Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp marketing chuẩn nhất trong CV xin việc

07/01/2022 11:30
Viết mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV ứng tuyển hoặc chia sẻ, trao đổi với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn giúp bạn và nhà tuyển dụng hiểu nhau hơn, có căn cứ để quyết định có thể hợp tác lâu dài trong công việc hay không. Vậy cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing thế nào thì chuẩn?

Trong CV xin việc marketing, mục tiêu nghề nghiệp là một phần ở ngay đầu CV, không quá nổi bật nhưng lại được nhà tuyển dụng chú ý. Tuy nhiên, nhiều ứng viên vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nội dung này trong CV xin việc, chưa biết cách thể hiện bản thân sao cho ấn tượng và nhờ đó thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích hợp nhất với vị trí việc làm đó.

MỤC LỤC:
I. Mục tiêu nghề nghiệp marketing là gì?
II. Vì sao cần viết tốt mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV?
III. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing chi tiết nhất
IV. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp marketing trong cuộc phỏng vấn

muc tieu nghe nghiep marketing

Làm sao để viết mục tiêu nghề nghiệp marketing ấn tượng?

I. Mục tiêu nghề nghiệp marketing là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp marketing là mục tiêu nghề nghiệp, chí hướng, thành công muốn đạt được của những người làm việc trong lĩnh vực marketing. Đây là một nghề nghiệp phát triển nhanh, năng động và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Bạn có thể bắt đầu từ những vị trí khác nhau như nhân viên content, chuyên viên truyền thông, nhân viên thiết kế,... nhưng đều có mục tiêu nâng cao năng lực, thăng chức, tăng lương, hướng đến những vai trò quyền lực hơn, có danh tiếng tốt trong nghề.

II. Vì sao cần viết tốt mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV?

Bạn có thể cảm thấy là mỗi người đều có mục tiêu nghề nghiệp khác nhau và có lẽ không cần phải chia sẻ với nhà tuyển dụng hoặc phần mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV cũng có thể viết chung chung cho có mà không cần quá nghiêm túc. Tuy nhiên, thực tế thì đây lại là phần quan trọng trong CV đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

  • Viết tốt phần mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV, bạn cho thấy bản thân là ứng viên có quyết tâm, có mục tiêu và tham vọng, biết rõ mình muốn gì và coi đó là động lực để phấn đấu, tiến xa hơn trong sự nghiệp marketing.
  • Đối với nhà tuyển dụng, việc ứng viên chia sẻ mục tiêu của họ trong CV thể hiện hình ảnh cá nhân của ứng viên đó, có tư duy rõ ràng hay không, kỳ vọng gì ở công việc và công ty có thể đáp ứng được không? Bạn có yêu nghề và gắn bó lâu dài, sẵn sàng cống hiến cho công ty không? - những thông tin này khá quan trọng và ảnh hưởng tới quyết định có lựa chọn bạn vào phỏng vấn, làm việc chính thức không.

Như vậy, việc bạn viết tốt mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV xin việc thực chất là cách để giới thiệu chính mình một cách đầy đủ, toàn diện và khẳng định bản thân với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể coi đây là lời tuyên bố rằng bạn có động lực, sẽ đóng góp thật nhiều cho công ty, xứng đáng được hợp tác và đồng hành, đặc biệt là trong lĩnh vực có nhiều ngã rẽ, lựa chọn như marketing.

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân: Cách viết và thể hiện mục tiêu ấn tượng khi tìm việc

III. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing chi tiết nhất

1. Nắm rõ về con đường sự nghiệp marketing

Có nhiều bạn cho dù làm việc trong lĩnh vực marketing nhưng cũng chưa hiểu rõ về đặc điểm ngành nghề, chẳng rõ về lộ trình sự nghiệp - ở vai trò này mình có cơ hội thế nào, có thể hướng tới vị trí nào và muốn làm được vậy cần phải có công cụ hay thành tích gì. Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp marketing vào CV xin việc, hơn ai hết bạn cần phải tự hiểu và trung thực với chính mình.

Mặc dù con đường sự nghiệp marketing của mỗi người không giống nhau, thời gian đạt được thành công và thăng tiến cũng khác nhau nhưng lộ trình cơ bản sẽ là:

  • Thực tập sinh marketing - Nhân viên marketing/ Nhân viên content/ Copywriter/ Nhân viên truyền thông/ Nhân viên chạy quảng cáo/ Nhân viên digital marketing... - Chuyên viên marketing/ Marketing Executive - Marketing team leader - Trưởng phòng marketing - Marketing manager/ Marketing director (Giám đốc marketing).
  • Nhân viên marketing/ Nhân viên PR - PR team leader - Trưởng phòng truyền thông - Giám đốc truyền thông.

Ngoài ra, từ các vị trí như nhân viên thiết kế, nhân viên nội dung cũng có những sự lựa chọn để thăng tiến thành Giám đốc thương hiệu (Branding manager) hoặc Giám đốc sáng tạo.

muc tieu nghe nghiep marketing 2

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc Marketing

2. Nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV

Để viết tốt mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV xin việc thì dù mục tiêu là gì, các nguyên tắc chung vẫn cần được tuân thủ:

  • Viết chính xác về mục tiêu nghề nghiệp của chính bạn, đừng "vay mượn" ở đâu khác hoặc viết qua loa. Trường hợp tệ nhất là bạn bất ngờ quên mất khi nhà tuyển dụng hỏi trong phỏng vấn, không thống nhất thông tin thì sẽ rất kỳ lạ.
  • Viết ngắn gọn các mục tiêu, nên gói gọn trong vòng 2 đến tối đa 4 câu hoặc chia thành 2 gạch đầu dòng trong CV, không giải thích nhiều về mục tiêu.
  • Đề cập tới thế mạnh, những nền tảng và điều kiện bạn có để đạt được mục tiêu nghề nghiệp marketing, ví dụ bằng cấp sau đại học, chứng chỉ marketing quốc tế, kỹ năng thiết kế, viết lách...
  • Mục tiêu thể hiện khát vọng, tham vọng và ước mơ của bạn về những thành công muốn đạt được trong tương lai.
  • Mục tiêu nên liên quan tới các vị trí việc làm marketing, tránh trường hợp xin việc làm marketing lại để mục tiêu làm lập trình viên.
  • Mục tiêu phù hợp với điều kiện kinh nghiệm, học vấn, thành tích của bạn ở hiện tại, không đề cập tới các mục tiêu quá xa (trên 10 năm) hoặc bạn chắc chắn không đạt được - ví dụ trở thành giám đốc tập đoàn 1.000 nhân viên khi mà bạn đang ứng tuyển nhân viên marketing 1 năm kinh nghiệm.
  • Mục tiêu nghề nghiệp marketing gắn với công ty bạn ứng tuyển, đặc biệt tránh đề cập tới công ty khác (dù đó là thương hiệu mạnh) vì như vậy có vẻ như bạn đang coi vị trí hiện tại là tạm thời, như một bước đệm. Hơn nữa, ở cương vị nhà tuyển dụng, họ muốn biết bạn có thể đóng góp những gì cho công ty thay vì bạn toàn nói về những gì mình muốn đạt được.
  • Thể hiện quyết tâm, cam kết gắn bó với nghề, lòng yêu nghề và trân trọng cơ hội việc làm.

Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp F&B - Làm sao để viết thật ấn tượng trong CV xin việc?

3. Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing

Dĩ nhiên vì có khá nhiều vị trí việc làm marketing nên cách viết sẽ không thể áp dụng cho toàn bộ, nhất là khi mỗi người trong chúng ta đều có các mục tiêu khác nhau. Dù vậy, bạn vẫn có thể tham khảo gợi ý cách viết dựa theo 2 trường hợp chính sau đây để hình dung rõ hơn về việc trình bày mục tiêu nghề nghiệp marketing:

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp marketing cho ứng viên có kinh nghiệm

Ứng viên đã có kinh nghiệm có thể viết mục tiêu nghề nghiệp marketing dễ hơn, đề cập tới mục tiêu lớn mà không phải ngại ngùng vì bạn có căn cứ để kỳ vọng như vậy. Bạn có thể trình bày như sau (vị trí Chuyên viên marketing):

  • Áp dụng kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, chiến lược tiếp thị trực tuyến tại công ty có thương hiệu mạnh vào việc tạo và quản lý chiến dịch marketing hướng người dùng cho công ty; phát triển thương hiệu tích cực, thúc đẩy truyền thông và phối hợp tốt với bộ phận kinh doanh để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
  • Mục tiêu thăng tiến lên trưởng nhóm marketing sau 2 năm làm việc, trưởng phòng marketing sau 4 năm tới.

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp marketing cho ứng viên mới ra trường

Fresher hoặc có ít kinh nghiệm, bạn nên viết mục tiêu khiêm tốn hơn một chút, có thể chỉ bao gồm mục tiêu ngắn hạn cũng không sao:

  • Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới, phối hợp tốt với đồng nghiệp và hoàn thành mọi mục tiêu nhiệm vụ do quản lý giao cho.
  • Đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty, đề xuất nhiều ý tưởng mới, sử dụng kiến thức, kỹ năng học được trong trường và các công việc làm thêm về thiết kế, chạy quảng cáo để ngày một chuyên nghiệp hơn; thăng tiến lên leader sau 3 năm.

muc tieu nghe nghiep marketing 3

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing thu hút cho ứng viên có và chưa có kinh nghiệm

IV. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp marketing trong cuộc phỏng vấn

Trong phỏng vấn xin việc marketing, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn về mục tiêu của bạn, động cơ nào thúc đẩy khiến bạn ứng tuyển vào công ty. Khác với việc trình bày đơn giản như trong CV (không giải thích gì thêm) thì ở phỏng vấn, khi trao đổi trực tiếp bạn cần phải chú ý diễn đạt suy nghĩ, nguyện vọng của mình sao cho ấn tượng và rõ ràng.

Mục tiêu nghề nghiệp marketing trong cuộc phỏng vấn tiềm năng nên được trình bày như sau:

  • Thông tin phải trùng khớp với thông tin bạn đề cập trong CV.
  • Thái độ tự tin, thoải mái khi nói tới các mục tiêu.
  • Nhấn mạnh rằng bạn tin rằng cơ hội làm việc ở công ty sẽ giúp bạn thể hiện bản thân, đạt được kỳ vọng và mục tiêu nghề nghiệp marketing, đồng thời nhờ đó mà bạn ngày càng đóng góp nhiều hơn cho công ty.
  • Có thể kết hợp với các thông tin, kiến thức bạn có được về định hướng, sứ mệnh, mục tiêu của công ty để nói thêm vào.
  • Thể hiện quyết tâm và lòng yêu nghề.

Trên đây là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing chuẩn nhất trong CV xin việc cũng như gợi ý cách bạn thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng và vận dụng cách tư duy rõ ràng nhất khi viết, nói về mục tiêu của mình, từ đó đạt được kết quả tốt nhất khi tìm việc làm marketing nhé.

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.