũng biết Job Sharing là gì, ưu và nhược điểm của hình thức này ra sao.
Giải thưởng của chúng tôi: