Kỹ năng cần có và mức lương của Trưởng phòng quản lý chất lượng

11/04/2022 17:00
Trưởng phòng quản lý chất lượng phụ trách toàn thể hoạt động của phòng quản lý chất lượng, có ảnh hưởng lớn lao đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ xuất hiện trên thị trường. Nếu thăng tiến lên vị trí này là mục tiêu hàng đầu của bạn, trước hết hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc, kỹ năng cần thiết và kỹ năng nhé.
Trong những công ty sản xuất, công ty nào cũng sẽ có phòng quản lý chất lượng. Đồng thời, với những người đang làm công việc QA, QC thì trở thành trưởng phòng quản lý chất lượng có thể là một trong những mục tiêu hàng đầu. Bài viết dưới đây của JOBOKO sẽ giúp bạn hình dung chính xác, đầy đủ về công việc của một trưởng phòng quản lý chất lượng.

MỤC LỤC:
I. Nhiệm vụ của một trưởng phòng quản lý chất lượng
II. Mức lương trung bình của một quản lý chất lượng
III. Yêu cầu để trở thành một trưởng phòng quản lý chất lượng
IV. Làm thế nào để trở thành một trưởng phòng quản lý chất lượng?

truong phong quan ly chat luong can co nhung ky nang gi luong cao khong

Tìm hiểu những thông tin chi tiết về việc làm trưởng phòng quản lý chất lượng

I. Nhiệm vụ của một trưởng phòng quản lý chất lượng

Nhiệm vụ của mỗi trưởng phòng quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau hoàn toàn, phụ thuộc vào sản phẩm, quy mô... Tuy vậy, về cơ bản thì các công việc chính sẽ bao gồm:
  • Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng.
  • Đảm bảo thông số kỹ thuật chính xác trên sản phẩm.
  • Đề xuất chương trình, chính sách, kế hoạch đảm bảo chất lượng.
  • Đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng, quá trình vận hành sản xuất tuân thủ theo đúng hướng dẫn, quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn nội bộ.
  • Lập hồ sơ kết quả sản xuất và phân tích để tìm kiếm cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Nộp báo cáo chất lượng cho cấp trên.
  • Quản lý nhân viên và điều hành mọi hoạt động của phòng quản lý chất lượng.
  • Thực hiện đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng của công ty và lập kế hoạch hoặc quy trình để cải tiến.
  • Đào tạo nhân viên về các tiêu chuẩn và quy trình đảm bảo chất lượng.

Đọc thêm: Mô tả công việc của Trưởng phòng Quản lý Chất lượng

II. Mức lương trung bình của một quản lý chất lượng

Trưởng phòng quản lý chất lượng hay trưởng phòng chất lượng được trả lương dựa trên mức độ trách nhiệm đối với công việc và kinh nghiệm làm việc của họ. Các doanh nghiệp lớn thường trả lương cho quản lý chất lượng cao hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên họ yêu cầu ứng viên có ít nhất một vài kinh nghiệm trong ngành.

  • Mức thu nhập bình quân ở Việt Nam: 15.000.000 VNĐ đồng/tháng.
  • Khoảng lương phổ biến từ 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ đồng/tháng.

III. Yêu cầu để trở thành một trưởng phòng quản lý chất lượng

1. Trình độ học vấn

Trưởng phòng quản lý chất lượng cần phải có bằng Cử nhân trở lên các chuyên ngành quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng hoặc một lĩnh vực có liên quan khác. Họ cũng có thể tham gia các khóa học về toán học, quản lý hệ thống, đo lường và quản trị kinh doanh trong giai đoạn đại học nếu như muốn theo đuổi sự nghiệp quản lý chất lượng. Các bằng cấp cao hơn như thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) thường không được yêu cầu cho các vị trí quản lý chất lượng nhưng chúng sẽ khiến họ trở thành một ứng cử viên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Kỹ năng

Quản lý chất lượng cần một số kỹ năng như:

  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Trưởng phòng quản lý chất lượng phải có khả năng theo dõi các quá trình sản xuất và sản phẩm trong toàn bộ công ty và sự tỉ mỉ, chi tiết để phát hiện những chỗ chưa đạt tiêu chuẩn.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Trưởng phòng quản lý chất lượng có vai trò hướng dẫn, quản lý, giám sát quá trình làm việc của tất cả các nhân viên trong công ty. Nhiệm vụ có thể bao gồm cả việc thuyết trình hoặc điều hành các cuộc họp.
  • Kỹ năng tổ chức công việc: Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả giúp họ có thể hoàn thành tốt một khối lượng lớn công việc, bao gồm cả việc chuyên môn và hành chính nhân sự.
  • Kỹ năng công nghệ: Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng là điều kiện không thể thiếu để trở thành quản lý chất lượng thành công, vì họ sẽ phụ trách bài thuyết trình, phân tích dữ liệu trong các chương trình bảng tính và tạo các tài liệu thông tin để gửi tới nhân viên cho công ty.
  • Hiểu biết về các tiêu chuẩn pháp lý: Các ngành công nghiệp khác nhau phải tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý cụ thể về sản xuất khác nhau. Trưởng phòng quản lý chất lượng phải hiểu các tiêu chuẩn này và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc trong quá trình làm việc.
  • Kiến thức về các quy trình kiểm soát chất lượng: Quản lý chất lượng phải là người am hiểu các tiêu chuẩn công nghiệp đối với các quy trình và sản phẩm trong công ty.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Phần lớn công việc của một quản lý chất lượng được thực hiện bằng cách phân tích dữ liệu từ các quy trình của công ty, phát hiện các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và tìm kiếm cơ hội cải tiến sản phẩm.

Đọc thêm: Mẹo tăng kỹ năng phân tích cho trưởng phòng quản lý chất lượng

truong phong quan ly chat luong can co nhung ky nang gi luong cao khong 2

Những kỹ năng trưởng phòng quản lý chất lượng cần có

IV. Làm thế nào để trở thành một trưởng phòng quản lý chất lượng?

Thực hiện các bước dưới đây để trở thành quản lý chất lượng bạn nhé:

Bước 1. Chuẩn bị kiến thức chuyên môn: Các chương trình cấp bằng về quản trị kinh doanh, quản lý kiểm soát chất lượng và các lĩnh vực tương tự khác là tấm thông hành lý tưởng cho các nhà quản lý chất lượng.
Bước 2. Tích lũy kinh nghiệm làm việc: Nhiều công ty lớn có đội ngũ nhân viên làm công tác kiểm soát chất lượng được giám sát bởi quản lý chất lượng. Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên hoặc xin làm thực tập sinh trong đó để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Bước 3. Chuẩn bị CV và ứng tuyển: Liệt kê thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và chứng chỉ để tạo CV xin việc quản lý chất lượng ấn tượng.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tính chất công việc của một trưởng phòng quản lý chất lượng, những yêu cầu để trở thành một trưởng phòng quản lý chất lượng và cách để trở thành một quản lý chất lượng. Chúc bạn thành công!

tin mới

Các kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC

Nhân viên QC là một vị trí công việc được tuyển nhiều trong lĩnh vực sản xuất nhưng nhiều người vẫn còn lầm tưởng đây là nhân viên Quảng Cáo. Vậy thực hư nhân viên QC là gì? Các kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC là gì? Bạn đọc hãy cùng Joboko.com tìm hiểu chi tiết về công việc này trong bài viết dưới đây nhé!

02/09/2022 07:58

Các kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC

Kỹ năng cần có và mức lương của Trưởng phòng quản lý chất lượng

Trưởng phòng quản lý chất lượng phụ trách toàn thể hoạt động của phòng quản lý chất lượng, có ảnh hưởng lớn lao đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ xuất hiện trên thị trường. Nếu thăng tiến lên vị trí này là mục tiêu hàng đầu của bạn, trước hết hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc, kỹ năng cần thiết và kỹ năng nhé.

11/04/2022 17:00

Kỹ năng cần có và mức lương của Trưởng phòng quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là gì? Vai trò của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Quản lý chất lượng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không ngừng đảm bảo, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng thiết yếu.

23/09/2021 15:30

Quản lý chất lượng là gì? Vai trò của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Nhân viên quản lý chất lượng không thể xem nhẹ những kỹ năng này

Là một nhân viên quản lý chất lượng (QC), bạn sẽ phải trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Bởi chỉ một sai sót nhỏ trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, bạn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới danh tiếng của doanh nghiệp. Vậy một nhân viên quản lý chất lượng cần có những kỹ năng nào để trở nên xuất sắc?

12/09/2021 13:30

Nhân viên quản lý chất lượng không thể xem nhẹ những kỹ năng này

Nhân viên PQC là gì? Mô tả công việc Nhân viên PQC chi tiết nhất

Bạn đã từng nghe nhiều về nhân viên QA, QC nhưng lại chưa từng biết về vị trí PQC? Bạn thấy tin đăng tuyển nhân viên PQC với nhiều đãi ngộ cực tốt nhưng không rõ công việc này là làm gì? JobOKO sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ về vai trò này qua định nghĩa và mô tả công việc nhân viên PQC chi tiết, chính xác nhất sau đây.

29/07/2021 06:30

Nhân viên PQC là gì? Mô tả công việc Nhân viên PQC chi tiết nhất

Mô tả công việc của Trưởng phòng chất lượng

Trưởng phòng chất lượng là người đứng đầu bộ phận Quản lý chất lượng, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Trưởng phòng chất lượng có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp.

05/11/2020 09:30

Mô tả công việc của Trưởng phòng chất lượng

Nhân viên KCS thực phẩm là gì?

Trong ngành chế biến thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng là rất quan trọng giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng, uy tín cho thương hiệu và đương nhiên công việc kinh doanh cũng sẽ tốt hơn. Vì vậy, rất cần vai trò của một nhân viên KCS thực phẩm. Vậy nhân viên KCS thực phẩm là gì? Công việc này có gì đáng chú ý? Bạn đọc tìm hiểu cùng Joboko.com nhé!

23/03/2020 13:35

Nhân viên KCS thực phẩm là gì?

Tuyển QA Supervisor

Mặc dù bắt gặp từ QA Supervisor khá nhiều nhưng không phải ai cũng biết công việc cụ thể của vị trí này là gì? Trong bài viết dưới đây, Joboko sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết những vấn đề liên quan như mức lương, kỹ năng của giám sát nhân viên đảm bảo chất lượng.

02/03/2020 14:24

Tuyển QA Supervisor

Mô tả công việc của Nhân Viên QC

Nhân viên QC/QA hay nhân viên kiểm soát chất lượng làm việc trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ sản xuất ô tô cho đến chế biến thực phẩm. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, họ có thể kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm bằng mắt, bằng tay trước, trong hoặc sau quá trình sản xuất; chạy và theo dõi thiết bị kiểm tra cũng như ghi phép, phân tích thông tin chất lượng.

28/02/2020 09:15

Mô tả công việc của Nhân Viên QC
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.