Lọc nâng cao

Việc làm nhân viên kế toán (4.325 việc)

HOT

Nhân viên kế toán tại Bắc Ninh

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Vĩnh Hà (YONG XIA)
Bắc Ninh
Đến 25 triệu VNĐ
  • Lưu trữ các dữ liệu kế toán trên các phần mềm theo quy định
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Thuế
Up
OPPO VIỆT NAM
Hồ Chí Minh
Thoả thuận
  • Tốt nghiệp Đại học ngành Kế toán, Tài chính
  • Thành thạo các thao tác xử lý số liệu giữa hệ thống & phần mềm kế toán

Accountant

CÔNG TY TNHH HANKOL HEALTHCARE VINA
Thỏa thuận
  • Working hours are from Monday to Friday in office, Sat can work from home if need.
  • Over 2 years of working experience as a General accountant in the FMCG field.

Accounting Specialist - General Accountant

CÔNG TY TNHH VÒNG TRÒN ĐỎ (CỬA HÀNG TIỆN LỢI CIRCLE K)
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Control and book General Ledger expenses (GL Account, including but not limited to accruals, prepaid expenses, cost of goods sold), check variance & resolve all arising issues.
  • Prepare tax reports requested monthly, quarterly & yearly (CIT, VAT, PIT, WHT, patent tax) and make payments after being approved .
Up

General Accountant

Công Ty CP TMDV Mạng Lưới Thông Minh SmartPay
Hồ Chí Minh
Cạnh tranh
  • Others task as assigned by Chief accountant/Head of Finance/CFO.
  • Prepare Financial report, Consolidation report and Ad hoc reports.
Up

KẾ TOÁN THUẾ - TAX ACCOUNTANT EXECUTIVE

CÔNG TY CỔ PHẦN TẦM NHÌN QUỐC TẾ ALADDIN
Hồ Chí Minh
10 Tr - 14 Tr VND
  • Có năng lực, nắm vững nghiệp vụ kế toán, ưu tiên ứng viên có hiểu biết về phần mềm Fast/Misa
  • Hỗ trợ phòng kế toán các công việc liên quan của phòng
Up

Nhân viên Kế toán

CÔNG TY TNHH WEDO FORWARDING
Hà Nội
8 triệu - 10 triệu VNĐ
  • Hỗ trợ kế toán trưởng khi lên báo cáo tài chính năm và quyết toán thuế
  • Hỗ trợ kế toán trưởng khi cần thiết
Up

Payable Accountant (Head Quarter)

CÔNG TY TNHH CJ VINA AGRI
Long An
Thỏa thuận theo năng lực
  • Chuyên nghành/ Major: Tài chính kế toán/ Accouting financial
  • Kiến thức vững chắc về thực tiễn địa phương, người nước ngoài và các chính sách về tài chính -kế toán
Up

TAX ACCOUNTANT SUPERVISOR

The Coffee House
Hồ Chí Minh
21 - 22 triệu VNĐ
  • Trách nhiệm công việc dưới đây có thể được điều chỉnh tùy thời điểm theo yêu cầu và sẽ được thông báo cho nhân viên
  • Phối hợp cùng với Kế toán trưởng tiến hành quyết toán các loại thuế phát sinh
Up
Công Ty TNHH HS
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Prepare all VAT declaration monthly to submit to Tax Department and make payment on time in compliance with Tax Law.
  • Support on Tax finalization and Auditing.
Up

Kế Toán Tổng Hợp (Accounting Analyst)

CÔNG TY TNHH CJ VINA AGRI
Long An
Tới 20 triệu
  • Cử nhân Chuyên nghành Kế toán và Kiểm toán/
  • Báo cáo kết quả thanh toán tài sản cố định

Accountant

Rudolf Lietz
Hồ Chí Minh
Từ 12 đến 23 triệu
  • Specific Experience Required:Accounting, accounts payable, accounts receivable, cashflow, cost analysis, tax accounting, PNL, Opex, Capex.
  • Proficiency in accounting software and Microsoft Office, particularly Excel.

Accountant

ASIA AGENT
Hồ Chí Minh
Thoả thuận
  • Other tasks as required by Senior/Manager.
  • Good English language capabilities.
Up

[HCM] INVOICE ACCOUNTANT - KẾ TOÁN HÓA ĐƠN

Công ty TNHH MTV kỹ thuật và khoa học OPPO
Hồ Chí Minh
Thương lượng
  • Tốt nghiệp Đại học ngành Kế toán, Tài chính
  • Thành thạo các thao tác xử lý số liệu giữa hệ thống & phần mềm kế toán
Up

Nhân Viên Kế Toán Cơ Sở - Accountant

Công ty THHH Đầu tư Giáo dục Anh Ngữ Canada
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Phụ trách công việc chấm công và các vấn đề liên quan đến lương của toàn bộ nhân viên làm việc tại trung tâm
  • Quản lý quỹ tiền mặt tại trung tâm và hạch toán doanh thu trên phần mềm kế toán
Up

Nhân viên Kế toán Kho

Công ty Cổ phần 24h Group
Hà Nội
8 - 10 triệu/tháng
  • Được hưởng các chính sách phúc lợi theo quy định của công ty:BHXH, Du lịch, Team building, thưởng các ngày lễ tết.
  • Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự phân công của Quản lý bộ phận.

Accounting Supervisor

Công Ty TNHH Nidec SV Probe Vietnam
Thỏa thuận
  • Ability to use advanced MS Office, especially Excel functions and Power point, MS Outlook.
  • Perform other tasks related to financial data to Internal Auditors/Group Managements as ad-hoc request.

Payable Accountant

SML Viet Nam
Bình Dương
Cạnh tranh
  • Preparing statistic report/Department of Planning &Investment report.
  • Mô tả Công việc.

Accounting Staff

Mandom Vietnam CO., LTD
Thỏa thuận
  • Education:Graduate university on Accounting or Financial Subject with good grade.
  • Checking and follow PO, EC & logistic transactions.

Senior Accountant

Santa Clara Co., Ltd
Thỏa thuận
  • To prepare financial statement report in accordance to VAS (Monthly/Quarterly/Yearly).
  • Graduated from University or higher with major related to Accounting/Auditing or Finance.
Tìm kiếm gần đây

    Nhân viên Kế toán là làm gì? Yêu cầu bằng cấp ra sao?

    Nhân viên kế toán là một trong những công việc phổ biến và ổn định, thu hút nhiều người bởi cơ hội việc làm đa dạng. Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, vị trí nhân viên kế toán đều cần thiết để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

    MỤC LỤC:
    I. Tổng quan việc làm nhân viên kế toán
    II. Nhân viên kế toán học ngành gì, trường gì?
    III. Các vị trí việc làm nhân viên kế toán
    IV. Yêu cầu đối với nhân viên kế toán
    V. Cần chuẩn bị những gì khi xin việc làm nhân viên kế toán?
    VI. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kế toán
    VII. Những lỗi sai mà nhân viên kế toán thường gặp phải
    VIII. Cách khắc phục những lỗi sai mà nhân viên kế toán thường gặp phải

    nhan vien ke toan

    Tìm việc làm nhân viên kế toán hiện nay có nhu cầu tăng cao

    I. Tìm hiểu công việc của nhân viên Kế toán

    1. Nhân viên kế toán là làm gì?

    Công việc của nhân viên kế toán thường làm:
    • Thu thập và phân tích thông tin kế toán để lập bút toán tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
    • ​Ghi chép các nghiệp vụ tài chính.
    • Thu thập thông tin, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo khác để tổng kết tình hình tài chính hiện tại.
    • Kiểm tra chứng từ để xác minh các nghiệp vụ tài chính.
    • Xây dựng và triển khai các thủ tục kế toán bằng cách phân tích các thủ tục hiện tại và kiến nghị thay đổi.

    Đọc thêm: Mô tả công việc Nhân viên kế toán

    2. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán

    Nhu cầu tuyển nhân viên kế toán được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, đối với cả những người đã có kinh nghiệm hoặc mới bước chân vào nghề. Đây thậm chí là một trong 3 vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp, cùng với chuyên viên hoạch định tài chính và phân tích dữ liệu.
    Nhu cầu tuyển dụng kế toán luôn ở mức cao bởi các các công ty, doanh nghiệp, tổ chức,... đều cần quản lý và sử dụng hiệu quả dòng tiền và các nguồn tài nguyên sẵn có. Những người có chứng chỉ CPA, ACCA hay CMA thậm chí còn được săn đón trong các doanh nghiệp với tỷ lệ tuyển dụng được dự báo sẽ tăng đều qua các năm.
    Sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường cũng có cơ hội việc làm rộng mở cho dù chọn theo lĩnh vực chuyên ngành nào đi chăng nữa. Triển vọng việc làm sẽ tăng dần theo kinh nghiệm làm việc cũng như thái độ đối với công việc và các kỹ năng mềm khác. Điều quan trọng là bạn cần tạo cho mình bản CV xin việc thu hút để "chinh phục" nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội có được vị trí tốt.

    3. Thu nhập của nhân viên kế toán có cao không?

    Thu nhập của nhân viên kế toán phụ thuộc vào ba yếu tố chính: năng lực làm việc, nơi làm việc và chính sách của công ty tuyển dụng. Với bất cứ công việc nào, năng lực và kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thu nhập. Nhân viên kế toán mới ra trường thường có mức lương trung bình khoảng 4 - 8 triệu đồng/tháng. Những người có ngoại ngữ tốt hoặc chuyên môn đặc thù khác thì mức lương có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng.
    Mức thu nhập này có thể tăng lên đến 25 - 30 triệu đồng/tháng với những người có chứng chỉ quốc tế như ACCA hay CPA. Những người đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng trong các công ty lớn thì thu nhập có thể lên đến 50 - 100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để có được mức thu nhập này đỏi hỏi trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
    Tình hình tài chính và chính sách của công ty cũng tác động không nhỏ tới thu nhập của nhân viên kế toán. Ở những doanh nghiệp lớn thì thu nhập và chế độ đãi ngộ đối với những người làm công việc này thường cao hơn tại những công ty nhỏ. Công ty đang phát triển thì chắc chắn cũng sẽ "hào phóng" hơn với nhân viên so với những công ty đang thua lỗ.

    nhan vien ke toan 2

    Lương của nhân viên kế toán cao hay thấp?

    II. Nhân viên kế toán học ngành gì, trường gì?

    Để trở thành nhân viên kế toán, bạn có thể theo học các ngành Kế toán - Kiểm toán, Tài chính, Kinh tế, Quản trị kinh doanh hoặc ngành nghề tương tự khác tại các trường như:

    • Đại học Ngoại Thương.
    • Đại học Kinh tế Quốc dân.
    • Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
    • Học viện Tài chính.
    • Đại học Thương mại.
    • Học viện Ngân hàng.
    • Đại học Ngân hàng TP.HCM.
    • Đại học Kinh tế TP.HCM.
    • Đại học Tài chính - Marketing (TP.HCM).

    III. Các vị trí việc làm nhân viên kế toán

    Kế toán được chia thành rất nhiều chuyên ngành nhỏ hơn như:

    • Kế toán tài chính: Kiểm soát các giao dịch tài chính của công ty hoặc khách hàng, tóm tắt và viết báo cáo tài chính định kì nhằm tạo điều kiện cho ban lãnh đạo công ty đánh giá tình hình tài chính và đưa ra những chiến lược hoạt động kinh doanh hiệu quả.
    • Kế toán quản trị: Kiểm soát những thông tin quan trọng cần thiết cho quy trình quản lý của công ty nhằm đưa ra các quyết định, chiến lược đúng đắn nhất.
    • Kế toán giá thành/Kế toán chi phí: Xác định chi phí dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bằng cách phân tích các loại giấy tờ, hồ sơ và dữ liệu thu cập được. Họ sẽ tổng hợp và phân loại tất cả chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Kế toán thuế: Chuẩn bị báo cáo, tờ khai thuế cho công ty theo đúng quy định của Pháp luật.
    • Kế toán tổng hợp:Phụ trách tất cả công việc liên quan đến kế toán của doanh nghiệp.
    • Kế toán nội bộ: Chịu trách nhiệm giám sát tất cả các thông tin liên quan đến tài chính, thu, chi nội bộ của doanh nghiệp.
    • Kế toán công nợ: Kiểm soát, thống kê các khoản công nợ của công ty và chi trả đúng thời hạn.
    • Kế toán bán hàng: Đảm nhiệm công việc kiểm soát đơn hàng, cập nhật đơn giá, thay đổi giá cả và rất nhiều công việc khác trong quy trình bán hàng.

    nhan vien ke toan 3

    Việc làm nhân viên kế toán đa dạng các vị trí

    IV. Yêu cầu đối với nhân viên kế toán

    Nhân viên kế toán trong môi trường hiện đại không chỉ cần có kỹ năng tính toán tốt để hoàn thành các bản dữ liệu thống kê mà còn phải có rất nhiều kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm khác như:

    1. Kiến thức chung về kinh doanh

    Phạm vi công việc của các vị trí việc làm lĩnh vực tài chính - kế toán ngày càng được mở rộng. Đặc biệt, những người làm công việc này sẽ thường xuyên phải cộng tác với các bộ phận khác trong công ty thì mới có thể hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là bạn phải hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận để có thể tìm đến đúng người, đúng địa điểm. Bạn càng hiểu rõ về cơ cấu hoạt động của công ty mình bao nhiêu thì sẽ càng làm việc hiệu quả bấy nhiêu.

    2. Kinh nghiệm đặc thù

    Những kiến thức và kinh nghiệm đặc thù như kinh nghiệm kế toán pháp lý, thuế,... cũng rất cần thiết khi xin việc làm nhân viên kế toán. Nhiều nhà tuyển dụng hiện này thậm chí còn yêu cầu ứng viên của mình phải có kiến thức cơ bản về chống rửa tiền (Anti-Money Laundering - AML), xác minh danh tính người dùng (Know Your Customer - KYC) và rất nhiều lĩnh vực khác.
    Cũng có không ít công ty tuyển dụng nhân viên kế toán có kinh nghiệm về xác minh thu nhập, thuế, giá thành,... Thông thường, mỗi nhân viên kế toán sẽ chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, bên cạnh kiến thức chung về tài chính, kế toán, kinh tế,...

    3. Sử dụng thành thạo công nghệ đáp ứng yêu cầu công việc

    Sử dụng thành thạo công nghệ, ít nhất là những phần mềm kế toán cơ bản là yêu cầu cần thiết đối với nhân viên kế toán thời đại 4.0 bởi các doanh nghiệp đang dần tự động hóa các quy trình kế toán. Sử dụng công nghệ không chỉ giúp đơn giản hóa những việc cần làm mà còn nâng cao tính chính xác của các loại sổ sách kế toán.
    Để phát triển sự nghiệp, nhân viên kế toán cần phải thành thạo:

    • Excel.
    • Phần mềm ERP (một phần mềm quản lý đa chức năng giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp).
    • Phần mềm Business Intelligence (phần mềm trí tuệ doanh nghiệp).
    • Phần mềm Quickbooks (đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
    • Phần mềm thu thập và phân tích dữ liệu khác.

    Bạn hoàn toàn có thể đề xuất với cấp trên về những khóa đào tạo hoặc buổi chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng những phần mềm này. Nếu như bạn vẫn đang trong quá trình xin việc làm kế toán thì có thể tham gia các khóa học online. Thể hiện sự chủ động và ham học hỏi cũng là một cách thức hiệu quả để chính phục nhà tuyển dụng

    Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu công việc

    4. Linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh

    Sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh trong công việc cũng là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với những người làm trong ngành kế toán - tài chính. Những tiến bộ của khoa học công nghệ (như ứng dụng trí tuê nhân tạo AI, ....) đã trở thành chìa khóa cho sự phát triển ở thời điểm hiện tại. Và nếu như bạn không thể thích ứng nhanh với những thay đổi này, bạn chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

    5. Sáng tạo, nhiệt huyết trong công việc

    Những nhân viên kế toán giỏi nhất cũng là những người đầy sáng tạo và nhiệt huyết và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Nhiều khi, bạn sẽ phải đóng vai trò là người hỗ trợ cho đồng nghiệp trong một dự án cụ thể hoặc vào thời điểm kiểm toán, tổng kết năm tài chính,...
    Cấp trên đôi khi cũng sẽ yêu cầu bạn phải đưa ra nhiều ý tưởng mới để tối ưu quy trình kế toán, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng hay là đào tạo nhân viên mới.

    6. Kỹ năng giao tiếp tốt

    Trong nhiều trường hợp, nhân viên kế toán sẽ phải giải trình, giải thích về các dữ liệu, con số,.... với những người không có chuyên môn. Và để truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu, họ nhất định phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nhân viên kế toán sẽ thường xuyên phải phối hợp với những bộ phận khác; khi đó, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt là điều cực kì cần thiết.
    tuyen nhan vien ke toan

    Những kỹ năng nhân viên kế toán cần có

    V. Cần chuẩn bị những gì khi xin việc làm nhân viên kế toán?

    Khi có ý định tìm việc làm nhân viên kế toán, bạn cần phải đảm bảo hai yêu cầu chính: bằng cấp và kỹ năng mềm. Bạn có thể bắt đầu bằng việc theo học một khóa đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán và tham gia các khóa học lấy chứng chỉ khác liên quan.

    1. Chuẩn bị bằng cấp

    Nhiều người cho rằng kế toán cần phải có bằng Cử nhân trở lên chuyên ngành này. Tuy nhiên, đây không phải là điều kiện bắt buộc. Trên thực tế, chỉ có khoảng 40% nhân viên kế toán có bằng Đại học. Số còn lại chỉ hoàn thành các khóa đào tạo hệ Cao đẳng hoặc Trung cấp. Mặc dù vậy, để thăng tiến lên những vị trí cao hơn như kế toán trưởng hay trưởng phòng kế toán, bạn cần phải có bằng cấp chuyên môn cao.

    2. Chuẩn bị chứng chỉ hành nghề

    Bên cạnh bằng tốt nghiệp Đại học, những ứng viên có chứng chỉ hành nghề như CPA, ACCA, .... sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Bạn có thể học lấy chứng chỉ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc tốt nghiệp rồi vừa học vừa làm. Mỗi loại chứng chỉ sẽ có những yêu cầu về kiến thức đầu vào, thời gian học, ... khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu chứng chỉ nào thì phù hợp nhất với chuyên ngành của mình trước khi theo học để tránh lãng phí thời gian.

    3. Kỹ năng mềm

    Bên cạnh kiến thức chuyên môn giỏi, nhân viên kế toán cũng cần phải kết hợp rất nhiều kỹ năng mềm khác trong công việc như:

    • Kỹ năng quản lý tiền mặt, hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán.
    • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc.
    • Kỹ năng quản lý thời gian.
    • Khả năng chịu áp lực cao trong công việc.

    VI. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kế toán

    Tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kế toán phổ biến:
    1. Theo bạn, có nhất định phải tuân theo các chuẩn mực kế toán hay không?
    2. Bạn sử dụng phương pháp nào để dự tính nợ xấu của công ty?
    3. Trong kế toán có bao nhiêu loại hình giao dịch thương mại?
    4. Làm thế nào để bạn tính toán tài sản cố định (PPE) và tại sao điều này quan trọng?
    5. Sự khác biệt giữa tiền trả trước và các khoản phải thu?

    VII. Những lỗi sai mà nhân viên kế toán thường gặp phải

    Nhân viên kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm ghi sổ sách, lập báo cáo tài chính, thanh toán thuế,... Do đó, bất kỳ sai sót nào trong công việc kế toán đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và uy tín của doanh nghiệp.

    1. Sai sót trong quá trình ghi chép, nhập liệu

    Đây là lỗi phổ biến nhất mà nhân viên kế toán mắc phải. Nguyên nhân của lỗi lần này là nhân viên kế toán ghi sai số liệu, ghi sai nội dung, hay bỏ sót một vài chứng từ,... Sai sót trong ghi sổ sách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: báo cáo tài chính không chính xác, doanh nghiệp bị phạt thuế,...

    2. Sai sót trong khi lập báo cáo tài chính

    Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, sai sót trong lập báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, đối tác,... Sai sót trong lập báo cáo tài chính có thể do nhiều nguyên nhân như sử dụng sai phương pháp lập báo cáo, thiếu sót thông tin,...

    3. Lỗi sai trong thanh toán thuế

    Việc thanh toán thuế đúng hạn và đầy đủ là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như thiếu sót hóa đơn, chứng từ, kê khai sai số liệu,... mà nhiều doanh nghiệp đã mắc sai sót trong thanh toán thuế. Sai sót trong thanh toán thuế có thể dẫn đến doanh nghiệp bị phạt, truy thu thuế,...

    4. Sai sót trong quản lý tài sản

    Nhân viên kế toán cũng có trách nhiệm quản lý tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu sót trong kiểm kê, quản lý tài sản mà nhiều doanh nghiệp đã bị thất thoát tài sản. Sai sót trong quản lý tài sản có thể dẫn đến doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính.

    5. Thiếu hiểu biết về quy định thuế

    Nhân viên kế toán cần phải hiểu rõ về các quy định thuế và luật pháp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp có khá nhiều vị trí kế toán như kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán lương, kế toán thuế,... Việc để những người được đào tạo ở vị trí khác đảm nhận các nhiệm vụ về thuế sẽ gây ra lỗi lầm này.

    6. Thiếu sự trao đổi thông tin

    Đôi khi, nhân viên kế toán có thể không chia sẻ đủ thông tin với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, dẫn đến sự hiểu lầm hoặc thiếu hiểu biết về tình hình tài chính trong nội bộ nhân viên trong công ty, dẫn đến các lỗi sai khác.

    VIII. Cách khắc phục những lỗi sai mà nhân viên kế toán thường gặp phải

    1. Tuyển dụng nhân viên kế toán có kinh nghiệm làm việc

    Nhân viên kế toán mà doanh nghiệp tuyển dụng cần có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về luật thuế, luật kế toán, có tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, kỉ luật,... Ngoài ra, nhân viên kế toán cũng cần có kinh nghiệm làm việc để có thể xử lý những tình huống phát sinh trong công việc.

    2. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên kế toán

    Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên kế toán để cập nhật những thay đổi về luật thuế, luật kế toán,... để họ được giải đáp những thắc mắc, nâng cao kỹ năng và tăng cường trao đổi kinh nghiệm với những người có cùng chuyên môn

    3. Áp dụng phần mềm kế toán

    Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp nhân viên kế toán tính toán, nhập liệu một cách dễ dàng, đơn giản. Việc áp dụng phần mềm kế toán sẽ giúp nhân viên kế toán ghi sổ sách nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai sót. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng cần đầu tư cho một hệ thống kế toán đắt đỏ, vậy nên cần xem xét và tìm kiếm những phần mềm kế toán phù hợp với nhu cầu của nhân viên và bản thân doanh nghiệp.

    4. Thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ

    Việc tin tưởng lẫn nhau trong công việc là nên có. Thế nhưng để tránh những rủi ro, sai lầm không đáng có, doanh nghiệp cần thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ để kiểm tra, giám sát công việc của nhân viên kế toán. Việc này vừa để đảm bảo tính minh bạch, công khai trong quá trình quản lý dòng tiền, vừa giúp cho nhân viên kế toán kịp thời khắc phục những sai lầm (nếu có) trước khi có những hậu quả xấu xảy đến.

    5. Tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

    Kế toán - tài chính không nên là một phòng ban riêng rẽ mà cũng cần có sự giao tiếp và hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Đặc biệt là những bộ phận liên quan như kinh doanh, nhân sự và sản xuất, đảm bảo rằng mọi thông tin liên quan đến tài chính được chia sẻ một cách rõ ràng và kịp thời.

    Nhân viên kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán để hạn chế những sai sót trong công việc kế toán. Việc khắc phục những sai sót này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tránh được những rủi ro về tài chính.


    Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán và cách trả lời hay

    Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán

    Để có thể dễ dàng có được việc làm nhân viên kế toán, ngoài kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn thì bạn cũng cần có những bí quyết khác để "chinh phục" nhà tuyển dụng. Bạn đọc có thể tham khảo những thông tin Joboko chia sẻ trong bài viết dưới đây để nắm được cách ứng tuyển sao cho đạt hiệu quả cao.

    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.