5 sai lầm nghiêm trọng của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên mới

21/04/2022 16:30
Tuyển dụng là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp, thường kéo dài và tương đối tốn kém. Sau khi đã sàng lọc hồ sơ, tiến hành phỏng vấn và lựa chọn được người phù hợp, người sử dụng lao động vẫn còn nhiều việc phải làm để kết nối nhân viên mới với các nhân viên cũ và công ty.

Việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng phù hợp với công việc không phải điều dễ dàng cho các doanh nghiệp bởi dễ mắc phải những sai lầm. Chính vì thế, bạn cần tham khảo những lỗi hay mắc phải để rút kinh nghiệm và có phương án tuyển dụng phù hợp nhất.

MỤC LỤC:
1. Không giới thiệu trước với nhóm làm việc về nhân viên mới
2. Không để nhân viên mới có cơ hội trò chuyện riêng với sếp
3. Không yêu cầu rõ ràng về hiệu suất công việc
4. Không lập kế hoạch đào tạo, phát triển nhân viên mới
5. Không giới thiệu về nghi thức và văn hóa công ty

5 sai lam nghiem trong cua doanh nghiep khi tuyen dung nhan vien moi

Tuyển dụng nhân viên mới là cơ hội cũng là thách thức cho doanh nghiệp.

Những sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi tuyển dụng nhân viên mới

Ở cương vị một nhà lãnh đạo, có lẽ nhà quản lý nào cũng muốn có được một nhân viên làm việc hiệu quả, tâm huyết và trung thành với công ty. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp phù hợp, tham vọng đó cũng có thể dẫn đến những sai lầm lớn. Dưới đây là 5 lỗi tuyển dụng mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải khi thuê nhân viên mới:

1. Không giới thiệu trước với nhóm làm việc về nhân viên mới

Không phải ai cũng thích những bất ngờ, nhất là trong môi trường công việc. Nhóm làm việc sẵn có cũng quan trọng như những nhân viên mới. Nếu hai bên nhanh chóng thích nghi và hợp tác suôn sẻ, người được lợi nhất sẽ là nhà quản lý và toàn bộ công ty. Điều quan trọng trước tiên là hai bên đều có thông tin đầy đủ về nhau trước ngày làm việc đầu tiên.
Phương pháp hiệu quả nhất là cho phép nhóm tham gia vào quá trình tuyển dụng, chẳng hạn để đại diện của nhóm gặp gỡ những ứng viên xuất sắc nhất trước khi ra quyết định lựa chọn cuối cùng.

Đọc thêm: Vì sao nhân viên mới nghỉ việc khi vừa mới nhận việc buổi đầu

2. Không để nhân viên mới có cơ hội trò chuyện riêng với sếp

Rất khó để tin tưởng hoàn toàn vào những người mà bạn không biết rõ, cả doanh nghiệp và nhân viên mới đều như vậy. Trong trường hợp này, nhà quản lý là người nên đóng vai trò chủ động. Bạn có thể tổ chức một cuộc gặp riêng tại địa điểm bên ngoài công ty (mời họ đi ăn vào ngày đầu tiên đi làm,...), trò chuyện về công việc và cả những mục tiêu nghề nghiệp cá nhân.
Đó là một cơ hội tuyệt vời để hỏi nhân viên mới về những trải nghiệm của họ với các ông chủ cũ, họ muốn được quản lý như thế nào và muốn được hỗ trợ ở mức độ nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể giới thiệu nhiều hơn về đặc trưng của nhóm và văn hóa công ty.

3. Không yêu cầu rõ ràng về hiệu suất công việc

Một số doanh nghiệp cho rằng họ đã tuyển dụng nhân viên mới vì học vấn và kinh nghiệm cụ thể của họ, vì vậy họ sẽ luôn làm tốt mọi công việc dù không được yêu cầu rõ ràng về hiệu suất. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Không gì có thể tốt hơn sự thật, bạn cần nói rõ những gì bạn mong đợi từ họ và mức thang công ty dùng để đo lường hiệu suất trong công việc. Nếu cả hai bên đều mơ hồ, tất cả sẽ cùng thất bại.
5 sai lam nghiem trong cua doanh nghiep khi tuyen dung nhan vien moi

Hãy tìm ra những sai lầm của bạn để có thể tuyển và đạo tạo nhân viên tốt nhất.

4. Không lập kế hoạch đào tạo, phát triển nhân viên mới

Cho dù những nhân viên đó đã đạt được những thành công nào trong quá khứ thì khi chuyển sang môi trường mới, họ cũng đều cần có thời gian thích nghi với công việc, đồng nghiệp. Doanh nghiệp không nên hy vọng rằng họ sẽ ngay lập tức tăng tốc và làm việc hiệu quả với các dự án lớn.
Điều quan trọng là công ty cần có một quy trình tiêu chuẩn để hỗ trợ và đào tạo, phát triển nhân viên mới. Hãy chắc chắn rằng họ có thể dành thời gian với từng thành viên trong nhóm trong vài tuần đầu tiên và được học hỏi về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp trước khi tham gia hoạt động kinh doanh.

Đọc thêm: Những việc nhà tuyển dụng cần làm ngay khi có nhân viên mới

5. Không giới thiệu về nghi thức và văn hóa công ty

Làm quen với văn hóa công ty mới thường tốn nhiều thời gian hơn so với việc điều chỉnh vai trò làm việc mới. Mặc dù nhân viên mới luôn cố gắng học hỏi thông qua tự quan sát, nhưng nhiệm vụ của doanh nghiệp là giúp họ hòa đồng nhanh hơn, đưa họ vào "câu chuyện" của công ty, giải thích cho họ về việc công ty bắt đầu như thế nào và sứ mệnh mà tất cả mọi người đều hướng đến.

5 điều nhà tuyển dụng cần chú ý khi phỏng vấn ứng viên

Bên cạnh những sai lầm nhà tuyển dụng hay các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến khi phỏng vấn ứng viên để lựa chọn cho mình người phù hợp nhất. Các bạn có thể tham khảo 5 điều nhà tuyển dụng cần cú ý khhi phỏng vấn ứng viên, với rất nhiều thông tin hữu ích các bạn đừng bỏ qua nhé.

tin mới

Nhân viên chăm sóc khách hàng chỉ cần giao tiếp tốt thôi đã đủ chưa?

Kỹ năng giao tiếp là điều kiện tiên quyết của một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhưng điều đó chưa đủ vì điều khách hàng cần không chỉ là những lời nói có cánh. Hơn nữa khái niệm giao tiếp tốt quá chung chung và nhiều người không biết làm cách nào để cải thiện kỹ năng này. Dưới đây chúng tôi sẽ xác định những kỹ năng cần thiết mà mọi nhân viên chăm sóc khách hàng nên tập trung rèn luyện nếu muốn tiến xa trong công việc.

01/01/2100 00:00

Nhân viên chăm sóc khách hàng chỉ cần giao tiếp tốt thôi đã đủ chưa?

4 yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên ở vị trí nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân được xem là bộ mặt, hình ảnh đại diện của một công ty, khách sạn, tổ chức.... Có lẽ vì thế mà nhà tuyển dụng đưa ra nhiều yêu cầu về yếu tố khác nhau để tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất. Nếu như bạn đang trong quá trình đi tìm việc, nộp đơn xin việc ở vị trí này thì đừng bỏ qua những yếu tố quan trọng ở bài viết dưới đây của nhân viên lễ tân để lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng nhé.

01/01/2100 00:00

4 yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên ở vị trí nhân viên lễ tân

Tiêu chí nào để tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại?

Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí như về tính cách, kỹ năng, thái độ, sự phù hợp, ... Vậy đâu là những tiêu chí chuẩn?

01/01/2100 00:00

Tiêu chí nào để tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại?

Dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên nói dối trong cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn là cơ hội cho cả nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có phù hợp với công việc hay không. Hầu hết ứng viên cố gắng chuẩn bị để thể hiện bản thân, trong khi một số lại lựa chọn nói dối về kinh nghiệm, năng lực. Vậy đâu là dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên nói dối trong cuộc phỏng vấn?

01/01/2100 00:00

Dấu hiệu giúp nhà tuyển dụng phát hiện ứng viên nói dối trong cuộc phỏng vấn

Các câu hỏi phỏng vấn hay nhất cho nhà tuyển dụng

Đặt câu hỏi phỏng vấn sao cho hay và hợp lý để thông qua đó đánh giá chính xác về kinh nghiệm, năng lực của ứng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà tuyển dụng, đặc biệt là những ai tham gia phỏng vấn. Các câu hỏi cần hướng tới tính toàn diện cũng như chi tiết, có thể bao gồm cả câu hỏi tình huống, hành vi, kỳ vọng của ứng viên.

01/01/2100 00:00

Các câu hỏi phỏng vấn hay nhất cho nhà tuyển dụng

5 bí quyết tuyển dụng online hiệu quả

Tuyển dụng online chẳng phải điều gì xa lạ ngày nay, thế nhưng, làm thế nào để tiến hành hiệu quả nhất thì vẫn là bài toán khó với nhiều nhà tuyển dụng. Hãy cùng khám phá những bí quyết đỉnh cao được đúc rút từ các chuyên gia hàng đầu qua bài viết sau của JobOKO nhé.

01/01/2100 00:00

5 bí quyết tuyển dụng online hiệu quả

Ứng viên hủy buổi phỏng vấn mà không báo trước: Nguyên nhân và cách khắc phục

Một số nhà tuyển dụng than phiền vì ứng viên của họ đột ngột ngừng mọi liên lạc sau khi đã gọi điện và hẹn lịch phỏng vấn. Đây cũng là tình huống nhiều công ty gặp phải: Số ứng viên đến phỏng vấn ít hơn nhiều so với số cuộc hẹn mà không có bất kỳ thông báo nào, cả qua điện thoại và email. Một số người cho rằng nguyên nhân là do người tìm việc không biết cách cư xử. Thế những liệu đó có phải hoàn toàn là lỗi của ứng viên?

01/01/2100 00:00

Ứng viên hủy buổi phỏng vấn mà không báo trước: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý

Tuyển dụng nhân viên có trình độ, kỹ năng và phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá công ty là trách nhiệm của tất cả các nhà tuyển dụng. Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý để không đưa ra quyết định sai lầm khi chọn lọc hồ sơ xin việc.

01/01/2100 00:00

Nếu phát hiện những dấu hiệu này trong CV của ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý

Những "bài test" quan trọng bậc nhất trong tuyển dụng nhân sự

Để tuyển dụng đúng người đúng việc, mỗi doanh nghiệp đều sẽ có quy trình kiểm tra, đánh giá riêng để chọn ra ứng viên tiềm năng nhất. Dù hình thức khác nhau nhưng nhìn chung, hầu hết các chuyên gia nhân sự sẽ tập trung vào một số "bài test tuyển dụng" nhất định nhằm đánh giá chính xác năng lực, kỹ năng và tâm lý của ứng viên.

01/01/2100 00:00

Những "bài test" quan trọng bậc nhất trong tuyển dụng nhân sự

Cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn cho nhà tuyển dụng

Phỏng vấn video là một trong những xu hướng tuyển dụng hot nhất hiện nay, được nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên đánh giá cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất như mong muốn là tìm kiếm được ứng viên tài năng, phù hợp với công việc và văn hóa công ty, nhà tuyển dụng phải biết cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn.

01/01/2100 00:00

Cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn cho nhà tuyển dụng
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.