Lọc nâng cao

Việc làm kỹ sư hệ thống (459 việc)

Ưu tiên:
HOT
Công ty TNHH Aeon Delight Việt Nam
Hà Nội
Thoả thuận
  • Cảnh báo, phát hiện các vấn đề về hệ thống camera thông báo cho bộ phận Kỹ thuật xử lý
  • Thực hiện hoạt động quan sát thông qua các hệ thống giám sát và các hình thức quan sát khác
CÔNG TY CỔ PHẦN KDDI HCM
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Có kinh nghiệm ít nhất từ 1 đến 3 kỹ năng hệ thống sau / Have experience at least from 1 to 3 system skills in the list below:
  • Mỗi kỹ sư sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhiều khách hàng khác nhau/ Each engineer will be responsible for many different customers
Up

System Admin

CÔNG TY TNHH J&T EXPRESS VIỆT NAM
Hồ Chí Minh
10 - 22 triệu
  • Quản trị toàn bộ hệ thống máy chủ, phòng máy chủ, hệ thống Active Directory, hệ thống Email Server, hệ thống tên miền, website, hệ thống mạng
  • Triển khai cấu hình và quản trị hệ thống mạng LAN/WAN, Wifi, Windows server, storage, AD, Kaspersky, FTP, DNS, DHCP, NTP, NAS

System Administrator - IT

Công ty cổ phần Keyhinge Toys Việt Nam
Đà Nẵng
Thỏa thuận
  • Operating Systems:Familiar with Windows operating system &Office system installation, problem-solving, and email services.
  • Operating Systems:Understand the operating system and be familiar with Office and EMAIL service connections.

System Administrator

Tổng Công TY Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện - PTI
Hà Nội
Thương lượng
  • Triển khai, vận hành, giám sát và tối ưu các hệ thống: Active Directory, DNS, DHCP, Exchange 2019, Backup, Web Server, FTP Server, Load balancer
  • Xây dựng, vận hành, quản trị các phần mềm giám sát hoạt động của hệ thống như Grafana, Prometheus, Manageengine Applications Manager, ELK, Graylog
Up

IT System Engineer

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TSG
Hà Nội, Hồ Chí Minh
15 - 20 triệu
  • Giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình triển khai
  • kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm

System Engineer

Công Ty TNHH Hệ Thống Thông Tin FPT - FPT Information System - FPT IS
Hà Nội
Thoả thuận
  • các hệ thống ảo hoá VMware, Hyper-v, Hệ thống Backup,
  • Thực hiện các công việc bảo hành, bảo trì, khắc phục sự cố liên quan đến thiết bị và hệ thống máy chủ, lưu trữ, hệ thống ảo hóa,
công ty tnhh lotus energy
Hồ Chí Minh
18 Tr - 20 Tr VND
  • Thiết kế sơ đồ điện sơ cấp (bao gồm sơ đồ dây chính, sơ đồ hệ thống tiếp cận, sơ đồ cấu hình trạm nguồn điện, v.v
  • Bằng Cử nhân trở lên về hệ thống điện, điện tự động hóa hoặc chuyên ngành liên quan
Up

SYSTEM ENGINEER (CLOUD/INFRASTRUCTURE)

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom
Hồ Chí Minh
thỏa thuận
  • This is a full-time on-site role as a System Integration Specialist in Ho Chi Minh City, Vietnam.
  • Install and configure Linux operating systems (Redhat, Centos, SuSe, Oracle Linux and applications on the server system according to each project.

Cloud System Engineer

Công ty TNHH LG CNS Việt Nam
Hà Nội
Thoả thuận
  • Vận hành, cài cắm, monitoring OS và EKS trên AWS vì hệ thống chạy trên kubernetes platform
  • Các khóa đào tạo tiếng Anh, tiếng Hàn, kỹ thuật, kỹ năng mềm

Kỹ Sư Hệ Thống ( System Engineer )

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GTEL
Hà Nội
8 - 15 triệu
  • Tối ưu hóa hiệu năng hệ thống và đề xuất các cải tiến kỹ thuật
  • Triển khai hệ thống máy chủ, ảo hóa, tủ đĩa, hệ thống sao lưu (VMware
Up

Ky su quan tri ha tang System Engineer, IT Support

BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
Hồ Chí Minh
You'll love it
  • Hiểu biết về các công nghệ hệ thống: máy chủ, hệ điều hành, các hệ thống mail, web, ftp
  • Tư duy logic tốt và kỹ năng giải quyết vấn đề
Up

Bridge System Engineer BSE

ISB Vietnam Company Limited
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Over 3 years of experience in IT field and at least 1 year of experience as BSE.
  • Competitive salary and benefits including Premium Healthcare package insurance.
Up

System Admin

CÔNG TY CỔ PHẦN VCCorp
Hà Nội
Thương lượng
  • Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề kỹ thuật hệ thống quản lý
  • Vận hành hệ thống CDN, Media Processing, Haproxy
Up

Network/System Administrator

CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG XÃ HỘI DU LỊCH HAHALOLO
Hồ Chí Minh
12 Tr - 18 Tr VND
  • Thiết lập, theo dõi, giám sát hệ thống network, system và chủ động thông báo lỗi xuống các team có liên quan để cùng phối hợp và xử lý
  • Xây dựng, vận hành, nâng cấp, bảo trì, nghiên cứu, phối hợp triển khai hệ thốngcủa các dự án trên hạ tầng Cloud AWS, Google

SYSTEM ENGINEER

CÔNG TY CỔ PHẦN BASE ENTERPRISE
Hà Nội
Thương lượng
  • Prior experience in cloud infrastructure is a plus (Google Cloud Platform or AWS).
  • Understanding of Linux/Unix system is critical as you should be comfortable writing Shell scripts and deploying/debugging various packages.
Up
Arena Multimedia Education
Hà Nội
Thương lượng
  • Quản trị hệ thống máy tính và tài nguyên kỹ thuật
  • Có kinh nghiệm lắp ráp phần cứng máy tính và trong lĩnh vực Quản trị hệ thống Windows

System Engineer (Server/Storage/Backup)

Chiroro-Net Viet Co., Ltd
Hồ Chí Minh, Điện Biên
18 - 22 triệu
  • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ / tư vấn kỹ thuật từ xa/tại chỗ cho khách hàng nhằm đảm bảo hệ thống khách hàng hoạt động 24/7
  • Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề tốt, ưu tiên có tư duy hệ thống tốt
Up
Công ty Cổ Phần APPOTA
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Hỗ trợ triển khai vận hành hệ thống hiện tại (deploy, monitor, maintain - sẽ được đào tạo thêm)
  • Thích tìm hiểu và học hỏi về hệ thống Linux

Kỹ Sư Hệ Thống

Công ty Cổ phần Ứng dụng Khoa học và Công nghệ MITEC
Hà Nội
Thoả thuận
  • Đảm nhiệm vị trí kĩ sư hệ thống- Thực hiện triển khai, vận hành, bảo hành, bảo trì và khắc phục sự cố về hệ thống
  • Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của hãng/đối tác nhằm duy trì quan hệ và nắm bắt kịp thời các công nghệ mới của HPE/DELLEMC/IBM/ORACLE/HPE/HITACHI/AWS
Tìm kiếm gần đây


    Trong số các việc làm ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật thì Kỹ sư hệ thống là vai trò khác biệt, có một phần giống với Kỹ sư phần mềm nhưng về cơ bản thì lại rất khác biệt. Yêu cầu đối với các Kỹ sư hệ thống thường rất cao nhưng đổi lại, bạn vừa có thu nhập tốt lại có nhiều triển vọng phát triển sự nghiệp.

    MỤC LỤC:
    I. Kỹ sư hệ thống là làm gì? Các nhiệm vụ chính
    II. Kỹ sư hệ thống yêu cầu bằng cấp và trình độ gì?
    III. Những phẩm chất, kỹ năng cần có của Kỹ sư hệ thống
    IV. Thu nhập của Kỹ sư hệ thống có cao không?
    V. Cơ hội việc làm và triển vọng nghề Kỹ sư hệ thống
    VI. Kỹ sư hệ thống và Kỹ sư phần mềm có gì khác nhau?
    VII. Làm Kỹ sư hệ thống có vất vả không? Các thách thức với nghề

    ky su he thong

    Tìm hiểu thông tin chi tiết về việc làm kỹ sư hệ thống

    I. Kỹ sư hệ thống là làm gì? Các nhiệm vụ chính

    Kỹ thuật hệ thống (System Engineer) là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hệ thống mới, khắc phục sự cố và sửa chữa các lỗi, thiếu sót của phần mềm cũng như cải thiện các hệ thống hiện có bằng cách thực hiện nâng cấp phần mềm.

    Kỹ sư hệ thống là một vai trò liên ngành giữa kỹ thuật, công nghệ thông tin và quản lý kỹ thuật, xoay quanh cách thiết kế và quản lý hệ thống tổng thể. Kỹ sư hệ thống đóng một vai trò quan trọng, xác định nhu cầu của khách hàng hoặc các bên liên quan và chức năng thiết yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ và kỹ thuật. Họ thường sẽ làm việc cùng với người quản lý dự án và nhóm kỹ sư, trở thành điểm giao tiếp chính để liên kết giữa hai bên nhằm đơn giản hóa việc hoàn thành một hệ thống thành công.

    Công việc của Kỹ sư hệ thống tại những công ty khác nhau sẽ khác nhau, phụ thuộc vào quy mô và cách phân chia công việc. Một số nhiệm vụ chính của Kỹ sư hệ thống là:

    • Giám sát và quản lý tất cả các hệ thống và cơ sở hạ tầng đã cài đặt.
    • Thiết lập, cấu hình, kiểm tra và duy trì hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và các công cụ quản lý hệ thống.
    • Đánh giá các hệ thống hiện có và đưa ra hướng dẫn kỹ thuật cho nhân viên hỗ trợ công nghệ thông tin.
    • Giám sát sự phát triển của phần mềm tùy chỉnh và yêu cầu phần cứng.
    • Lập kế hoạch và thực hiện tự động hóa hệ thống theo yêu cầu để đạt hiệu quả tốt hơn.
    • Xây dựng và thiết kế hệ thống bảo mật tại chỗ để duy trì an toàn dữ liệu.
    • Giám sát các nguồn lực kỹ thuật.
    • Báo cáo kịp thời trên bảng nhật ký để phản hồi nhanh chóng với bất kỳ trục trặc nào của hệ thống.

    Đọc thêm: Công việc của Kỹ sư Hệ thống là làm gì?

    ky su he thong 2

    Kỹ sư hệ thống là làm gì? yêu cầu công việc ra sao?

    II. Kỹ sư hệ thống yêu cầu bằng cấp và trình độ gì?

    Kỹ sư hệ thống là một vị trí cần bằng cấp cao và trình độ chuyên nghiệp. Do đó, để làm việc trong vai trò này, ít nhất bạn phải có bằng cử nhân trở lên các chuyên ngành Khoa học Máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hoặc lĩnh vực liên quan. Kinh nghiệm làm Kỹ sư hệ thống hay Kỹ sư phần mềm cũng là tiêu chí được nhà tuyển dụng ưu tiên. Ngoài ra, bạn sẽ cần có sự hiểu biết và kiến thức tốt về mạng và các hoạt động cấp ứng dụng, có thể nhanh chóng chẩn đoán sự cố và đề xuất giải pháp.

    Một số loại chứng chỉ mà Kỹ sư hệ thống nên có là Chứng nhận của Microsoft (MCSE), Chứng nhận VMWare và Cisco. Kinh nghiệm và hiểu biết về hệ điều hành cũng như giải pháp máy chủ (Exchange, SQL, Dịch vụ đầu cuối (RDS), IIS, AD).

    Thông thường, các Kỹ sư hệ thống sẽ có bằng cử nhân rồi đi làm, tiếp tục học lên để lấy chứng chỉ và bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ. Trình độ và kinh nghiệm đều quan trọng với vai trò này. Một số trường đào tạo ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, v.v. để bạn có thể phát triển theo hướng Kỹ sư hệ thống sau này là:

    • Đại học FPT.
    • Đại học Bách khoa Hà Nội.
    • Đại học Công nghệ - ĐHQGHN.
    • Đại học Kinh tế Quốc dân.
    • Đại học Công Nghệ TPHCM (HUTECH).
    • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên.
    • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
    • Đại học Tôn Đức Thắng, v.v.

    III. Những phẩm chất, kỹ năng cần có của Kỹ sư hệ thống

    1. Thành thạo ngôn ngữ mã hóa

    Nhiều Kỹ sư hệ thống thông thạo 1 (hoặc 2) ngôn ngữ mã hóa và đây cũng là một trong những yêu cầu cơ bản, là lĩnh vực chuyên môn chính. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phối hợp với các Kỹ sư phần mềm để khắc phục lỗi phần mềm, hệ thống và cập nhật kịp thời. Nhà tuyển dụng có thể không mong đợi bạn thông thạo tất cả các ngôn ngữ mã hóa nhưng bạn sẽ thu hút họ hơn nếu bạn có thể thực sự xuất sắc 1 ngôn ngữ hoặc biết mỗi ngôn ngữ một chút. Các ngôn ngữ mã hóa máy tính phổ biến nhất là: JavaScript, SQL, Java, Ruby, PHP, Python, C, C ++, C #, HTML, CSS.

    2. Am hiểu kiến trúc cơ sở dữ liệu

    Dù không phải Kiến trúc sư dữ liệu nhưng Kỹ sư hệ thống vẫn cần có kiến thức về kiến trúc cơ sở dữ liệu. Các kỹ năng kỹ thuật liên quan bao gồm Toán ứng dụng và thống kê, Trực quan hóa dữ liệu và di chuyển dữ liệu, RDMS (hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ) hoặc kỹ năng cơ sở dữ liệu nền tảng, biết sử dụng các phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là Microsoft SQL Server, Cơ sở dữ liệu như NoSQL và điện toán đám mây, học máy, v.v.

    ky su he thong 3

    Kỹ sư hệ thống cần có kỹ năng, phẩm chất gì?

    3. Có khả năng cải tiến sản phẩm công nghệ, phần mềm và hiệu suất hệ thống

    Trong số các nhiệm vụ của một Kỹ sư hệ thống thì việc đánh giá hiệu suất, tính toàn vẹn của hệ thống, đưa ra hướng dẫn kỹ thuật, phát hiện vấn đề và có giải pháp xử lý kịp thời cả lỗi phần cứng và phần mềm là công việc quan trọng nhất. Để hoàn thành được các công việc như vậy, mỗi Kỹ sư hệ thống đều cần học hỏi để có nền tảng kiến thức và kỹ năng công nghệ tốt, nhanh nhạy và sáng tạo. Cách nhìn nhận vấn đề và tìm giải pháp đúng hướng cũng giúp Kỹ sư hệ thống phát triển khả năng cải tiến sản phẩm.

    4. Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề

    Là một Kỹ sư hệ thống thì kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng không thể thiếu vì thông qua đó, bạn có thể phân tích vấn đề khách quan nhất, không cố thủ với những suy nghĩ của mình mà thường xuyên tự tìm tòi, phủ định, rồi tiếp tục tìm ra những phương pháp mới. Tư duy phản biện cũng đảm bảo rằng đánh giá và diễn đạt về các vấn đề luôn thuyết phục.

    Bên cạnh đó, bản chất công việc của một Kỹ sư hệ thống là dùng kiến thức và kỹ năng về máy tính, công nghệ thông tin và kỹ thuật để giám sát, kiểm soát các hệ thống. Luôn có những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống - cả với máy móc, phần mềm, công cụ và giữa con người với nhau. Kỹ sư hệ thống cần kỹ năng giải quyết vấn đề để phát hiện và khắc phục kịp thời theo cách tốt nhất khi phải đối mặt với những tình huống bất ngờ.

    Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc

    5. Làm việc nhóm

    Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Kỹ sư hệ thống thường được cho là chủ yếu sẽ làm việc độc lập. Tuy nhiên, thực tế là Kỹ sư hệ thống vẫn phải có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm. Là một kỹ sư, bạn phải trình bày rõ mục đích của dự án, cũng như thảo luận về bất kỳ thách thức hoặc vấn đề nào nảy sinh. Các Kỹ sư hệ thống sẽ thường xuyên làm việc với một số nhóm và phòng ban khác trong công ty, đồng thời quản lý một nhóm riêng. Về cơ bản thì nếu muốn thành công trong vai trò này, bạn phải biết cách tự điều chỉnh để thoải mái khi làm việc nhóm, biết lúc nào nên cứng rắn và lúc nào nên thỏa hiệp, thay đổi.

    6. Đa tác vụ và chú ý đến chi tiết

    Ngoài ra, một Kỹ sư hệ thống cũng thường được yêu cầu làm việc trong nhiều dự án và chịu áp lực về thời hạn. Khả năng đa tác vụ sẽ đảm bảo rằng bạn có thể hoàn thành tất cả công việc một cách tốt nhất vì bạn biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, phân loại, v.v. Bạn cũng sẽ không cảm thấy quá áp lực khi cân bằng tốt trong công việc.

    Mỗi một thao tác lỗi dù là rất nhỏ trong các bước vận hành hệ thống đều gây ra lỗi và những thiệt hại nghiêm trọng. Kỹ sư hệ thống cũng phải là người cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết. Trên thực tế, nhà tuyển dụng sẽ rất khó để đánh giá tiêu chí này với từng ứng viên nhưng nó cực kỳ hữu ích cho việc phát triển sự nghiệp của bạn. Bạn có thể rèn luyện thêm khả năng chú ý đến chi tiết của mình trong quá trình làm việc.

    ky su he thong 4

    Lương của kỹ sư hệ thống có cao không?

    IV. Thu nhập của Kỹ sư hệ thống có cao không?

    Mức lương của một Kỹ sư hệ thống phụ thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn có trình độ Thạc sĩ thì lương khởi điểm cũng cao hơn bằng cử nhân chưa có kinh nghiệm làm việc. Kỹ sư hệ thống có lương khởi điểm là từ 5 triệu/tháng nhưng mức lương này không phổ biến, hầu hết mọi người nhận lương từ 9 - 13 triệu/tháng khi mới ra trường, cao hơn là khoảng 15 - 20 triệu/tháng khi đã có 2 - 3 năm kinh nghiệm trở lên. Theo ghi nhận, lương cao nhất mà Kỹ sư hệ thống có thể lên tới 27 triệu/tháng.

    Mức lương trung bình của Kỹ sư hệ thống tương đương với các vai trò như Kỹ sư phần mềm và các công việc phổ biến khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật. Trong trường hợp bạn giỏi ngôn ngữ mã hóa thì bạn còn có thể tăng thu nhập của mình bằng cách nhận thêm các dự án bên ngoài làm vào khoảng thời gian rảnh rỗi.

    V. Cơ hội việc làm và triển vọng nghề Kỹ sư hệ thống

    Có nhiều cơ hội việc làm Kỹ sư hệ thống trong các doanh nghiệp khác nhau. Tùy vào thế mạnh và định hướng mà bạn chọn vị trí việc làm phù hợp nhất với mình như Kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin, Kỹ sư hệ thống máy móc, Kỹ sư phát triển hệ thống, v.v. Mặc dù đều là Kỹ sư hệ thống nhưng ở mỗi vai trò cụ thể sẽ có những yêu cầu và các nhiệm vụ khác nhau.

    Đa dạng cơ hội việc làm và mức lương cao là một trong những điểm hấp dẫn nhất của nghề Kỹ sư hệ thống. Chỉ bằng cách tìm kiếm từ khóa "Kỹ sư hệ thống", bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả là thông báo tuyển dụng vai trò này với mức lương khác nhau, yêu cầu phù hợp với cả người đã có kinh nghiệm và những ai mới tốt nghiệp. Một số kênh tuyển Kỹ sư hệ thống uy tín nhất hiện nay là JOBOKO, Vietnamworks, Jobstreet, v.v.

    Ngoài ra, Kỹ sư hệ thống cũng được xem là một nghề nghiệp có triển vọng. Sau khoảng 3 năm làm việc, bạn có thể thăng chức làm trưởng nhóm hoặc giám sát và lên làm Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Trưởng phòng Kỹ thuật sau từ 4 - 6 năm. Một số ít Kỹ sư hệ thống có thể trở thành Giám đốc nhưng thường sẽ tốn tới từ 7 - 10 năm trở lên để bạn chứng minh năng lực.

    Dù mục tiêu thăng tiến của bạn là gì thì điều quan trọng nhất vẫn là nỗ lực không ngừng để phát triển trình độ chuyên môn, cho thấy khả năng trong công việc và khéo léo xây dựng các mối quan hệ tích cực ở nơi làm việc cũng như trong ngành. Khi một Kỹ sư hệ thống cho thấy sự xuất sắc trong công việc và khả năng lãnh đạo, quản lý thì con đường sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

    VI. Kỹ sư hệ thống và Kỹ sư phần mềm có gì khác nhau?

    Với nhiều người thì dường như rất khó phân biệt giữa Kỹ sư hệ thống và Kỹ sư phần mềm nhưng rõ ràng đây là 2 vai trò khác biệt. Vậy sự khác biệt này là ở đâu?

    Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) thiết kế các chương trình phần mềm dựa trên kiến thức về hệ thống thông tin. Họ thường làm việc với nhân viên QA và kỹ sư phần cứng để phát triển các kế hoạch thử nghiệm, xác định phương pháp lập trình dựa trên nhu cầu của người dùng. Nói cách khác, Kỹ sư phần mềm chuyên về lập trình, thiết kế và tạo phần mềm, ứng dụng.

    Trong khi đó, Kỹ sư hệ thống làm một số công việc tương tự như Kỹ sư phần mềm, cũng phát triển các thành phần phần mềm nhưng các nhiệm vụ chính lại liên quan đến việc chỉ định, duy trì và hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Kỹ sư hệ thống cũng thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ của các gián đoạn dịch vụ và giúp đảm bảo rằng các dịch vụ và hệ thống hoạt động tốt trở lại sau khi sự cố được giải quyết.

    ky su he thong 5

    So sánh sự khác biệt giữa kỹ sư hệ thống và kỹ sư phần mềm

    VII. Làm Kỹ sư hệ thống có vất vả không? Các thách thức với nghề

    Công việc nào cũng có những ưu nhược điểm riêng và Kỹ sư hệ thống cũng vậy. Môi trường làm việc của Kỹ sư hệ thống phần lớn là ở trong văn phòng nên khá sạch sẽ. Tuy vậy, các nhiệm vụ hàng ngày của Kỹ sư hệ thống khá đa dạng và đặc biệt vất vả khi hệ thống xảy ra lỗi cần khắc phục. Nhìn chung thì công việc Kỹ sư hệ thống áp lực do đặc điểm công việc, bạn sẽ phải làm sao để vận hành hệ thống hiệu quả nhất, sửa lỗi nhanh để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc của những bộ phận khác.

    Một thách thức khác với nghề Kỹ sư hệ thống là bạn không chỉ phải học để nâng cao trình độ trên lý thuyết mà còn phải thực hành nhiều để có khả năng phán đoán và khắc phục các vấn đề thực tế xảy ra với hệ thống, sáng tạo và đổi mới để thay đổi hệ thống. Những người có tâm lý thích ổn định và có phần thụ động sẽ khó phát triển sự nghiệp trong vai trò Kỹ sư hệ thống.

    Kỹ sư hệ thống là một trong những lĩnh vực chuyên môn hot nhất hiện nay trong ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật. Để tìm việc làm Kỹ sư hệ thống, bạn cần hiểu về nghề nghiệp, học lấy bằng cấp và bắt đầu tìm kiếm cơ hội. Nền tảng kiến thức, kỹ năng và sự chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiến xa hơn.

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.