Nghỉ việc theo luật là thế nào? Người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi?

13/02/2022 13:30
Nghỉ việc theo luật, một cụm từ được sử dụng rất nhiều bởi cả người lao động và người sử dụng lao động. Không ai muốn nghỉ việc "trái luật" cả, thế nhưng như thế nào là nghỉ việc theo luật và bạn sẽ cần biết chính xác những gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Nghỉ việc dù là nghỉ việc trước hợp đồng hay khi kết thúc hợp đồng cũng đều sẽ có một quy trình xử lý tiêu chuẩn mà thông qua đó, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có thể kết thúc hợp tác một cách suôn sẻ, đúng với các quy định của pháp luật cũng như chính sách của công ty. JobOKO sẽ giúp bạn hiểu chính xác nhất thế nào là nghỉ việc theo luật cũng như cung cấp thông tin về các quy định trong luật lao động mà bạn cần biết khi muốn nghỉ việc.

MỤC LỤC:
I. Thế nào là nghỉ việc theo luật?
II. Những quy định về nghỉ việc người lao động nhất định phải biết
III. Quy trình xin nghỉ việc theo đúng luật
IV. Những lưu ý quan trọng khi nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

nghi viec theo luat

Những điều cần biết về nghỉ việc theo luật

I. Thế nào là nghỉ việc theo luật?

Nghỉ việc theo luật được hiểu là xử lý quá trình xin nghỉ và cho nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, tuân thủ các điều khoản của Bộ luật lao động. Trong đó, người lao động và người sử dụng lao động đều phải hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình, hoàn thành các trách nhiệm theo đúng quy định, quy trình tiêu chuẩn, từ đó quyền lợi của cả 2 bên được đảm bảo và nhất là không để xảy ra tranh chấp.

Trên thực tế, không khó để thấy có rất nhiều trường hợp xảy ra xung đột, tranh chấp pháp lý vì những trường hợp nghỉ việc không theo luật. Lỗi sai có thể thuộc về một bên hoặc cả 2 bên nhưng một khi đã xảy ra vấn đề do không tuân thủ luật pháp thì cho dù không dẫn tới kiện tụng, bồi thường thì cũng khiến người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng - cả về tiền bạc, lương thưởng, thủ tục bảo hiểm lẫn danh tiếng.

Vì vậy, điều quan trọng nhất khi nghỉ việc là cho dù bạn tự xin nghỉ, đơn phương chấm dứt hợp đồng hay bị người sử dụng lao động cho nghỉ thì vẫn cần tuân thủ luật, tuân theo các quy định để quá trình nghỉ việc vẫn nhẹ nhàng và suôn sẻ.

Đọc thêm: Tất tần tật những điều cần biết về nghỉ việc không lương

II. Những quy định về nghỉ việc người lao động nhất định phải biết

Muốn nghỉ việc theo đúng luật lao động, bạn sẽ cần biết đến các quy định liên quan như sau:

1. Người lao động có thể xin nghỉ mà không cần lý do

Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định người lao động khi muốn nghỉ việc cần phải có lý do và đáp ứng về thời gian báo trước khi nghỉ. Tuy nhiên, quy định hiện hành viết rõ rằng, người lao động có thể nghỉ việc không lý do, miễn là có thông báo trước về kế hoạch nghỉ, thời gian nghỉ với người sử dụng lao động.

2. Khi nghỉ việc cần phải báo trước bao nhiêu ngày?

Điều 35 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) quy định khi người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cần báo trước khoảng thời gian như sau:

  • Đối với hợp đồng lao động vô thời hạn (không xác định thời hạn): Báo trước khi nghỉ ít nhất là 45 ngày.
  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng (1 năm tới 3 năm) thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
  • Đối với hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng, bạn cần báo trước khi nghỉ ít nhất 3 ngày.
  • Đối với những hợp đồng lao đồng trong các ngành nghề, vị trí đặc thù thì báo trước theo quy định cụ thể của Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

nghi viec theo luat 2

Khi nghỉ việc, người lao động cần lưu ý điều gì?

3. Khi nào có thể nghỉ việc không báo trước?

Nghỉ việc theo luật cũng có nghĩa là bạn cần nghiêm túc với các quy định về việc xin nghỉ báo trước bao nhiêu ngày, tuy nhiên, luật cũng có những trường hợp ngoại lệ cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay lập tức, không cần báo trước.

  • Người sử dụng lao động không đáp ứng được các điều kiện về công việc đã thỏa thuận, địa điểm hoặc điều kiện, môi trường làm việc (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019).
  • Người lao động bị ngược đãi, đánh đập, xúc phạm, bị ảnh hưởng tới sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, ép buộc lao động.
  • Người lao động bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc.
  • Lao động nữ nghỉ việc vì mang thai theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định (theo Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019).

4. Nghỉ việc theo luật có nhất định phải bàn giao công việc không?

Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động là KHÔNG bắt buộc người lao động phải thực hiện bản giao. Dù vậy, Khoản 2 Điều 5 lại quy định rằng người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao đồng, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác. Nói cách khác, điều này phụ thuộc vào hợp đồng lao động và chính sách của công ty và thông thường thì khi xin nghỉ, bạn sẽ có trách nhiệm bàn giao về công việc, trang thiết bị,... theo đúng quy trình.

5. Nghỉ việc theo luật có được thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép không?

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động quy định, khi nghỉ việc theo luật có nghĩa là người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán tiền lương và những ngày nghỉ phép còn lại của người lao động.

6. Người sử dụng lao động không được giam lương quá 30 ngày

Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động (trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày). Nói cách khác, dù bạn nghỉ việc vì lý do gì thì tiền lương cho những ngày công bạn đã làm đều phải được trả đầy đủ.

7. Quy định về trả sổ BHXH

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:

"3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;".

Trong khi đó, Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng nhấn mạnh, việc chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

8. Quy định về trợ cấp thôi việc

Theo Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện như:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng luật.
  • Làm việc ít nhất cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.

Nếu đáp ứng, bạn sẽ nhận trợ cấp nửa tháng tiền lương cho mỗi 1 năm làm việc - mức tiền lương để tính trợ cấp thôi việc bằng trung bình 6 tháng gần nhất trước khi bạn nghỉ việc.

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính bằng công thức: Tổng thời gian làm việc thực tế - thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp - thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc.
  • Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Đọc thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

nghi viec theo luat 3

Các quy định về nghỉ việc theo luật người lao động cần nắm

9. Quy định về trợ cấp thất nghiệp

Bạn cần lưu ý là trợ cấp thôi việc sẽ khác với trợ cấp thất nghiệp nhé. Bạn chỉ có thể nhận trợ cấp thất nghiệp nếu đã tham gia đóng BHXH và bảo hiểm thất nghiệp. Mức thực nhận của bạn sẽ là 60% tiền lương trung bình của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc, mất việc.

Điều 49 Luật Việt làm 2013 quy định như sau:

  • Người lao động hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp nếu đóng đủ từ 12 - 36 tháng liên tục.
  • Mỗi 12 tháng tiếp theo đó bạn sẽ nhận được 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, tổng số tháng được nhận không quá 12 tháng.

Mức hưởng trợ cấp dù là được quy định bằng 60% lương bình quân 6 tháng gần đây nhất nhưng vẫn có quy định chi tiết hơn để giới hạn số tiền thực nhận như sau:

  • Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (làm tư nhân, ngoài nhà nước): Mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm nghỉ việc.
  • Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (làm việc trong các cơ quan nhà nước), mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm nghỉ việc.

Đọc thêm: Nghỉ việc không báo trước: Lý do không nên tự ý nghỉ

III. Quy trình xin nghỉ việc theo đúng luật

Thực tế, những nội dung đã đề cập ở phần II chính là tất cả các quy định liên quan tới quyết định nghỉ việc. Nói cách khác, chỉ cần người lao động và người sử dụng lao động xử lý nghỉ việc đúng luật như trên là được, không có quy định chính thức về quy trình xin nghỉ.

Dù vậy, thông thường thì mỗi công ty sẽ dựa trên luật lao động, việc làm, luật bảo hiểm xã hội,... và xây dựng ra một quy trình tuyển dụng, quản lý nhân sự cũng như xử lý các trường hợp nghỉ việc trước hợp đồng, cho thôi việc. Ngay từ khi nhân sự mới gia nhập công ty, bộ phận tuyển dụng nhân sự đại diện cho phía người sử dụng lao động có trách nhiệm chia sẻ, định hướng và thông báo các chính sách đó. Đặc biệt, trong hợp đồng lao động cũng nên ghi rõ về trường hợp nghỉ việc, bị cho thôi việc,... để có thỏa thuận và cam kết ngay từ đầu.

Sau đó, nếu nhân viên nghỉ việc trước hợp đồng thì chỉ cần làm theo quy trình bạn đã ký với công ty: Trình bày trực tiếp, nộp đơn xin nghỉ việc/ đơn xin thôi việc (chú ý báo trước đúng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng với người sử dụng lao động), hoàn tất bàn giao và hoàn tất các thủ tục liên quan tới bảo hiểm, giấy tờ khác.

nghi viec theo luat 4

Nghỉ việc đúng luật cần tuân theo quy trình nào?

IV. Những lưu ý quan trọng khi nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nghỉ việc đúng luật không có gì phức tạp đúng không nào, miễn là người lao động và người sử dụng lao động đều nghiêm túc với các quy định, thực hiện đúng, đủ, có giao tiếp và thái độ hợp tác để tránh hiểu nhầm, xung đột. Dù vậy, khi cân nhắc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn vẫn cần phải suy nghĩ thật kỹ, xem xét tất cả các khía cạnh:

  • Bạn có thể đợi đến hết hợp đồng hay không?
  • Bạn đã đọc kỹ và hiểu các quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình hay chưa?
  • Bạn nhất định phải tuân thủ cam kết và quy trình nghỉ việc trước hợp đồng như đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bạn kỹ.
  • Chuyên nghiệp và hợp tác với người sử dụng lao động.

Các thông tin về nghỉ việc theo luật trên đây chắc hẳn có thể giúp bạn có căn cứ và định hướng tốt nhất nếu như có kế hoạch nghỉ việc. Dù thế nào, hãy hiểu và ghi nhớ, làm đúng luật và quy định, chính sách của công ty để cả hai bên có thể đảm bảo quyền lợi cho mình và duy trì quan hệ thân thiện, tích cực sau đó.

tin mới

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Ngày cuối cùng nghỉ việc rời công ty, đừng quên gửi lời cảm ơn, lời chúc tới đồng nghiệp đã đồng hành, gắn bó với mình trong suốt thời gian qua để lưu lại những kỷ niệm đáng nhớ về nhau. Bạn cũng có thể gửi tin nhắn tạm biệt đồng nghiệp, quản lý trước khi nghỉ việc chuyển sang nơi công tác mới với gợi ý JobOKO chia sẻ trong bài viết.

24/02/2023 19:40

Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn

Trước khi nghỉ việc cần làm gì? Quy trình chuẩn bị

Đưa ra quyết định nghỉ việc khi chưa có sự cân nhắc sẽ khiến bạn gặp khó khăn cho quá trình tìm việc làm mới hay vấn đề tài chính cá nhân. Do đó, bạn cần biết được những việc cần làm khi nghỉ việc để thực hiện sao cho đúng quy trình và đảm bảo quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn.

04/05/2022 16:30

Trước khi nghỉ việc cần làm gì? Quy trình chuẩn bị

Nghỉ việc theo luật là thế nào? Người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi?

Nghỉ việc theo luật, một cụm từ được sử dụng rất nhiều bởi cả người lao động và người sử dụng lao động. Không ai muốn nghỉ việc "trái luật" cả, thế nhưng như thế nào là nghỉ việc theo luật và bạn sẽ cần biết chính xác những gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

13/02/2022 13:30

Nghỉ việc theo luật là thế nào? Người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi?

Quy trình chuẩn khi xin nghỉ việc trước hợp đồng

Nghỉ việc trước hợp đồng là điều mà cả doanh nghiệp và người lao động thường không mong muốn nhưng vẫn xảy ra rất nhiều trong thực tế. Vậy nghỉ việc trước hợp đồng cần lưu ý gì và nên xử lý ra sao để hợp lý và đúng luật?

10/02/2022 14:30

Quy trình chuẩn khi xin nghỉ việc trước hợp đồng

​Doanh nghiệp phải làm gì để ngăn nhân viên nghỉ việc sau Tết?

Rất nhiều nhân viên có xu hướng nghỉ việc ngay sau Tết khiến người sử dụng lao động cảm thấy thất vọng hoặc bối rối. Trên thực tế, giữ chân nhân viên, ngăn họ nghỉ việc ngay đầu năm mới là cuộc chiến với các nhà quản lý. Mặc dù đó là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết và sự chú ý đúng mức, song doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện với một số phương pháp nhất định.

06/02/2022 09:18

​Doanh nghiệp phải làm gì để ngăn nhân viên nghỉ việc sau Tết?

Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

Có quan điểm cho rằng nhân viên ngày nay đều là những người thường xuyên nhảy việc; họ ảo tưởng về sức mạnh của bản thân và thường xuyên tìm việc làm mới thay vì trung thành với một nhà tuyển dụng. Vậy có nguyên nhân nào đằng sau việc này và vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu?

24/07/2021 14:30

Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

Có nên xin nghỉ sau khi đã nhận việc?

Bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn và đã được tuyển dụng vào công ty A nhưng ngay lúc đó, bạn lại được nhận vào công ty B với mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển tốt hơn? Bạn băn khoăn có nên xin nghỉ việc ở công ty A để không khi bạn mới nhận việc chưa được bao lâu?

07/05/2021 15:30

Có nên xin nghỉ sau khi đã nhận việc?

Làm gì khi đồng nghiệp thân thiết bất ngờ nghỉ việc?

Ở công ty, bạn thường làm việc theo nhóm và có một số đồng nghiệp là những người bạn quen thuộc, hợp tác vô cùng ăn ý nhưng họ lại nghỉ việc đột xuất. Lúc này, bạn có thể sẽ phải xoay sở với phần công việc bị bỏ lại và làm quen, thích nghi với phong cách làm việc của nhân viên mới.

07/04/2021 00:30

Làm gì khi đồng nghiệp thân thiết bất ngờ nghỉ việc?

Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại

Bạn nên làm gì nếu muốn nghỉ việc nhưng sếp lại muốn thuyết phục bạn ở lại? Điều quan trọng nhất là cố gắng duy trì mối quan hệ tích cực với công ty trong khi nhìn nhận lại quyết định của bản thân. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.

16/05/2020 13:37

Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại

​Đâu là nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc?

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc như văn hóa, đời sống, môi trường làm việc,... khiến các sếp phải băn khoăn lo lắng không biết cách giải quyết ra sao. Trước tiên để xử lý được vấn đề chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, bài viết dưới đây là một số những nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc mà chúng tôi tìm hiểu và cập nhật. Các bạn hãy cùng tham khảo và đưa ra phương hướng giải quyết cũng như tạo thêm động lực cho nhân viên hiệu quả nhất.

15/04/2020 19:00

​Đâu là nguyên nhân khiến nhân viên mất động lực làm việc?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.