Kinh nghiệm xin việc làm Phiên dịch tiếng Nhật

03/04/2021 09:30
Phiên dịch tiếng Nhật là một trong những công việc được các bạn trẻ năng động lựa chọn nhiều nhất trong thời gian gần đây, không chỉ bởi chế độ đãi ngộ tốt mà còn vì những trải nghiệm thú vị của riêng nó. Vậy làm thế nào để trở thành một phiên dịch tiếng Nhật? Hãy tham khảo một vài kinh nghiệm xin việc làm phiên dịch tiếng Nhật được chia sẻ trong bài viết dưới đây của JobOKO.com nhé.

MỤC LỤC:
1. Rèn luyện tiếng Nhật
2. Xác định mục tiêu
3. Tùy chỉnh CV xin việc phiên dịch tiếng Nhật
4. Tìm việc làm và ứng tuyển
5. Chuẩn bị phỏng vấn vị trí phiên dịch tiếng Nhật

Có thể bạn chưa biết nhưng tiếng Nhật nằm trong top 10 thứ tiếng khó học nhất trên thế giới. Học tiếng Nhật vốn đã gian nan, trở thành một phiên dịch tiếng Nhật còn khó khăn hơn gấp bội. Tuy nhiên, một khi đã thành công thì những "trái ngọt" mà bạn nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng. Theo thống kê, cứ 10 phiên dịch viên tiếng Nhật thì có tới 8, 9 người không ngừng tiến xa trong công việc.

kinh nghiem xin viec lam phien dich tieng nhat

Tham khảo các kinh nghiệm xin việc làm Phiên dịch tiếng Nhật mang đến hiệu quả cao

Kinh nghiệm xin việc làm phiên dịch tiếng Nhật

1. Rèn luyện tiếng Nhật

Việc làm đầu tiên và quan trọng nhất để xin việc làm phiên dịch tiếng Nhật là bạn phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ này, cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Thang năng lực tiếng Nhật cũng được chia thành 5 bậc từ thấp đến cao, N5 đến N1 và muốn làm được công việc phiên dịch này, bạn phải đạt trình độ N2 hoặc N1. Quá trình học phải mất đến khoảng 5 năm và thực sự là không hề dễ dàng đối với những người thiếu tính kiên trì.
Việc học thêm một ngôn ngữ thứ hai cũng rất quan trọng, tốt nhất là tiếng Anh. Khi đó, cơ hội việc làm cũng sẽ nâng cao đáng kể. Và những người có thể phiên dịch cặp ngôn ngữ Anh - Nhật có thể coi là công việc hái ra tiền ở thời điểm hiện nay.

Đọc thêm: Phiên dịch tiếng Nhật làm gì? kỹ năng cần có ra sao?

2. Xác định mục tiêu

Trở thành phiên dịch tiếng Nhật, bạn có thể lựa chọn làm việc tự do hoặc làm việc cho các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Những phiên dịch làm việc cho các công thường kiêm luôn cả vị trí trợ lý. Khi đó, bạn sẽ phải có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực hoạt động của công ty.
Mức lương phiên dịch tiếng Nhật làm việc trong các công ty Nhật Bản tại Việt Nam hoặc công ty Việt Nam có mối quan hệ đối tác với Nhật Bản dao động trong khoảng 12 - 17 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 36 triệu đồng/tháng tùy vào tính chất công việc và năng lực của người phiên dịch.
Ngược lại, nếu làm phiên dịch tự do, bạn sẽ được tham gia vào các dự án ngắn hạn, có thể kéo dài vài giờ, vài ngày và dài nhất là vài tháng. Làm phiên dịch tự do nghĩa là bạn cần phải có vốn kiến thức nền đủ rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt là sẵn sàng đi công tác xa, dài ngày.
Mức lương của phiên dịch viên tự do về cơ bản sẽ phụ thuộc vào trình độ và uy tín của họ, thấp nhất cũng khoảng 70 - 90 USD/ngày (1,6 - 2 triệu đồng/ngày). Ở cấp độ cao hơn là khoảng 100 - 150 USD/ngày (2,2 - 3,4 triệu đồng/tháng). Mức lương phiên dịch viên tự do cao nhất hiện nay theo thống kê là khoảng 130 USD/buổi (khoảng 2,9 triệu đồng/buổi) và 220 - 350 USD/ngày (5 - 8 triệu đồng/ngày).

3. Tùy chỉnh CV xin việc phiên dịch tiếng Nhật

Xin việc phiên dịch tiếng Nhật thì tất nhiên là bạn sẽ phải viết CV bằng ngôn ngữ này. CV xin việc cũng cần phải có đầy đủ các phần thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,... Khi viết CV xin việc tiếng Nhật, hãy lưu ý những điều sau:

  • Bên cạnh tên thuần Việt, bạn nên phiên âm tên của mình sang katakana để nhà tuyển dụng có thể đọc chính xác.
  • Ngày tháng trong CV nên được viết theo cách viết của người Nhật: năm - tháng - ngày
  • Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể mô tả kỹ hơn về chuyên ngành của bạn tại trường Đại học.
  • Phần kinh nghiệm làm việc cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã làm gì, thời gian bao lâu, tên công ty là gì và bạn đã học được những kinh nghiệm gì.
  • Nhà tuyển dụng người Nhật có một đặc điểm là họ quan tâm đến lý do mà bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Vì vậy, bạn có thể đưa lý do vào một cách thật khéo léo.
  • CV xin việc làm phiên dịch tiếng Nhật nên viết theo định dạng thời gian ngược, nghĩa là việc nào làm gần đây nhất thì đưa lên đầu.
  • CV cũng không thể thiếu phần giải thưởng hay thành tích trong công việc và chúng cũng nên được trình bày theo thứ tự thời gian ngược.
  • Bạn có thể đưa phần sở thích vào CV nhưng không được liệt kê một cách bừa bãi. Chỉ liệt kê những thông tin đem lại lợi thế cho mình sau khi đã tìm hiểu kỹ về văn hóa doanh nghiệp.
  • Nếu công ty bạn ứng tuyển có nhiều địa điểm làm việc, bạn hoàn toàn có thể ghi địa điểm làm việc mong muốn trong CV.
  • Người Nhật luôn đề cao tính trung thực; vì thế, việc "chém gió" trong CV chắc chắn sẽ gây ra tác dụng ngược. Hãy viết CV một cách trung thực.
  • Kiểm tra lại CV một cách thật kỹ lưỡng trước khi gửi đi để tránh những sai lầm không đáng có.

kinh nghiem xin viec lam phien dich tieng nhat 2

Các bước tiếp cận và có được việc làm Phiên dịch tiếng Nhật nhanh chóng

4. Tìm việc làm và ứng tuyển

Mức lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ tốt, được tiếp xúc với công nghệ hiện đại,... là những yếu tố thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động theo nghề phiên dịch tiếng Nhật. Mặc dù vậy, lực lượng lao động dồi dào này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao trên thị trường.
Phiên dịch viên tiếng Nhật có thể tìm việc trên các diễn đàn việc làm trực tuyến hoặc các website tuyển dụng hàng đầu hiện nay như Joboko.com, topcv.vn,... Các group trên Facebook hay mạng xã hội khác cũng là một địa chỉ khá tin cậy để tìm việc làm. Bạn cũng có thể tham gia vào các hội nghị, hội thảo chuyên môn để vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa tạo dựng quan hệ với các chuyên gia trong ngành - những người có thể trở thành nhà tuyển dụng của bạn trong tương lai.

Đọc thêm: Nghề biên phiên dịch - Công nghệ liệu có thể thay thế con người?

5. Chuẩn bị phỏng vấn vị trí phiên dịch tiếng Nhật

Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn phiên dịch tiếng Nhật, bạn sẽ phải chuẩn bị 4 điều sau: kiến thức, trang phục, tâm lý và kỹ năng mềm.
Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn vì chỉ có như vậy, bạn mới có cái nhìn tổng quát về những gì bạn sẽ phải làm và biết cách để định hướng câu trả lời của mình theo kỳ vọng của nhà tuyển dụng. Ngay cả khi bạn đã thành thạo tiếng Nhật thì cũng nên trau dồi lại kiến thức về cách sử dụng kính ngữ, câu cú,... Văn hóa Nhật luôn đề cao việc sử dụng kính ngữ và bạn cũng phải thành thạo nó để tránh mất điểm.
Khi đi phỏng vấn với người Nhật, bạn nên chọn mặc vest hoặc áo sơ mi đóng thùng, đầu tóc gọn gàng và đặc biệt là không được nhuộm tóc màu quá sáng. Đối với nữ thì có thể trang điểm một chút nhưng không nên đeo quá nhiều trang sức. Việc ăn mặc ở hang hay đi giày quá cao sẽ khiến bạn bị mất điểm. Đặc biệt tùy vị trí công việc các bạn nên cân nhắc trang phục cho phù hợp, nếu bạn tìm việc làm nhân viên kinh doanh biết tiếng Nhật thì nên ăn mặc lịch sự và đúng chuẩn của người kinh doanh, thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân.
Với những kinh nghiệm xin việc làm trên đây hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm và trang bị đầy đủ kiến thức và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn được tốt nhất. Thực tế để tìm việc làm nhân viên tiếng Nhật hay bất cứ ngôn ngữ nào cũng không phải khó, các bạn có thể tìm nhanh chóng việc làm trên JobOKO.com để có thể lựa chọn công việc. Đồng thời tham khảo thêm những kĩ năng và kinh nghiệm để dễ dàng lựa chọn cho mình công việc tốt nhất.

Trở thành phiên dịch tiếng Nhật chuyên nghiệp bắt đầu từ đâu?

Trước, trong và sau khi phỏng vấn, bạn nên tạo cho mình một tâm lý lạc quan, tự tin và tích cực. Hãy luôn ngẩng cao đầu và nở nụ cười trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn thấy mình chưa đủ tự tin, hãy đứng trước gương hoặc là nhờ một người khác có kinh nghiệm hơn giúp bạn luyện tập. Bên cạnh đó, những ai vẫn còn thắc mắc không biết trở thành phiên dịch tiếng Nhật bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo bài viết sau để nắm thông tin chi tiết.

tin mới

Kinh nghiệm xin thực tập tại Big4

Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.

10/03/2023 17:32

Kinh nghiệm xin thực tập tại Big4

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên giao hàng

Thương mại điện tử phát triển tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm Nhân viên giao hàng. Mặc dù xin việc Nhân viên giao hàng không quá khó vì vị trí này không yêu cầu trình độ học vấn cao hay các kỹ năng chuyên nghiệp nhưng vẫn có những lưu ý mà ứng viên nên biết.

16/09/2022 01:18

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên giao hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh

Nếu bạn là một người hướng ngoại và có tham vọng kiếm tiền, mong muốn thành công trong kinh doanh thì công việc Nhân viên kinh doanh có thể phù hợp với bạn. Xin việc làm Nhân viên kinh doanh chủ yếu dựa vào khả năng bạn tự giới thiệu và "bán" mình cho nhà tuyển dụng một cách ấn tượng nhất.

15/09/2022 20:18

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Pháp chế

Trưởng phòng Pháp chế là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động pháp lý của một doanh nghiệp hoặc một công ty Luật. Vai trò này đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng cần bỏ ra nhiều công sức, chuyên nghiệp hơn ngay từ quá trình xin việc Trưởng phòng Pháp chế.

29/05/2022 10:30

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Pháp chế

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng

Với các ngành dịch vụ, bộ phận chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu. Trong đó, nhân viên chăm sóc khách hàng có nhu cầu tuyển dụng cao. Muốn xin việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng, ứng viên cần tìm hiểu rõ những kỳ vọng của nhà tuyển dụng để chuẩn bị CV gây ấn tượng mạnh.

08/05/2022 11:30

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Hành chính

Để có được vị trí Trưởng phòng hành chính không dễ dàng bởi đây là công việc có thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến tốt nên sức cạnh cạnh cao. Vì vậy, khi ứng tuyển, muốn có được việc làm Trưởng phòng hành chính thì từ việc gửi CV cho đến phỏng vấn bạn phải trở nên nổi bật, chuyên nghiệp hơn so với các ứng viên khác.

03/05/2022 17:25

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Hành chính

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán

Nhân viên kế toán là vai trò quan trọng mà bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục liên quan tới tài chính, chi phí, doanh thu, thuế. Để xin việc làm nhân viên kế toán thì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là quan trọng nhất.

26/04/2022 13:30

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý Cửa hàng

Có khi nào bạn dạo quanh một cửa hàng quần áo hay cửa hàng đồ lưu niệm yêu thích và tưởng tượng ra rằng mình đang làm việc trong đó và thậm chí là đang làm quản lý của cửa hàng? Nếu có thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn.

24/04/2022 09:30

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý Cửa hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng

Có lẽ, ai cũng biết rằng ứng tuyển vào các vị trí như trưởng phòng, giám đốc sẽ khác rất nhiều với những vai trò thông thường nhưng cụ thể là khác những gì thì không phải ai cũng biết. Đối với Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, quy trình xin việc sẽ cần tập trung vào nhiều bước.

22/04/2022 13:30

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

Công việc Chuyên viên pháp chế thường xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn, công ty sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Khi xin việc làm Chuyên viên pháp chế, có một số lưu ý mà ứng viên nào cũng cần biết.

22/04/2022 08:30

Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.