Trắc nghiệm tính cách mbti Liệu tính cách của bạn có phù hợp với nghề nghiệp bạn đã chọn?

Thông qua các bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ thực sự làm được điều đó một cách vô cùng dễ dàng.

Khám phá tính cách của bạn ngay

Trắc nghiệm tính cách MBTI

Bắt đầu

Công việc phù hợp với ISFP

ISFP giỏi ứng biến, rất linh hoạt và thân thiện, khoan dung, hiếm khi phán xét ai đó, thường có tài năng thiên bẩm về nghệ thuật, tinh tế và cá tính, có góc nhìn cởi mở với mọi người cũng như mọi sự việc xung quanh.

Điểm nhanh về nhóm tính cách ISFP

  • Có khoảng 9% dân số.
  • Từ để nói về nhóm: Người nghệ sĩ, người phiêu lưu.
  • Nghề nghiệp phù hợp: Họa sĩ, kiến trúc sư, thợ mộc, y tá, cảnh sát,...
  • Điểm mạnh: Tinh tế, ý tứ, khác biệt, cá tính.

01Nhóm tính cách ISFP là gì?

ISFP là viết tắt của Hướng nội, Cảm nhận, Cảm xúc và Nhận thức. ISFP là một người tràn đầy năng lượng nhờ thời gian ở một mình (Hướng nội), tập trung vào các sự kiện và chi tiết hơn là các ý tưởng và khái niệm (Cảm nhận), người đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và giá trị (Cảm xúc), đồng thời thích ứng biên và linh hoạt hơn là có kế hoạch và tổ chức (Nhận thức).

02Người thuộc nhóm ISFP là người như thế nào?

ISFP còn được gọi là Người Nghệ sĩ vì khả năng nhạy bén bẩm sinh của họ trong việc tạo ra những trải nghiệm thẩm mỹ. Đặc điểm tính cách của nhóm ISFP thể hiện như sau:

  • Cá tính nhẹ nhàng, luôn quan tâm tới những người xung quanh, sống cho thời điểm hiện tại, nhiệt tình và vui vẻ.
  • Linh hoạt và giỏi ứng biến, thích làm việc và sống theo dòng chảy ý thức để tận hưởng những gì cuộc sống mang lại.
  • Yên tĩnh và khiêm tốn, khá kín đáo và chỉ thể hiện sự ấm áp, thân thiện, nhu cầu được chia sẻ và gắn bó với những người thân thiết.
  • ISFP thích các trải nghiệm cảm giác, thường có tài năng thiên bẩm về nghệ thuật.
  • Khoan dung và không phán xét, cố gắng chấp nhận và hỗ trợ người khác với điều kiện tuân thủ những giá trị cốt lõi mà họ coi trọng.

03Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ISFP

  • Cher (Ca sĩ).
  • Barbra Streisand (Ca sĩ).
  • Frida Kahlo (Họa sĩ).
  • Jacqueline Kennedy Onassis (Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ).
  • Bob Dylan (Ca - nhạc sĩ Mỹ).
  • Wolfgang Amadeus Mozart (Nhạc sĩ nhạc giao hưởng huyền thoại).
  • Jimi Hendrix (Nhạc sĩ).
  • Rihanna (Ca sĩ).
  • Michael Jackson (Ca - nhạc sĩ).
Barbra Joan Streisand (một nhà sáng tác nhạc, diễn viên điện ảnh, kịch và ca sĩ người Mỹ.)
Michael Joseph Jackson (Được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc pop")

04Lựa chọn nghề nghiệp cho ISFP

Tính cách tích cực, dễ hòa hợp và tâm hồn của "Người nghệ sĩ" giúp ISFP thích nghi với công việc khá nhanh, có thể thành công trong nhiều nghề nghiệp, vai trò nhất định.

  • ISFP thích môi trường làm việc lịch sự, hợp tác, thích thực hành và tạo ra kết quả hữu hình từ nỗ lực thực tế.
  • Có xu hướng lựa chọn các nghề nghiệp, công việc họ cảm thấy có ý nghĩa.
  • Thích làm việc trong các vai trò đầu vào, đơn giản để giảm bớt áp lực cạnh tranh.
  • Không giỏi nói trước đám đông, dẫn dắt hay quản lý nhóm lớn.
  • Có thể làm việc độc lập và làm việc nhóm xuất sắc vì khả năng thích nghi nhanh.
  • Hợp tác tốt với đồng nghiệp - đặc biệt là đồng nghiệp linh hoạt và nhiệt tình.

Nhìn chung, khi chọn nghề thì tính cách ISFP nên tập trung vào thế mạnh là sự nhạy cảm, tư duy nghệ thuật và tránh các công việc có phần cứng nhắc hoặc yêu cầu tuân thủ nghiêm khắc kế hoạch, chiến lược.

ISFP phù hợp và không phù hợp với những công việc gì?

4.1. Những công việc phù hợp nhất cho ISFP

Với đặc điểm tính cách như vậy, ISFP phù hợp nhất trong các sự nghiệp liên quan tới thiết kế, sáng tạo và nghệ thuật, cụ thể như sau:
  • Nhà thiết kế thời trang.
  • Nhân viên thiết kế nội thất.
  • Chuyên viên thẩm mỹ.
  • Họa sĩ.
  • Kiến trúc sư.
  • Thợ kim hoàn.
  • Thợ mộc.
  • Bếp trưởng.
  • Thợ may.
  • Thợ làm bánh.
  • Chuyên viên thiết kế đồ họa.
  • Thợ cơ khí.
  • Chủ tiệm hoa/ Nghệ nhân cắm hoa.
  • Y tá.
  • Chuyên gia trị liệu.
  • Huấn luyện viên thể thao.
  • Dược sĩ.
  • Thẩm định viên bảo hiểm.
  • Nhà thực vật học.
  • Nghiên cứu địa chất.
  • Giáo viên mầm non.
  • Nhân viên tại các tổ chức phi chính phủ.
  • Phiên dịch viên.
  • Giáo viên giáo dục đặc biệt.
  • Cảnh sát.
  • Lính cứu hỏa.
  • Huấn luyện động vật.
  • Nghệ sĩ giải trí.
  • Ca sĩ.
  • Nhạc sĩ.

4.2. Các nghề nghiệp mà ISFP nên tránh

Có một số công việc không phải là những người thuộc nhóm tính cách ISFP hoàn toàn không thể làm được mà là sẽ không thực sự phù hợp, thậm chí khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Về cơ bản thì nếu có thể, bạn hãy tránh những công việc như:

  • Nhân viên kinh doanh.
  • Quản lý cửa hàng.
  • Giám đốc marketing.
  • Người kinh doanh bán lẻ.
  • Kiểm toán viên.
  • Bác sĩ phẫu thuật.
  • Bác sĩ nha khoa.
  • Bác sĩ tâm lý.
  • Kỹ sư y sinh.
  • Kỹ sư hàng không.
  • Kỹ sư Hoá học.
  • Luật sư.
  • Thẩm phán.

4.3. Khả năng làm việc nhóm (teamwork) của ISFP

  • Khi làm việc trong môi trường nhóm, ISFP là các thành viên nhạy cảm, nhanh nhẹn và luôn cố gắng đóng góp giải pháp thiết thực cho công việc chung.
  • Nhiệt tình giúp đỡ các thành viên trong team, là người lắng nghe "chất lượng" và đáng tin cậy.
  • Thể hiện sự hợp tác, dễ thỏa hiệp và đồng ý với mọi người trong nhóm.
  • Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ trợ giúp bằng cách chuẩn bị sẵn tài liệu, dữ liệu giúp cả nhóm hiểu rõ tình huống.
  • ISFP hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ trong nhóm khi phối hợp với những thành viên có định hướng và kế hoạch vì ISFP xuất sắc trong việc giải quyết vấn đề sáng tạo nhưng không giỏi lập kế hoạch nên sẽ cần người dẫn dắt.
  • ISFP cũng không giỏi lý thuyết và dự báo, đưa ra dự đoán, có thể trở nên thiếu kiên nhẫn với những ý tưởng không mang lại lợi ích cụ thể.

4.4. ISFP trong vai trò leader, quản lý

  • Ở các vị trí lãnh đạo, ISFP được thúc đẩy bởi sứ mệnh cá nhân, quan tâm đến việc giúp thành viên kết nối và hợp tác tốt với nhau để đạt được các mục tiêu chung.
  • Có khả năng hiểu nhu cầu và mối quan tâm của những người mà họ làm việc cùng, thích ứng và điều chỉnh cách cư xử cho dù có thay đổi hoàn cảnh.
  • ISFP là những nhà lãnh đạo thực tế và nhạy bén, giỏi thu thập các nguồn lực và đánh giá yêu cầu công việc trong mỗi tình huống khác nhau.
  • Xuất sắc trong việc xây dựng lòng tin và làm gương cho mọi người, thường âm thầm hỗ trợ hơn là độc đoán, áp đặt.
  • ISFP thường không muốn giữ vai trò lãnh đạo

05Nguyên tắc để ISFP phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Để phát huy hết tiềm năng của mình và đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống, các bạn thuộc nhóm tính cách ISFP nên:

  • Quan tâm nhiều hơn tới cảm xúc của bản thân: Muốn phát triển về lâu dài một cách cân bằng, bạn nên thay đổi để giảm đi sự hi sinh của bản thân, đặt ưu tiên của người khác cao hơn mình, đừng sợ làm phật ý người khác.
  • Tự tin và sẵn sàng mạo hiểm: ISFP có xu hướng đánh giá thấp kỹ năng và trí thông minh của chính mình và vì thế mà dễ chững lại ở vùng an toàn. Hãy mạnh mẽ, trân trọng cơ hội, chấp nhận thử thách khi cần.
  • Vị tha, khiêm tốn nhưng cần có tham vọng: ISFP có những phẩm chất cá nhân tuyệt vời, nhất là lòng vị tha và thái độ khoan dung luôn được coi là nét tính cách hấp dẫn nhất nhưng đừng quá cả nể mà hãy thẳng thắn đối mặt với tham vọng, quan điểm, ý tưởng của bản thân.
  • Tiếp xúc nhiều hơn với những người có tầm nhìn: Thiếu quyết đoán và không giỏi lập kế hoạch cho tương lai, ISFP nên tiếp xúc với những người có tầm nhìn xa trông rộng, rõ ràng về các kế hoạch, dự định của họ để học hỏi và áp dụng.
  • Học cách lập kế hoạch: Bạn có thể rèn luyện bằng cách bắt đầu trả lời các câu hỏi như: "Tôi muốn làm gì trong 5 năm kể từ bây giờ?", "phát triển cá nhân có nghĩa là gì đối với tôi?". "tôi muốn cuộc sống của mình trông như thế nào khi bước sang tuổi 50?"
Cách phát triển sự nghiệp cho người thuộc nhóm ISFP

06Điểm mạnh của ISFP

  • Tinh tế, ý tứ: ISFP là những người siêu tinh ý và hiếm khi bỏ qua bất kỳ chi tiết, có thể tổng hợp và phân tích chính xác tình huống, đưa ra giải pháp thiết thực và hợp lý, có khả năng ứng dụng cao.
  • Táo bạo và linh hoạt: Hướng tới một cuộc sống nhiều niềm vui, ISFP thường có cuộc sống vô cùng năng động, mạnh dạn theo đuổi nhiều sở thích và đảm nhận nhiều dự án thú vị.
  • Có nguyên tắc: ISFP sẽ không hy sinh các nguyên tắc của mình cho bất cứ điều gì và họ không khoan nhượng với những kẻ gian lận, dối trá hoặc đạo đức giả.
  • Khác biệt, cá tính: ISFP thì luôn thích sống theo nhịp điệu của chính họ, dựa vào bản năng và giá trị của riêng họ để nhận thức điều gì là đúng hay là sai, tin rằng bản chất con người vốn phức tạp, lựa chọn của mỗi người cũng không phải là duy nhất.

07Điểm yếu của ISFP

  • Quá nhạy cảm: ISFP thường tốt bụng và chu đáo, quyết tâm giữ hòa khí đến mức thường xuyên kìm nén cảm xúc khó chịu hoặc phớt lờ nhu cầu của bản thân và sự nhạy cảm trời sinh có thể khiến bạn bị tổn thương.
  • Lưỡng lự và khó đoán: Sáng tạo, linh hoạt và có thể thích ứng nhanh nhưng ranh giới giữa tính linh hoạt và sự thiếu quyết đoán cũng rất mỏng manh. ISFP dễ bị dao động bởi những ý kiến xung quanh.
  • Cả thèm chóng chán: ISFP khó nắm bắt, học hỏi từ những nội dung có vẻ quá trừu tượng hoặc lý thuyết, khả năng tập trung kém và dễ cảm thấy nhàm chán, nhạt nhẽo nên bỏ dở ngang chừng nhiều nhiệm vụ.
  • Thiếu kế hoạch cho tương lai: ISFP ít khi nhận thức được đầy đủ hậu quả của các hành động do tính cách lạc quan, không nghĩ tới tương lai xa. Cũng vì vậy mà ISFP dễ bị choáng ngợp và sụp đổ bởi các tình huống bất ngờ.

Ưu điểm và nhược điểm của nhóm tính cách ISFP

08Những nhóm tính cách hợp với ISFP

  • Nhóm tính cách phù hợp nhất: ISTP, ISFP, ISFJ, ESFP là những nhóm tính cách đặc biệt dễ kết nối với ISFP vì dễ chia sẻ các giá trị, sở thích, quan điểm với nhau.
  • Khác biệt nhưng thu hút: INFP. ESTP, ESFJ, ENFP có thể có phần xung đột với ISFP về tính cách nhưng vẫn có thể thân thiết với nhau vì sự khác biệt không quá lớn, chủ yếu là thu hút lẫn nhau.
  • Bổ sung cho nhau: Các ISFP có thể không cảm thấy có sự kết nối ngay lập tức với những người thuộc nhóm tính cách INTP, INFJ, ISTJ, ENFJ nhưng khi có thời gian thì chắc hẳn cả hai bên đều học được ở nhau rất nhiều điều bổ ích.
  • Dễ xung đột: INTJ, ESTJ, ENTP, ENTJ có tính cách gần như hoàn toàn trái ngược với ISFP và khi buộc phải hợp tác thì 2 bên rất dễ xung đột do mâu thuẫn trong tính cách.

09ISFP trong mắt những người xung quanh

  • Đối với những người xung quanh, ISFP ban đầu khá mờ nhạt và xa cách, có phần lạnh lùng.
  • Thân quen sẽ thấy ISFP chu đáo, biết quan tâm, cẩn thận và cung cấp sự trợ giúp thầm lặng, làm được nhiều điều cho người khác.
  • Khiêm tốn và đáng mến, không thích được chú ý.
  • Khoan dung và chấp nhận cả những điểm yếu, khác biệt từ người khác.
Đặc điểm phổ biến của nhóm tính cách ISFP

Những đặc điểm tính cách, thế mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách ISFP có giúp bạn hình dung rõ hơn? Mong rằng thông tin JobOKO chia sẻ sẽ hữu ích để bạn đưa ra các lựa chọn nghề nghiệp thích hợp nhất, đồng thời phát triển và hoàn thiện bản thân để thành công, thăng tiến nhé.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.