Nên ghi gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?

22/02/2023 05:17
Mục hoạt động ngoại khóa trong CV không chỉ là một cách tuyệt vời để thể hiện sở thích và cá tính của ứng viên mà còn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sở hữu một loạt các kỹ năng có giá trị mà bạn có thể áp dụng trong công việc.

Trong CV, mục hoạt động dường như chỉ là một nội dung "bổ sung" chứ không phải phần thông tin chính mà nhà tuyển dụng quan tâm. Dù vậy thì nếu bạn biết điều chỉnh, phần này có thể đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng hình ảnh cá nhân như một ứng viên đa tài, năng nổ, tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là bạn nên ghi những gì vào mục hoạt động trong CV xin việc?

MỤC LỤC:
1. Thể thao
2. Văn hóa, văn nghệ
3. Học ngoại ngữ
4. Tình nguyện và gây quỹ
5. Các hoạt động liên quan đến công việc

nen ghi gi vao muc hoat dong trong cv xin viec

Cách ghi mục hoạt động trong CV xin việc

Những trải nghiệm nên được ghi vào mục hoạt động trong CV xin việc

1. Thể thao

Chơi thể thao là một cách tuyệt vời để thể hiện cá tính, đam mê và sức mạnh của một người. Nếu bạn thích chơi thể thao và chơi giỏi một (vài môn), tham gia các câu lạc bộ, các đội thi đấu thì tại sao bạn lại không đề cập đến nó trong CV? Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có thể liên kết hoạt động chơi thể thao này với vai trò bạn đang ứng tuyển thì bạn đã thành công một nửa trong việc để lại ấn tượng tích cực hơn với nhà tuyển dụng. Ví dụ như, bản chất cạnh tranh của bạn có thể khiến bạn kiên trì, tham vọng và không lùi bước trong công việc.
Các kỹ năng mà hoạt động chơi thể thao phản ánh: teamwork (làm việc nhóm), cống hiến, thể lực, khả năng cạnh tranh, độ tin cậy.

Đọc thêm: Làm CV online cần lưu ý những gì?

2. Văn hóa, văn nghệ

Một hoạt động khác cũng có thể đưa vào mục hoạt động trong CV xin việc đó là những gì liên quan đến văn hóa văn nghệ như biểu diễn trên sân khấu, làm MC, v.v. Cần rất nhiều can đảm và sự tự tin để đứng trước đám đông, để biểu diễn thành công - và đó cũng là những gì nhà tuyển dụng muốn thấy, đặc biệt là trong những công việc cần sự quyết đoán như chăm sóc khách hàng, kinh doanh, bảo hiểm, hay truyền thông nội bộ, marketing.
Nếu khi còn đi học bạn là thành viên của ban nhạc, nhóm nhạc của lớp, của trường, từng trình diễn trong các sự kiện, v.v. thì bạn đừng quên ghi vào CV của mình nhé.
Một số kỹ năng mà các hoạt động này phản ánh về năng lực của bạn là: Sự tự tin, khả năng giới thiệu bản thân, kỹ năng hợp tác, chú ý đến chi tiết và sáng tạo, năng động.

3. Học ngoại ngữ

Dù bạn xin việc vào vị trí nào, làm công việc trong ngành nào thì hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu thích ứng viên ham học hỏi và chủ động sắp xếp để đạt được mục tiêu. Việc học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, ngoài ngoại ngữ bắt buộc trong trường, v.v. không chỉ giúp bạn sẵn sàng cho các vai trò trong giảng dạy, phiên dịch hay đơn giản là khi đi du lịch mà nó cũng có thể giúp CV xin việc của bạn tỏa sáng. Không chỉ thu hút nhà tuyển dụng trong nước mà sự nhiệt tình, ham học hỏi của bạn cũng có thể khiến các tổ chức phi chính phủ, tập đoàn đa quốc gia đánh giá cao.
Khi liệt kê các chương trình học ngoại ngữ (hoặc năng khiếu) vào mục hoạt động trong CV xin việc, bạn có thể bao gồm các thành tích mà mình đạt được hoặc mức độ thành thạo. Những kỹ năng mà hoạt động này cho thấy là sự tận tâm, sẵn sàng học hỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề, kiên nhẫn và nỗ lực.

Đọc thêm: Kỹ năng ngoại ngữ, tại sao cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ?

nen ghi gi vao muc hoat dong trong cv xin viec 2

Kỹ năng ngoại ngữ nếu có sẽ gia tăng lợi thế trúng tuyển cho ứng viên

4. Tình nguyện và gây quỹ

Thông thường, nội dung được ghi nhiều nhất trong mục hoạt động của CV xin việc là các hoạt động tình nguyện. Xu hướng này có nguyên nhân cụ thể, là vì các hoạt động tình nguyện, gây quỹ hoặc cố vấn đều là những cách tuyệt vời để thể hiện cách bạn đóng góp cho xã hội. Từ việc quyên góp sách vở, quần áo cũ, bán hàng thủ công gây quỹ đến dạy ngoại ngữ cho trẻ em vùng cao vào dịp Hè đều là những cố gắng rất đáng quý của bạn và bạn hoàn toàn có thể đề cập đến trong CV.
Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy ở bạn kỹ năng lãnh đạo, sự khéo léo, tinh thần chủ động, sự mạnh mẽ và bản lĩnh.

5. Các hoạt động liên quan đến công việc

Mặc dù hiện tại bạn có thể chưa nhận ra nhưng nhiều hoạt động ngoại khóa có thể là bước đầu tiên bạn thực hiện để hướng tới sự nghiệp mơ ước của mình. Nếu bạn có sở thích và thường tham gia các hoạt động liên quan đến một ngành nhất định như viết bài truyền thông, lập trình, tham gia các cuộc thi vẽ, v.v. thì bạn nên đề cập đến trong CV của mình - khi xin làm biên tập, nhân viên truyền thông, lập trình viên hay thiết kế.
Mục hoạt động trong CV xin việc không quá quan trọng nhưng lại giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng rõ hơn về bạn như một ứng viên toàn diện, từ đó mở rộng cơ hội trúng tuyển. Bạn có thể cân nhắc đề cập tới một vài hoạt động mà bạn có tham gia và xuất sắc nhất.


Bình luận

Bài viết mới

Khi thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến phát triển mạnh thì các vị trí việc làm online như nhân viên kinh doanh, cộng tác viên có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Đặc biệt, mức lương nhân viên kinh doanh online cũng rất lý tưởng nên thu hút không ít ứng viên. Để đảm nhận vị trí này, ngoài kinh nghiệm thì kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng.
Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.
Dù tuyển dụng bất cứ vị trí nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn. Thế nhưng, chính xác thì các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành là gì và nên được thể hiện thế nào trong CV ứng tuyển?
Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
JobOKO
03/08/2021 16:30
Địa chỉ nhà riêng, địa chỉ thường trú của ứng viên có thể không phải thông tin bắt buộc phải có trong CV xin việc, nhưng đôi khi, ở cương vị người tìm việc, chúng ta vẫn thắc mắc có nên và có thực sự cần chia sẻ thông tin riêng tư này hay không? Liệu việc viết địa chỉ cụ thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến cơ hội việc làm?
JobOKO
27/05/2022 16:30
Có nên trình bày thông tin người tham chiếu vào CV hay không vẫn là một câu hỏi mở. Có 2 luồng ý kiến về vấn đề này, một bên cho rằng những thông tin như vậy rất quan trọng, một số khác lại không đồng tình vì thông tin tham chiếu có thể không cần thiết. Vậy thực tế ứng viên có nên viết hay không và viết như thế nào?
JobOKO
04/05/2022 10:30
Khi đi xin việc, ai cũng muốn tạo cho mình bản CV hoàn hảo nhất để có "tấm vé" bước vào vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, đôi khi có một vài "điểm khuyết" ở CV khiến nhà tuyển dụng đặt ra nhiều nghi vấn, thậm chí là liệt kê bạn vào "danh sách đen". Vậy làm thế nào để tránh được điều này?
JobOKO
14/05/2020 11:30
Kinh nghiệm không phải tự dưng mà có, nó được tích lũy theo thời gian và quá trình làm việc của bạn. Khi mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, có lẽ bạn sẽ lo lắng vì không có gì để đưa vào CV xin việc cả. Nhưng bạn đã lầm, bạn có rất nhiều thứ, thay vì áp lực vì cái mình không có, hãy tập trung các điểm tích cực và nhấn mạnh vào những kỹ năng bạn có.
JobOKO
07/04/2020 02:44
Có nên liệt kê nhiều công việc từng làm trong CV xin việc hay không là câu hỏi phổ biến với các ứng viên, đặc biệt là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Để trả lời vấn đề này, ứng viên cần xem xét dựa trên quan điểm của nhà tuyển dụng.
JobOKO
10/12/2022 09:30
Mục tiêu nghề nghiệp là phần khá quan trọng trong CV xin việc. Nhà tuyển dụng căn cứ vào đó để nhìn nhận được định hướng tương lai và sự phù hợp của bạn với công việc đang tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ứng viên chưa chú trọng dẫn đến mắc sai lầm khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
JobOKO
26/04/2022 11:30
Kinh nghiệm làm việc là phần mà nhà tuyển dụng chú trọng nhất trong CV nên nhiều ứng viên cho rằng viết càng dài càng tốt. Tuy nhiên, liệt kê quá nhiều kinh nghiệm chưa chắc đã có lợi cho ứng viên khi ứng tuyển. Nếu có nhiều kinh nghiệm, có nên đưa hết vào CV? Nên đề cập bao nhiêu năm thì phù hợp?
JobOKO
10/01/2022 07:30
Xác định được mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng và biết cách thể hiện các mục tiêu này trong CV xin việc cũng như trong cuộc phỏng vấn là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Thực tế, có những nguyên tắc nhất định giúp bạn thể hiện tốt nhất mục tiêu nghề nghiệp CSKH của mình, điều quan trọng là bạn cần nắm chắc và áp dụng linh hoạt.
JobOKO
14/02/2023 09:30
Làm sao để xác định mục tiêu nghề nghiệp nghiệp chuyên viên nhân sự một cách chuẩn xác? Phải viết thế nào để các mục tiêu này trở nên nổi bật trong CV? Nếu như đó là những điều bạn quan tâm thì đừng bỏ lỡ nội dung trong bài viết này nhé.
JobOKO
10/01/2022 15:30
Lĩnh vực kinh doanh tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm, tuyển dụng thường xuyên và cạnh tranh giữa các ứng viên đôi khi cũng "sứt đầu mẻ trán". Cho dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào nhưng nếu có thể biết cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngành kinh doanh thật ấn tượng trong CV thì cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn hẳn.
Giải thưởng của chúng tôi: