Top việc làm video, dựng phim hấp dẫn nhất

19/10/2021 16:30
Cùng với sự phát triển của truyền hình và truyền thông số, rất nhiều công việc trong lĩnh vực video, dựng phim ra đời. Tùy thuộc vào chuyên môn mà bạn có thể có được một công việc thú vị, đầy tính thách thức trong ngành này. Tuy nhiên, nếu biết mẹo xin việc hiệu quả, quá trình ứng tuyển của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

MỤC LỤC:
I. Việc làm liên quan đến video
II. Việc làm liên quan đến dựng phim
III. Làm thế nào để xin việc làm liên quan đến video, dựng phim?

Để làm việc trong lĩnh vực video, dựng phim, bạn phải có bằng cấp, chứng chỉ hoặc tay nghề vững về một công việc cụ thể, chẳng hạn như quay phim, chỉnh sửa video hay viết kịch bản,... Công việc trong ngành này tập trung vào sự sáng tạo, có mức thu nhập tương đối cao (tùy theo từng vị trí).

viec lam lien quan den video dung phim

Có những việc làm nào liên quan đến video phổ biến?

I. Việc làm liên quan đến video

1. Nhân viên sản xuất video

Nhân viên sản xuất video làm việc trong các công ty truyền thông hoặc các công ty có nhu cầu xây dựng nội dung video, phụ trách quá trình sản xuất video từ chuẩn bị bối cảnh đến chỉ đạo quay và biên tập video. Nhân viên sản xuất video cần có tầm nhìn bao quát trong khi chú trọng đến tiểu tiết để đảm bảo chất lượng và tính trực quan của video đều hấp dẫn.

2. Biên tập viên video/Video Editor

Biên tập viên video hay Video Editor là những người sử dụng công cụ và phần mềm chuyên dụng để cắt bỏ, chắp nối những đoạn phim với nhau thành một video hoàn chỉnh, logic, mượt mà và thu hút.

Đọc thêm: Học gì ra làm Video Game Designer?

3. Nhân viên Encode

Tất cả các video trước khi được xuất bản đều cần quá trình encode - chuyển mã để cho phép xem trên nhiều thiết bị khác nhau. Nhân viên Encode là người thực hiện quy trình này. Nói cách khác, công việc của họ nhằm mục tiêu đảm bảo video tương thích với nhiều thiết bị.

4. Nhân viên dịch phụ đề video

Có rất nhiều video trên YouTube hay các trang web hiện nay không phải video được tạo mới hoàn toàn mà là dịch từ các nguồn nước ngoài. Nhân viên dịch phụ đề video là người làm timing, trích xuất phụ đề tiếng nước ngoài và dịch sang ngôn ngữ đích. Trong một số trường hợp, người dịch phụ đề có thể chỉ nghe và dịch mà không có tệp phụ đề gốc.

viec lam lien quan den video dung phim 2

Các vị trí việc làm liên quan đến video thu hút giới trẻ

II. Việc làm liên quan đến dựng phim

1. Bộ phận nghệ thuật

  • Giám đốc nghệ thuật: Làm việc với nhà thiết kế sản xuất, chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng hình ảnh cho một bộ phim.
  • Prop Maker: Xây dựng các đạo cụ độc đáo và chuyên dụng với các vật liệu giá rẻ phục vụ quá trình quay phim, video, thường có nhiều kỹ năng gia công, xây dựng và điêu khắc.
  • Prop Master: Mua lại, sắp xếp, duy trì và tính toán ngân sách các đạo cụ cần thiết cho quá trình quay phim.
  • Nghệ sĩ/Họa sĩ dựng cảnh: Thiết kế và xử lý tất cả các bối cảnh dựng phim, có thể bao gồm sơn, trát, tô màu, kết cấu, v.v.
  • Điều phối viên: Lập ngân sách và đặt hàng các vật liệu cần thiết cho các thiết kế theo yêu cầu của giám đốc nghệ thuật.
  • Set Decorator/Dresser: Là người ra quyết định về những đồ trang trí được sử dụng trên phim trường.
  • Storyboard Artist: Là người chịu trách nhiệm tạo ra một loạt các hình minh họa và phác họa dựa trên tầm nhìn của đạo diễn trong quá trình tiền sản xuất.

2. Bộ phận quay phim

  • Nhân viên quay phim: Điều khiển máy quay phim dưới nhiều góc nhìn khác nhau theo yêu cầu của đạo diễn.
  • Quay phim (Trên không): Điều khiển drone ghi hình từ trên cao.
  • Quay phim (Jib Arm/Crane): Thiết lập và vận hành cần trục máy ảnh cơ học.
  • Sắp xếp dữ liệu: Tổ chức, sắp xếp, dán nhãn, tải xuống, sao chép và định dạng lại các đĩa lưu trữ kỹ thuật số để chuyển cho phòng biên tập.
  • Kỹ thuật viên hình ảnh: Sử dụng các phương pháp xử lý hình ảnh khác nhau để đạt được chất lượng hình ảnh cao nhất trong quá trình sản xuất phim.

viec lam lien quan den video dung phim 3

Bộ phận quay phim không thể thiếu trong bất kỳ tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình

Đọc thêm: Báo chí, biên tập: Nghề nghiệp hot cho những người thích viết lách

3. Bộ phận thực phẩm

  • Trợ lý stylist thực phẩm: Hỗ trợ stylist thực phẩm trong việc chuẩn bị và sắp xếp thực phẩm phục vụ quá trình quay phim.
  • Stylist thực phẩm: Chuẩn bị và sắp xếp thực phẩm theo cách hấp dẫn nhất cho việc ghi hình, chụp ảnh quảng bá phim.

4. Bộ phận Chiếu sáng & Grip

  • Best Boy: Quản lý bộ phận chiếu sáng, chịu trách nhiệm vận hành, điều chỉnh và cân bằng tải điện trên máy phát điện khi cần thiết, phân phối hệ thống cáp điện đúng cách cung cấp năng lượng cần thiết cho mỗi đèn tại trường quay.
  • Gaffer: Còn được gọi là kỹ thuật viên ánh sáng chính, xây dựng và thực hiện một kế hoạch chiếu sáng theo mong muốn của đạo diễn.
  • Grip: Tạo hiệu ứng hoa văn và bóng, ánh sáng màu, ánh sáng khuếch tán hoặc ánh sáng chặn trên trường quay.

5. Bộ phận hiện trường

Quản lý địa điểm: Xin giấy phép và các thông quan cần thiết khác để được phép quay phim ở một địa điểm cụ thể.

6. Bộ phận phục trang

  • Nhà thiết kế trang phục: Quyết định trang phục mà các diễn viên sẽ mặc trong quá trình quay phim. Trang phục cần được tạo ra hoặc lựa chọn dựa vào yêu cầu kịch bản và miêu tả nhân vật.
  • Nhà tạo mẫu tóc: Tạo kiểu và duy trì mái tóc của diễn viên trong suốt quá trình quay phim.
  • Chuyên gia trang điểm: Trang điểm cho các diễn viên trong quá trình ghi hình, tạo hiệu quả trực quan theo yêu cầu của đạo diễn.
  • Trang điểm FX: Sử dụng nhiều kỹ thuật để tạo hình diễn viên hoàn toàn khác biệt và dán các vật liệu như latex, gelatin, tạo hiệu ứng lão hóa,...

viec lam lien quan den video dung phim 4

Để có được hình ảnh chỉn chu thì diễn viên cần sự hỗ trợ của stylish và chuyên gia makeup

7. Bộ phận sản xuất, dựng phim

  • Trợ lý đạo diễn: Làm việc với nhà sản xuất và đạo diễn để lên lịch quay hiệu quả nhất có thể.
  • Đạo diễn: Đạo diễn là "nghệ sĩ sáng tạo" quan trọng bậc nhất trong một bộ phim. Đạo diễn làm việc trực tiếp với các diễn viên, trao đổi và hướng dẫn họ về diễn xuất. Đạo diễn đóng một vai trò lớn trong việc tuyển chọn diễn viên, chỉnh sửa kịch bản và thậm chí là biên tập phim. Thông thường, đạo diễn được thuê bởi nhà sản xuất của bộ phim.
  • Nhà sản xuất: Quản lý toàn bộ quá trình dựng phim và hoàn thành, ra mắt bộ phim như phát triển kịch bản thành một dự án khả thi, hỗ trợ việc thuê diễn viên và các thành viên trong đoàn làm phim.
  • Trợ lý sản xuất: Nhiều cá nhân bắt đầu sự nghiệp trong ngành công nghiệp điện ảnh với tư cách là trợ lý sản xuất. Một trợ lý sản xuất thường thực hiện tất cả các nhiệm vụ nhỏ theo yêu cầu của nhà sản xuất như bàn giao bộ đàm, chạy việc vặt, v.v.
  • Điều phối viên sản xuất: Điều phối hậu trường của bộ phận hậu cần, có thể bao gồm thuê thiết bị, thuê nhân viên đoàn làm phim, xử lý các thủ tục giấy tờ liên quan tới quay phim và phát hành phim.
  • Thiết kế sản xuất: Làm việc với đạo diễn và chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế tổng thể trực quan cả về phần nhìn và phần cảm nhận cho một bộ phim như sử dụng trang phục, phong cảnh, đạo cụ và cảnh quan khác.

8. Bộ phận âm thanh

  • Giám đốc âm thanh: Phụ trách toàn bộ các công việc liên quan tới kiểm soát, ghi âm thanh trong quá trình quay phim.
  • Foley Artist (Nhân viên mô phỏng âm thanh): Tạo âm thanh mô phỏng thực tế tại phòng thu.

Ngoài những vị trí trên, đoàn làm phim cũng có thể có Chỉ đạo võ thuật hoặc, Nhân viên lồng tiếng, các vị trí nhân viên trong đoàn,... Vai trò công việc cụ thể được tuyển dụng căn cứ vào phong cách, nội dung của bộ phim.

III. Làm thế nào để xin việc làm liên quan đến video, dựng phim?

Các vị trí việc làm trong lĩnh vực video, dựng phim rất đa dạng. Bạn có thể tốt nghiệp trường Sân khấu điện ảnh, trường múa, học chuyên ngành Thiết kế hay Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, v.v. Điều quan trọng là bạn có đam mê và sáng tạo, từng tự tạo ra các sản phẩm hữu hình như dịch video, biên tập hay cắt ghép thì đều có thể thử sức trong các đội nhóm, công ty hoặc đoàn làm phim chuyên nghiệp.
Công việc trong lĩnh vực video, dựng phim thường không có sự cố định về giờ giấc. Bạn có thể có những khoảng thời gian tự do, rảnh rỗi và sau đó phải chạy deadline không kể ngày đêm. Vì vậy, một lưu ý khác với những người muốn phát triển sự nghiệp trong ngành này là khả năng làm việc chủ động, hiệu quả dưới áp lực, biết cách điều tiết và sắp xếp thời gian hợp lý, chuyên nghiệp và theo kịp tiến độ.

Các vị trí việc làm ngành Báo chí, Truyền thông

Ngoài các việc làm liên quan đến video, dựng phim thì bạn đọc cũng có thể tham khảo những vị trí của ngành báo chí, truyền thông để dễ dàng lựa chọn khi có nhu cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này, đây được coi là ngành nghề có triển vọng tốt trong tương lai. Vì vậy, nếu bạn có ý định ứng tuyển vào các việc làm truyền thông hấp dẫn thì hãy tham khảo thông tin hữu ích sau đây.

tin mới

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Vị trí Giám đốc Marketing là người đảm nhận vai trò chủ đạo trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu đang quan tâm tới vị trí này, bạn có thể tham khảo mô tả công việc của Giám Đốc Marketing tại JobOKO.

06/02/2024 19:56

Mô tả công việc của Giám Đốc Marketing

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Marketing có thể nói là một lĩnh vực khá thú vị và tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt lương cao. Cho dù năng lực chuyên môn của bạn đang ở mức nào, những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ít nhiều ra sao thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.

27/09/2022 04:59

Top 10 việc làm tốt lương cao lĩnh vực Marketing

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Xin việc làm thực tập sinh digital marketing là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những ai đang học marketing, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc muốn chuyển nghề sang một lĩnh vực thú vị, cạnh tranh nhưng năng động bậc nhất hiện nay.

14/09/2022 09:18

Kinh nghiệm xin việc Thực tập sinh Digital marketing

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở, chấp nhận cả ứng viên chưa có kinh nghiệm hay làm trái ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thích nghi, theo kịp trong nghề này. Chân dung của một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp sẽ được tạo nên từ nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất mà không phải ai cũng biết.

11/09/2022 01:18

Phác họa chân dung một nhân viên Digital Marketing chuyên nghiệp

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Vị trí nhân viên Content Marketing được rất nhiều ứng viên quan tâm. Tuy không phải là vị trí mới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn khi chọn nghề này vì không hiểu rõ về yêu cầu công việc, mức lương và cơ hội việc làm ra sao.

08/09/2022 13:00

Công việc của nhân viên Content Marketing là gì?

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Nhân viên marketing hiện đang là vị trí công việc quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, một chiến dịch marketing hiệu quả đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức liên quan. Để tiếp thị thành công sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với người dùng, bạn cần cải thiện kỹ năng của chính mình hoặc các thành viên trong nhóm. Dưới đây là 3 kỹ năng quan trọng dành cho nhân viên marketing giúp bạn tin tưởng vào khả năng của nhân viên trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào.

04/09/2022 13:58

Những kỹ năng cần có của một nhân viên marketing

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Trợ lý Marketing là vị trí không yêu cầu quá cao và được cho là đơn giản nhất trong các việc làm ngành Marketing. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt công việc, đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn, Trợ lý Marketing cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

26/04/2022 08:30

Kỹ năng cần có của Trợ lý marketing

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Marketing được xem là một trong những nghề năng động nhất vì luôn đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng "bắt trend" cực đỉnh. Nói cách khác, nếu không nhanh chóng nắm bắt thị hiếu khách hàng thì rất khó để tồn tại trong lĩnh vực này.

21/04/2022 13:30

Kinh nghiệm "bắt trend" cực đỉnh cho các marketer

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Marketing là một ngành năng động và có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao. Tìm hiểu về các công việc trong ngành marketing, những cơ hội, mức lương và triển vọng phát triển sẽ giúp các bạn quyết định xem có nên chọn con đường sự nghiệp này hay không.

17/04/2022 14:30

Ngành marketing có những vai trò nào? có dễ xin việc không?

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?

Telesales và Telemarketing là hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Hiểu rõ về các vai trò này, so sánh các điều kiện, triển vọng cũng là một cách để bạn ra quyết định nên ứng tuyển vị trí nào phù hợp với mình.

12/04/2022 17:00

Phân biệt Telesales với Telemarketing: Khác nhau ở đâu? nên ứng tuyển vị trí nào?
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.