Kỹ năng lãnh đạo của một leader giỏi

Tác giả:

Kỹ năng lãnh đạo có thể giúp bạn trong mọi khía cạnh của sự nghiệp, từ xin việc đến tìm kiếm sự thăng tiến trong sự nghiệp. Leadership bao gồm một bộ kỹ năng nhưng để trở thành leader giỏi và xuất sắc nhất, có một số kỹ năng lãnh đạo bạn bắt buộc phải thành thạo.

Bất cứ ai cũng có thể đặt mục tiêu trở thành leader, quản lý vào một ngày nào đó, nhưng để trở nên xuất sắc và phát triển ở vị trí đó thì cần phải có những kỹ năng lãnh đạo vững chắc. Kỹ năng lãnh đạo cũng là top kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm khi tuyển nhân sự mới hoặc khi đề bạt thăng chức trong doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo cần có của một leader giỏi là gì và có cách nào để hoàn thiện bộ kỹ năng này? Hãy để JobOKO giúp bạn hiểu rõ qua nội dung sau.

MỤC LỤC:
1. Leader giỏi cần có kỹ năng xây dựng mối quan hệ
2. Sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng
3. Đổi mới và sáng tạo là kỹ năng cần có của leader thành công
4. Biết cách tạo động lực cho nhân viên
5. Leader giỏi cần có kỹ năng ra quyết định để tạo kết quả tốt nhất
6. Kỹ năng quản lý xung đột
7. Kỹ năng đàm phán, trao đổi

ky nang lanh dao cua mot leader gioi

Những kỹ năng cần có của một Leader giỏi?

1. Leader giỏi cần có kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ trong nhóm, bộ phận, phòng ban là nền tảng của một tổ chức có hiệu suất cao. Một số nhà lãnh đạo sẽ nói rằng họ không cần được yêu mến ở nơi làm việc. Điều này có thể đúng, nhưng để xây dựng một đội gắn kết và gắn bó hơn, các leader giỏi cần học các kỹ năng xây dựng mối quan hệ làm việc tốt ở cơ quan, công sở.

Các mối quan hệ tốt trong công việc giúp tăng mức độ gắn kết của nhân viên và theo phân tích tổng hợp của JobOKO về mức độ gắn kết của nhân viên, các đơn vị kinh doanh có mức độ gắn kết của nhân viên tốt có ít sai sót về chất lượng hơn 41% và tỷ lệ vắng mặt của nhân sự ít hơn 37%. Năng suất tăng 21% cũng được ghi nhận là do nhân viên tích cực tham gia nhiều hoạt động nhóm tại công ty.

Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng leader không cần được yêu mến ở nơi làm việc, bạn chắc chắn sẽ cần có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ tốt để đạt được hiệu quả. Nếu nhóm của bạn rất gắn bó và vui vẻ ở nơi làm việc, bạn có thể sẽ được yêu mến hoặc ít nhất cũng được tôn trọng như một nhà lãnh đạo giỏi.

Những mẹo hữu ích để phát triển kỹ năng xây dựng mối quan hệ ở vị trí leader:

  • Chia sẻ nhiều hơn về bản thân trong các cuộc họp: Leader có thể sử dụng các cuộc họp như một cơ hội để các thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn về bạn. Hãy kể một số câu chuyện thực tế để các thành viên có thể rút ra bài học, kinh nghiệm và những tips hay bạn đã tích lũy trong công việc chẳng hạn.
  • Viết ghi chú cảm ơn: Hãy cho nhân viên của bạn biết rằng bạn đánh giá cao sự nỗ lực, hiệu suất làm việc của họ, đặc biệt là khi họ làm tốt hơn mong đợi. Các ghi chú cảm ơn có thể kéo gần khoảng cách giữa leader - thành viên trong nhóm.
  • Tổ chức các hoạt động xây dựng đội, nhóm: Bạn không cần một hoạt động xây dựng nhóm được lên kế hoạch công phu, một hoạt động thể thao đơn giản sau giờ làm việc hoặc một ngày gia đình với nhân viên của bạn có thể là cách hiệu quả để kết nối với nhân viên. Các thành viên trong nhóm của bạn cũng sẽ đánh giá cao rằng bạn đang cố gắng hỗ trợ họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Đọc thêm: Những tố chất cần có của leadership giúp bạn thành công

2. Sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng

Nói đến kỹ năng lãnh đạo của một leader giỏi là người ta nghĩ ngay tới kỹ năng thích ứng nhanh, luôn đi đầu trong mọi nhiệm vụ, sẵn sàng "xông pha".

Những nghiên cứu tại Mỹ trước đây chỉ ra rằng, khả năng tạo ra sự thay đổi là một trong 3 phẩm chất lãnh đạo quan trọng nhất. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, khả năng thích ứng của một leader chắc chắn là một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất vì môi trường kinh doanh đã thay đổi rất nhiều và vẫn liên tục thay đổi, nhanh hơn bao giờ hết.

Một nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng thích ứng với những thay đổi - ngay cả khi điều đó có nghĩa là làm việc ngoài vùng an toàn của bạn - để không bị tụt lại phía sau trong lĩnh vực kinh doanh và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo này, các leader nên:

  • Tự nhận thức và có trách nhiệm trong việc ứng phó với sự thay đổi.
  • Đảm bảo rằng bạn đã vạch ra một kế hoạch chu toàn về cách phản ứng và thích nghi với các thay đổi.
  • Liên tục giám sát và kiểm tra mức độ thích ứng thay đổi và chia sẻ, dẫn dắt nhân viên của mình kịp thời.

ky nang lanh dao cua mot leader gioi 2

Leader giỏi không thể thiếu sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng tốt

3. Đổi mới và sáng tạo là kỹ năng cần có của leader thành công

Theo bạn, điều gì đã giúp Apple trở thành công ty dẫn đầu trong ngành công nghệ máy tính và di động? Họ đã cải tiến các sản phẩm, làm cho thiết bị của trở nên thân thiện hơn với người dùng, tạo tâm lý khách hàng sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm đắt tiền hơn của họ.

Steve Jobs đã dẫn đầu sự đổi mới và sáng tạo cho Apple Inc. bằng cách liên tục vươn lên dẫn trước các đối thủ và điều này có lẽ đã khiến ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghệ cho đến nay. Trong một nghiên cứu toàn cầu về sự sáng tạo, các phát hiện đã chỉ ra rằng việc mở ra tiềm năng sáng tạo là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế và xã hội. Nhu cầu ngày càng tăng về sáng tạo và đổi mới sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy các lãnh đạo để định hướng hiệu quả và cạnh tranh.

Muốn phát triển kỹ năng đổi mới và sáng tạo để trở thành leader giỏi, bạn nên:

  • Lên lịch thời gian để suy nghĩ, tư duy: Tìm thời gian trong lịch trình của bạn để ngồi xuống và suy nghĩ mà không bị gián đoạn. Điều này sẽ giúp bạn sắp xếp các ý tưởng và đặt mục tiêu cho bản thân cũng như cho nhóm. Hãy nghĩ về các ý tưởng mới, đề xuất mới có khả năng cải thiện hiệu suất, năng suất làm việc.
  • Thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận: Để có tư duy sáng tạo và đổi mới, bạn cần nhìn rộng hơn - cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Đừng chỉ ngồi trong phòng và buộc mình phải suy nghĩ, hãy thay đổi môi trường, chẳng hạn như đi dạo thư thái và biết đâu các ý tưởng bất chợt lại rất có ích.
  • Tập trung và lắng nghe nhiều ý tưởng: Hãy lắng nghe từng ý tưởng của các thành viên trong nhóm, có những điều không thực tế nhưng cũng sẽ có các nội dung có thể phát triển tốt. Nghe nhiều, tìm hiểu nhiều và ở vai trò leader, bạn sẽ có thể thúc đẩy sự sáng tạo, đưa ra định hướng cho nhân viên của mình.

4. Biết cách tạo động lực cho nhân viên

Bên cạnh kỹ năng gắn kết, xây dựng mối quan hệ thì leader giỏi chắc chắn phải là người có kỹ năng tạo động lực cho nhân viên. Thúc đẩy tinh thần, khen ngợi và khiến nhân viên thoải mái, làm việc sáng tạo, nỗ lực sẽ giúp cho hiệu suất công việc tăng cao, trong khi đó, nếu một quản lý không biết cách tạo động lực, nhân viên thường uể oải và làm việc với năng suất thấp. Điều này về lâu dài sẽ khiến cả đội nhóm và doanh nghiệp, tổ chức bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mẹo thiết thực để thực hành kỹ năng tạo động lực cho nhân viên là:

  • Thông báo khen thưởng công khai để nhân viên thấy tự hào vì những việc họ làm, đồng thời cũng sẽ "kích thích" người khác nỗ lực để được ghi nhận.
  • Sửa sai một cách riêng tư, giúp nhân viên nhận ra lỗi nhưng không bị tổn thương lòng tự trọng (so với bị phê bình trước "bàn dân thiên hạ").

Đọc thêm: Kỹ năng mềm thiết yếu của những nhà lãnh đạo tài ba

5. Leader giỏi cần có kỹ năng ra quyết định để tạo kết quả tốt nhất

Điều làm nên sự khác biệt của một leader giỏi với một leader thiếu sót, đó là leader giỏi có kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất - khả năng ra quyết định có lợi cho đội, nhóm và hướng mục tiêu chung. Trên thực tế, các quyết định của bạn với tư cách là người lãnh đạo sẽ quyết định sự thành công của bạn - và thành công của nhóm, của công ty.

Là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần có phân tích hợp lý, ra quyết định nhanh, quyết đoán và chắc chắn, tin tưởng vào quyết định đó để thuyết phục những thành viên và những người liên quan. Đưa ra một quyết định không dễ, nhất là khi trong nhiều trường hợp, những gì bạn muốn và yêu cầu sẽ khác với quan điểm của số đông.

Các leader có thể rèn luyện kỹ năng lãnh đạo này bằng cách:

  • Xác định giá trị bản thân bạn theo đuổi: Bạn có quan điểm, giá trị quan thế nào và vì sao bạn chọn làm việc cho công ty, tổ chức?
  • Hiểu về giá trị của doanh nghiệp, tổ chức: Bạn đã nắm rõ hoàn toàn sứ mệnh, mục tiêu, giá trị của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc với tư cách leader hay chưa? Bạn cần phải chấp nhận và nỗ lực vì giá trị của doanh nghiệp, và hiểu rằng tất cả các quyết định kinh doanh của bạn phải tuân theo những giá trị đó.
  • Tìm ra điểm chung của giá trị bản thân bạn theo đuổi và giá trị công ty bạn hướng đến: Nhìn vào giá trị cá nhân của bạn cùng với giá trị tổ chức. Điểm giống / khác nhau là gì? Bạn cần thực hiện những điều chỉnh nào để các giá trị của riêng mình phù hợp với các giá trị của tổ chức?
  • Áp dụng cả 2 giá trị trong quá trình ra quyết định: Một khi bạn hiểu cách các giá trị của riêng bạn đan xen với tổ chức của mình, bạn sẽ có thể kết hợp cả hai bộ giá trị trong quá trình ra quyết định, tránh phát sinh căng thẳng không cần thiết, biết khi nào nên kiên quyết và khi nào nên nhượng bộ trong các quyết định.

6. Kỹ năng quản lý xung đột

Theo Hiệp hội Quản lý Hoa Kỳ, một nhà quản lý dành ít nhất 24% thời gian của họ để quản lý xung đột. Xung đột có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Xung đột được coi là bất kỳ vấn đề nào giữa hai hoặc nhiều cá nhân có khả năng làm gián đoạn công việc. Xung đột trong kinh doanh có thể vượt ra ngoài nơi làm việc vì nó có thể liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh.

Khi xung đột phát sinh, một leader có kỹ năng lãnh đạo phải biết cách giảm thiểu xung đột và giải quyết kịp thời trước khi nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp. Lãnh đạo hiệu quả có nghĩa là bạn phải giỏi xác định xung đột và có tầm nhìn xa về cách giải quyết nó. Điều cần thiết là phải rất lý trí khi đối đầu.

Muốn phát triển kỹ năng quản lý xung đột, leader chỉ có một lựa chọn duy nhất là hiểu về tính cách của từng thành viên, từng "đối tượng" để nếu có tranh chấp, bạn sẽ biết cách xoa dịu họ. Những bài kiểm tra tính cách như trắc nghiệm MBTI hay thiên hướng DISC có thể sẽ giúp leader nhận thức rõ hơn về đặc điểm của nhân viên của mình, sắp xếp họ hợp tác với nhau một cách hợp lý để hạn chế tối đa phát sinh xung đột. Để hiểu rõ hơn về trắc nghiệm MBTI, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết JobOKO chia sẻ.

Thông qua bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của mình.

Làm trắc nghiệm MBTI

ky nang lanh dao cua mot leader gioi 3

Kỹ năng quản lý xung đột có thể giúp Leader lãnh đạo tốt nhân viên của mình

7. Kỹ năng đàm phán, trao đổi

Đàm phán là một quá trình mà 2 bên có lý tưởng khác nhau nhưng cuối cùng đạt được sự đồng thuận nên có. Đây là một kỹ năng cực kỳ cần thiết mà leader xuất sắc nào cũng sở hữu. Quá trình đàm phán gồm 6 giai đoạn: (1) Chuẩn bị, (2) Thảo luận, (3) Làm rõ mục tiêu, (4) Đàm phán hướng tới kết quả Win-Win, (5) Thỏa thuận, (6) Thực hiện một quá trình hành động. Các cuộc đàm phán tốt có thể mang lại lợi ích cho một tổ chức vì chúng sẽ xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Một nhà lãnh đạo hiệu quả phải thông thạo phong cách đàm phán của mình để đưa tổ chức phát triển.

Bạn có thể phát triển kỹ năng đàm phán bằng cách:

  • Hãy trở thành người lãnh đạo mà nhân viên của bạn có thể tin tưởng: Xây dựng lòng tin trong nhóm của bạn và trở thành người mà họ biết rằng họ có thể tin tưởng. Ngay cả khi một cuộc thương lượng không được một trong các bên đồng ý, nhưng nếu các bên liên quan tin tưởng người đàm phán, họ sẽ dễ dàng chấp nhận kết quả đó cho dù có lợi cho mình hay không.
  • Hãy dân chủ: Đưa ra các tùy chọn để thành viên trong nhóm của bạn có thể đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Họ cũng sẽ cảm thấy được trao quyền thay vì luôn "bị" yêu cầu phải làm gì đó.
  • Hãy im lặng về những hy sinh của bạn: Bạn là leader, có những công việc sẽ là nhiệm vụ, trách nhiệm của bạn. Dù bạn đã nỗ lực như thế nào, làm được nhiều điều cho nhân viên của mình nhưng đừng nên thường xuyên nói về những gì bạn đã hy sinh cho nhóm. Điều này có thể khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái.

- Bạn đặt mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo giỏi với bộ kỹ năng leadership xuất sắc?
- Bạn vừa trở thành leader nhưng không biết làm sao để quản lý hiệu quả mọi hoạt động?
- Bạn là nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn vì không rõ phong cách leadership của mình có được nhân viên ủng hộ hay không?
- Bạn đã làm rất tốt nhưng vẫn muốn trở thành nhà lãnh đạo hoàn hảo nhất?

Vậy thì việc cần làm ngay là bạn hãy xác định phong cách lãnh đạo của mình là gì qua nội dung chuyên sâu của bài viết Gợi ý cách để bạn tìm ra phong cách leadership, bạn sẽ tường minh về logic hành động của mình và điều chỉnh để trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời trong tương lai!

Trên đây là top 7 kỹ năng lãnh đạo của một leader giỏi, bạn có thể có sẵn một số kỹ năng, chẳng hạn như biết cách truyền cảm hứng cho người khác. Tuy nhiên, đa số các kỹ năng này nếu muốn thành thạo sẽ cần rèn luyện và thực hành. Hãy làm theo các gợi ý của JobOKO và sớm trở thành leader tài năng, khéo léo bạn nhé.

Tác giả

Giải thưởng của chúng tôi: