Lọc nâng cao

Việc làm quản lý sản phẩm (15.748 việc)

Up
CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ QUANG MINH
Hà Nội
Từ 10 đến 15 triệu
  • Triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm do quản lý giao: mở rộng địa bàn, mở rộng menu phát triển doanh số sản phẩm
  • Quản lý, cung cấp giá sản phẩm
Up

Quản lý sản phẩm (Dược)

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SOHACO MIỀN BẮC
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Quản lý chuyên môn các sản phẩm key của công ty
  • Chủ trì mảng công việc thiết kế bao bì sản phẩm
Up

CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ SẢN PHẨM DƯỢC

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SOHACO MIỀN BẮC
Hà Nội
15 - 20 triệu
  • Khảo sát thị trường, định hướng phát triển sản phẩm, đề xuất phát triển sản phẩm mới,
  • Quản lý và kiểm soát tình hình thị trường, khu vực, bệnh viện,
Up

Digital Marketing (Quản Lý Sản Phẩm) FullTime

Công Ty Cổ Phần Sách MCBooks
Hà Nội
12 - 22 triệu
  • Lập kế hoạch, triển khai và theo dõi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của Công ty trên các kênh Online: Google, Facebook, Zalo,
  • Kiểm soát các hoạt động Digital Marketing: Xây dựng chiến lược, chiến lược Marketing cho sản phẩm , các chương trình truyền thông, promotion theo định hướng công ty

NV AN NINH SẢN PHẨM - CTPAT

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM
Đồng Nai
Thỏa thuận
  • 2 Sơ yếu lịch (công chứng)
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBank
Đà Nẵng
Thương lượng
  • Manage and coordinate with related department (Product, OPS, IT) to develop initiatives, projects for Unsecured products (CC, UPL, OD), launch, monitor and ensure performances, deliverable key success.
  • Agile product development &Responsible for designing digital product/ experience according to Customers journey.

CVC Quản Lý Sản Phẩm Casa - TA050

NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBank
Đà Nẵng
Thương lượng
  • Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý doanh thu và lợi nhuận các sản phẩm tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ và dịch vụ thu phí
  • Giám đốc Trung tâm Quản lý kinh doanh khách hàng trung lưu và sản phẩm huy động vốn
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kita Group
Hồ Chí Minh
18 Tr - 22 Tr VND
  • Nhóm công việc Quản lý sản phẩm:
  • Quản lý/cập nhật/theo dõi giỏ sản phẩm Tổng các Dự án
Up

Quản lý sản phẩm Y tế

Công ty Cổ phần Y Dược Vietlife
Hà Nội
20 - 25 triệu VNĐ
  • Quản trị sản phẩm dịch vụ, các kênh thông tin, truyền thông về SPDV Y tế
  • Xây dựng mục tiêu, kế hoạch và tổ chức triển khai Hoạt động Marketing cho các Sản phẩm dịch vụ trên các Kênh
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBank
Đà Nẵng
Thương lượng
  • Quản lý sản phẩm huy động/kiều hối (TD/FX) và đầu tư nhỏ
  • Đề xuất giải pháp tài chính và các biện pháp triển khai cho sản phẩm cho cấp quản lý trực tiếp

Business Planning & Analysis Specialist

CÔNG TY CỔ PHẦN CON CƯNG
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Tham gia chương trình đào tạo đội ngũ quản lý tiềm năng của Con Cưng
Google
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Kinh nghiệm sản xuất hoặc vận hành trong quản lý Sản xuất Thiết bị Gốc (OEM) và quản lý Chuỗi cung ứng
  • Kỹ năng phân tích và quản lý OEM mạnh mẽ, cùng khả năng giải quyết vấn đề liên chức năng
Công Ty TNHH FPT Trading
Hồ Chí Minh
15-20 triệu
  • Đề xuất các kế hoạch xử các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm
  • Báo cáo tổng kết/đánh giá các sản phẩm phụ trách
NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBank
Đà Nẵng
Thương lượng
  • Hỗ trợ Quản lý dự án trong việc lập kế hoạch dự án, quản lý dự án, xây dựng các tài liệu, báo cáo phục vụ cho dự án
  • Hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ
VIETTEL Thái Bình
Hà Nội
0 - 0
  • Quản lý: có khả năng quản lý, hướng dẫn PM ở cấp thấp hơn
  • Xác định rõ ý tưởng hình thành sản phẩm (nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, khách hàng, )

[CVP] Giám đốc sản phẩm thẻ

CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MB SHINSEI (MCREDIT)
Hà Nội
Cạnh tranh
  • Rà soát, quản lý chất lượng các chính sách, quy trình và các văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai các hoạt động phát triển sản phẩm thẻ
  • Quản lý và rà soát liên tục các giải pháp sản phẩm theo phân khúc khách hàng mục tiêu
Google
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Kinh nghiệm sản xuất hoặc vận hành trong quản lý Sản xuất Thiết bị Gốc (OEM) và quản lý Chuỗi cung ứng
  • Kỹ năng phân tích và quản lý OEM (Nhà sản xuất thiết bị gốc) tốt, cùng với khả năng giải quyết vấn đề liên chức năng

CB Quản lý sản phẩm TP-Link

Công Ty TNHH FPT Trading
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Đề xuất các kế hoạch xử các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm
  • Báo cáo tổng kết/đánh giá các sản phẩm phụ trách

CB Quản lý sản phẩm Xiaomi ECO

Công Ty TNHH FPT Trading
Hà Nội
12-15 triệu
  • Đề xuất các kế hoạch xử các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm
  • Báo cáo tổng kết/đánh giá các sản phẩm phụ trách
Woori Bank Vietnam
Hà Nội
15 - 25 triệu
  • Tìm kiếm, phát triển, xây dựng quy trình nghiệp vụ của các sản phẩm/ dịch vụ mới trong lĩnh vực Ngân hàng số
  • Lên ý tưởng về việc thay đổi, làm mới sản phẩm/dịch vụ/quy trình
Tìm kiếm gần đây


    Quản lý sản phẩm thường được coi là người trung gian giữa công ty và khách hàng, giúp đảm bảo mọi sản phẩm mang tới người dùng đều đạt chất lượng tốt nhất. Nhân viên quản lý sản phẩm có thể làm việc hoặc theo nhóm, đóng vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp.

    MỤC LỤC:
    I. Tầm quan trọng của quản lý sản phẩm
    II. Quản lý sản phẩm là làm gì?
    III. Những kỹ năng quản lý sản phẩm cần có
    IV. Làm thế nào để trở thành quản lý sản phẩm giỏi?
    V. Quản lý sản phẩm có cần bằng cấp gì không?
    VI. Mức lương của quản lý sản phẩm
    VII. Quy trình quản lý sản phẩm chuẩn
    VIII. Các vị trí việc làm quản lý sản phẩm
    IX. Cơ hội nghề nghiệp của quản lý sản phẩm

    quan ly san pham

    Quản lý sản phẩm là việc làm nhiều bạn trẻ theo đuổi

    Tìm hiểu công việc của quản lý sản phẩm

    I. Tầm quan trọng của quản lý sản phẩm

    1. Định hướng tiếp cận thị trường tiềm năng

    Quản lý sản phẩm hướng công ty mình tập trung theo định hướng thị trường, tức là ưu tiêu xác định nhu cầu người dùng và cung cấp các sản phẩm đáp ứng được những mong muốn đó. Nếu được áp dụng hiệu quả, phương pháp tiếp cận theo định hướng thị trường sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài, bền vững, lợi nhuận cao.

    2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh

    Chính nhờ cách tiếp cận định hướng thị trường mà các nhà quản lý sản phẩm có thể tiết kiệm thời gian, chỉ tập trung vào sản xuất những sản phẩm chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng, chiếm ưu thế trên thị trường và mang lại lợi nhuận cao.

    Nói cách khác, điều này sẽ giúp xác định rõ trọng tâm của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp, cho phép tập trung thời gian và nguồn nhân lực vào các sản phẩm có khả năng thành công cao, thay vì dàn trải quá nhiều dự án không chắc sẽ đem lại lợi nhuận.

    Đọc thêm: Quản lý chất lượng là gì? Vai trò của quản lý chất lượng

    II. Quản lý sản phẩm là làm gì?

    Quản lý sản phẩm là một thuật ngữ khá rộng, bao gồm nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tùy vào đặc thù của từng ngành nghề mà mỗi công ty lại có những chính sách và yêu cầu riêng đối với bộ phận quản lý sản phẩm.

    Tuy nhiên, dù có làm việc trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì họ cũng sẽ phải đảm nhiệm những công việc như:

    • Phân tích thị trường, xác định điều kiện cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ của công ty
    • Chia sẻ quan điểm và tầm nhìn về tiềm năng sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng
    • Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, quản lý vòng đời sản phẩm và đề xuất lên cấp trên để có những quyết định mang tính chiến lược.
    • Đánh giá mức độ hài lòng của người dùng để không ngừng tối ưu hóa sản phẩm, mang về lợi nhuận cao nhất.


    Với mục tiêu luôn đặt thành công của sản phẩm lên làm ưu tiên hàng đầu, quản lý sản phẩm sẽ xây dựng kế hoạch phát triển và hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty như Marketing, Sales, Thiết kế và Kỹ thuật để biến những ý tưởng, mục tiêu thành hiện thực nhanh nhất có thể.

    quan ly san pham 2

    Công việc của quản lý sản phẩm là làm gì?

    III. Những kỹ năng quản lý sản phẩm cần có

    Nhân viên quản lý sản phẩm muốn hoàn thành tốt công việc của mình cần phải đảm bảo những kỹ năng như:

    1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường

    Với nhiệm vụ phải xác định rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng và biến những dữ liệu đó thành cơ sở để phát triển sản phẩm, quản lý sản phẩm cần thành thạo kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường, bao gồm cả số liệu thực tế, dự đoán xu hướng trong tương lai, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, .... Từ đó, nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro để nâng cao khả năng thành công.

    Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng khảo sát, nghiên cứu hiệu quả

    2. Tư duy kinh doanh

    Quản lý sản phẩm cần có tư duy và kiến thức kinh doanh cơ bản để tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc. Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng chiến lược, bạn sẽ phải nắm rõ lợi nhuận, ngân sách, dòng tiền hay tình trạng lãi - lỗ để có thể đưa ra định hướng và những bước đi đúng đắn.

    3. Tư duy chiến lược

    Từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến khi tung ra sản phẩm mới, quản lý sản phẩm cần phải nắm rõ đâu là thời điểm thích hợp để ra mắt, đối tượng khách hàng mục tiêu là những ai, tiếp cận trên những kênh nào, quản lý ra sao, lợi nhuận dự kiến là bao nhiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro, định hướng mục tiêu, v.v.

    4. Kỹ năng marketing

    Quản lý sản phẩm có trách nhiệm đưa sản phẩm tiếp cận được với người dùng nhiều nhất có thể. Chính vì vậy, kỹ năng marketing, bao gồm lập kế hoạch và trực tiếp thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng bá trên các kênh khác nhau như Facebook, báo chí, email marketing, .... là vô cùng quan trọng. Quản lý sản phẩm cũng phải hết sức nhạy bén và thích ứng nhanh chóng với các xu hướng marketing mới cũng như sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, chiến lược phát triển và định giá sản phẩm.

    5. Kỹ năng giao tiếp tốt

    Bằng nhiều hình thức, từ thuyết trình, làm việc nhóm cho đến tư vấn khách hàng, ... nếu không thành thạo kỹ năng giao tiếp, quản lý sản phẩm sẽ không thể truyền đạt ý kiến cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

    quan ly san pham 3

    Những kỹ năng quản lý sản phẩm cần có

    IV. Làm thế nào để trở thành quản lý sản phẩm giỏi?

    Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định trở thành một quản lý sản phẩm chuyên nghiệp, hãy cân nhắc những lời khuyên dưới đây:

    • Học hỏi từ người có kinh nghiệm: Xây dựng mối quan hệ và xin tư vấn từ những người đi trước sẽ cho bạn nhiều bài học quý giá, tránh đi vào "vết xe đổ" đáng tiếc.
    • Luôn lắng nghe: Với đặc thù công việc cần giao tiếp thường xuyên với khách hàng, hãy luôn chủ động lắng nghe để nắm rõ mong muốn của họ, từ đó có được những thông tin quý báu.
    • Tận tâm, nhiệt tình: Hãy cẩn thận trong từng hành động và lời nói, dù là vô tình hay cố ý, những người bị phớt lờ sẽ nghĩ bạn là người vô tổ chức, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí là thô lỗ. Không chỉ thế, uy tín của công ty cũng như sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
    • Không ngừng học hỏi, nắm bắt xu hướng mới trong nghề: Vì nhu cầu người dùng và bối cảnh thị trường liên tục biến động, bạn cần phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày để thích ứng với mọi thay đổi có thể xảy ra.

    Đọc thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe hữu ích, hiệu quả

    V. Quản lý sản phẩm có cần bằng cấp gì không?

    Quản lý sản phẩm cần phải có bằng Cử nhân trở lên các. Tùy vào từng ngành nghề mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành quản lý sản phẩm dược thì bạn cần phải có bằng tốt nghiệp Đại học Y Dược trở lên. Ngược lại, quản lý sản phẩm công nghệ thường có bằng Cử nhân các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính, ... Cũng có những người tốt nghiệp các chuyên ngành về Marketing, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, ... và trở thành quản lý sản phẩm chuyên nghiệp.

    quan ly san pham 4

    Yêu cầu về bằng cấp đối với quản lý sản phẩm

    VI. Mức lương của quản lý sản phẩm

    Tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, yêu cầu công việc và lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà mức lương trung bình của một nhà quản lý sản phẩm có thể dao động ít nhiều. Nhưng nhìn chung, đây là vị trí có mức lương khá hấp dẫn, phổ biến trong khoảng 11 - 16 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên đến 25 triệu đồng/tháng.

    Nhà tuyển dụng cũng sẽ cân nhắc đến các yếu tố như thâm niên làm việc, độ dày kinh nghiệm, khoảng cách địa lý, v.v để trả lương cho nhân viên. Vì vậy, khi tìm việc làm quản lý sản phẩm, tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng.

    VII. Quy trình quản lý sản phẩm chuẩn

    Quy trình quản lý sản phẩm được chia làm 4 giai đoạn chính:

    • Hình thành ý tưởng.
    • Xây dựng chiến lược.
    • Thực hiện và thử nghiệm.
    • Marketing và bán hàng.


    Mỗi giai đoạn sẽ bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Quản lý sản phẩm sẽ không trực tiếp thực hiện nhưng sẽ phải giám sát tất cả hoạt động liên quan đến sản phẩm.

    1. Hình thành ý tưởng

    Nếu như coi quản lý sản phẩm là một con đường thì việc hình thành ý tưởng vừa là biển báo hiệu lại vừa là điểm đến. Ý tưởng giúp định hình sản phẩm và định hướng cách thức hành động. Đây có thể là một ý tưởng hoàn toàn mới hoặc được phát triển dựa trên một sản phẩm cũ.

    Quá trình hình thành ý tưởng phải giúp trả lời các câu hỏi:

    • Sản phẩm trông như thế nào?
    • Sản phẩm dành cho ai?
    • Sản phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề gì?
    • Sản phẩm thế nào thì được coi là thành công?

    2. Xây dựng chiến lược

    Sau khi đã có ý tưởng sản phẩm thì đến lúc bạn phải xây dựng các chiến lược hành động cụ thể để biến nó thành hiện thực. Bước thứ nhất đặt ra mục tiêu cho một sản phẩm và bước này sẽ vạch ra những việc cần làm cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó. Chiến lược thực hiện phải rõ ràng và thực tế để mọi người cùng có thể hiểu và phối hợp làm việc một cách ăn ý.

    Quá trình xây dựng chiến lược sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường, thu thập và phân tích thông tin về khách hàng (thói quen mua sắm, thái độ đối với một sản phẩm tương tự, ...), đối thủ cạnh tranh ... Nghiên cứu có thể do công ty trực tiếp thực hiện hoặc lấy từ nguồn bên ngoài (báo chí, tài liệu trực tuyến).

    Dựa trên những tài liệu nghiên cứu thị trường, các công ty cần phải đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể, phân chia công việc cho từng người. Quản lý sản phẩm sẽ phải tổ chức cuộc họp với các bên liên quan, phổ biến công việc, thời gian thực hiện để mọi người nắm rõ và làm theo.

    3. Thực hiện và thử nghiệm sản phẩm

    Công việc chính của giai đoạn này là hiện thực hóa sản phẩm và thực hiện thử nghiệm trong nội bộ công ty hoặc với phạm vi người dùng nhất định, rút kinh nghiệm và dần dần hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Trong suốt giai đoạn này, quản lý sản phẩm sẽ phải bám sát kế hoạch chiến lược để quản lý tất cả công việc liên quan.

    4. Marketing và bán hàng

    Sau khi hoàn thiện sản phẩm, bộ phận marketing sẽ triển khai các kế hoạch tiếp thị, quảng cáo để tung ra thị trường. Khi đó, quản lý sản phẩm sẽ phải bám sát sự tăng trưởng sản phẩm trên thị trường, bao gồm doanh thu, ROI, tập khách hàng tiềm năng, .... Đồng thời, phân tích các thông tin như số lượng người dùng, doanh số bán hàng, sự hài lòng của khách hàng, phản hồi, .... để lên kế hoạch cải tiến sản phẩm.

    quan ly san pham 5

    Cách quản lý sản phẩm hiệu quả, chuyên nghiệp

    VIII. Các vị trí việc làm quản lý sản phẩm

    Có rất nhiều vị trí việc làm quản lý sản phẩm trong các ngành nghề khác nhau như:

    • Quản lý sản phẩm tiêu dùng trong các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa.
    • Quản lý sản phẩm công nghệ (IoT). Trong một vài năm tới đây, toàn thế giới ước tính sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị IoT. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng một số lượng lớn quản lý sản phẩm trong lĩnh vực này.
    • Quản lý sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Các công ty ngày càng đổ nhiều tiền vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm, thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe như thuốc men, robot phẫu thuật, ...
    • Quản lý sản phẩm/dịch vụ tài chính, ngân hàng.
    • Quản lý sản phẩm phục vụ giải trí.
    • Quản lý sản phẩm thời trang.
    • Quản lý sản phẩm nội bộ.
    • Quản lý sản phẩm B2B.

    IX. Cơ hội nghề nghiệp của quản lý sản phẩm

    Nhu cầu tuyển quản lý sản phẩm ngày càng cao do số lượng sản phẩm mới xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Các công ty, doanh nghiệp muốn tăng tính cạnh tranh, phát triển sản phẩm hữu ích đều cần phải tuyển dụng quản lý sản phẩm chuyên nghiệp.

    Ở thời điểm hiện tại, các công ty thậm chí còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng quản lý sản phẩm mặc dù đã trả một mức lương khá cao. Lý do là bởi không phải ai cũng có thể đảm bảo cả hai yếu tố: kiến thức chuyên môn kỹ thuật và tố chất làm kinh doanh, marketing.

    Quản lý sản phẩm là một công việc đầy thử thách, phù hợp với những người năng động, ưa chinh phục và đặc biệt là có tố chất, kỹ năng lãnh đạo. Đây cũng là một vị trí khá linh hoạt bởi chấp nhận ứng viên nhiều loại bằng cấp, chuyên môn khác nhau. Hãy bắt đầu bằng việc xác định một ngành nghề mà mình yêu thích nhất (thời trang, giải trí, công nghệ, ...), chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết về bằng cấp, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Bạn chắc chắn sẽ tìm được việc làm tốt, lương cao nếu như thực sự nghiêm túc.

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.