Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán

Nhân viên kế toán là vai trò quan trọng mà bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục liên quan tới tài chính, chi phí, doanh thu, thuế. Để xin việc làm nhân viên kế toán thì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là quan trọng nhất.

MỤC LỤC:
I. Công việc của Nhân viên kế toán
II. Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kế toán
III. Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán

Tìm hiểu về các vị trí kế toán phổ biến, cách thức ứng tuyển sẽ giúp ứng viên có sự chuẩn bị tốt nhất để đạt hiệu quả cao. Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kế toán được các chuyên gia nhân sự hàng đầu chia sẻ trên JobOKO, hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho mình.

kinh nghiem xin viec lam nhan vien ke toan

Mách bạn cách xin việc làm Nhân viên kế toán đạt kết quả cao

I. Công việc của Nhân viên kế toán

Nhân viên kế toán giúp các công ty quản lý tài chính, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý có liên quan và lập kế hoạch tài chính kế toán phù hợp cho tương lai. Nhân viên kế toán có thể làm việc tại các các công ty cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng bên ngoài, trong bộ phận tài chính kế toán của một doanh nghiệp thương mại hoặc làm việc tại các tổ chức công.
Để trở thành một Nhân viên kế toán, bạn phải tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên, tốt nhất là bằng cử nhân đại học, sau đó tiếp tục học để lấy các chứng chỉ chuyên ngành. Công việc trong lĩnh vực kế toán là công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Mức lương và đãi ngộ cũng như sự thăng tiến của bạn phụ thuộc nhiều nhất vào trình độ, bằng cấp và kinh nghiệm.
Trong quá trình học đại học và khi mới ra trường, bạn nên tham gia các chương trình thực tập để hình dung rõ hơn về nghề nghiệp của mình, tiếp xúc với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tế, giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ tích cực, đặc biệt là am hiểu các phòng ban trên Sở/Cục Thuế, rõ ràng về các quy trình xử lý, lập báo cáo,... Thực tập cũng giúp bạn có thêm thông tin để viết vào CV xin việc nhân viên kế toán sau này.
Một số vị trí việc làm Nhân viên kế toán phổ biến nhất gồm có:

  • Kế toán công nợ.
  • Kế toán kho.
  • Kế toán tổng hợp.
  • Kế toán thuế.
  • Kế toán nội bộ.
  • Kế toán bán hàng.
  • Kế toán doanh thu

Tùy thuộc vào khả năng và định hướng, bạn có thể xác định xem cụ thể thì mình muốn tìm việc làm kế toán nội bộ hay các vị trí với vai trò liên quan khác. Mặc dù đều là công việc kế toán nhưng những chức danh khác nhau cũng có nghĩa là công việc, trách nhiệm có phần khác nhau.
Ngoài ra, công việc kế toán thường yêu cầu am hiểu về luật, các quy định, nghị định của chính phủ cũng như quy định nội bộ của công ty. Bạn nên có sự chuẩn bị sẵn sàng, đồng thời cần có khả năng chịu trách nhiệm khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Đọc thêm: Nhân viên kế toán kho - 4 cách tìm việc thành công

II. Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kế toán

1. Khi nào nên ứng tuyển vị trí Nhân viên kế toán?

Với đa số công việc khác, ứng viên có thể ứng tuyển ngay khi thấy thông báo tuyển dụng. Tuy nhiên, với vai trò Nhân viên kế toán (nội bộ) hay thông tin tuyển kế toán thuế thì bạn nên cân nhắc thời điểm gửi CV vì đặc điểm của công việc này liên quan tới số liệu, báo cáo và các thủ tục nội bộ cũng như thủ túc pháp lý.
Tốt nhất là bạn nên xin việc khi đã qua thời điểm báo cáo thường niên vì nếu trúng tuyển, bạn sẽ có đủ thời gian để tìm hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp và thích nghi với những yêu cầu cụ thể. Dĩ nhiên nếu xin vào các công ty cung cấp dịch vụ kế toán thì vấn đề thời điểm có thể không quá quan trọng như các vị trí nội bộ.

2. Chuẩn bị CV xin việc Nhân viên kế toán

Thực hiện theo các mẹo viết CV xin việc kế toán đơn giản sau có thể giúp bạn tạo ra một tài liệu hoàn hảo nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:

  • Nhấn mạnh vào trình độ học vấn và các chứng chỉ nghề kế toán:
Học tập và thi lấy các chứng chỉ kế toán cho phép bạn cải thiện CV của mình và tạo điều kiện để bạn ứng tuyển vào các vị trí tốt, trong đó đáng chú ý nhất là Chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA). CPA được coi là "tiêu chuẩn vàng" không chỉ đảm bảo cho bạn tìm được việc làm kế toán mà còn phát triển lâu dài, thăng tiến nhanh hơn trong ngành này.
Bằng cấp và chứng chỉ chuyên nghiệp được nhà tuyển dụng coi như bằng chứng, chứng minh năng lực chuyên môn của mình. Vì công việc Nhân viên kế toán đòi hỏi sự chính xác trong các số liệu, báo cáo, kế hoạch và cần có khả năng chịu trách nhiệm nên các doanh nghiệp có yêu cầu khá cao với trình độ chuyên môn của ứng viên.
  • Bao gồm các kỹ năng kế toán cần thiết:

Ngoài bằng cấp thì CV xin việc của bạn cũng phải bao gồm các kỹ năng kế toán cần thiết. Thay vì mất thời gian vào phần sở thích cá nhân hay các hoạt động ngoại khóa không mấy liên quan, bạn hãy dành thời gian chau chuốt thêm cho mục Kỹ năng trong CV, nhấn mạnh vào cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Nếu bạn viết CV xin việc kế toán tổng hợp thì nên chú trọng đến những kỹ năng ứng dụng cho vị trí công việc của mình, để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Danh sách các kỹ năng này nên được cân nhắc dựa trên Mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Những kỹ năng quan trọng nhất với nghề kế toán là:

  • Kiến thức chuyên sâu về các quy định và quy trình kế toán.
  • Thành thạo các phần mềm kế toán.
  • Các kỹ năng Microsoft Excel nâng cao bao gồm Vlookups.
  • Kinh nghiệm xử lý thông tin, số liệu trong sổ cái.
  • Sự chú ý đến chi tiết và kỹ năng phân tích tốt.

Đọc thêm: Nhân viên kế toán thuế - Bí kíp phỏng vấn đảm bảo 99% trúng tuyển

kinh nghiem xin viec lam nhan vien ke toan 2

Những lưu ý cho ứng viên khi xin việc làm Nhân viên kế toán

3. Chuẩn bị phỏng vấn cho vai trò Nhân viên kế toán

Trong một cuộc phỏng vấn tiềm năng với vị trí Nhân viên kế toán, người phỏng vấn thường sẽ thăm dò kiến ​​thức về kế toán của bạn và có thể hỏi bạn một số câu hỏi về khái niệm hoặc phương pháp kế toán. Ví dụ, họ có thể hỏi: "Một số thách thức trong việc xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?" hoặc "Mô tả vấn đề hoặc dự án kế toán cho thấy kỹ năng kế toán của bạn".
Nhiều nhà tuyển dụng Nhân viên kế toán thậm chí sẽ đặt câu hỏi về hành vi để đánh giá xem bạn có sở hữu những đặc điểm lý tưởng để thành công trong lĩnh vực này hay không. Họ có thể yêu cầu bạn mô tả các tình huống mà bạn gặp phải những thử thách nhất định hoặc đưa ra ví dụ về cách bạn đã áp dụng một số kỹ năng nhất định. Những doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn có thể tích hợp cả các bài test chuyên ngành vào trong cuộc phỏng vấn để đánh giá chính xác nhất năng lực của bạn.

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán

Nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi tại sao bạn chọn lĩnh vực này để xem bạn có phù hợp với công ty không. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu về công ty và chuẩn bị trước cho những câu hỏi phố biến này. Một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán phổ biến bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để biết cách trả lời khéo léo, tránh bối rối khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao.


Cuối cùng, sự tín nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà Nhân viên kế toán cần tạo dựng. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên cẩn thận bạn để đảm bảo rằng bạn tuân thủ các yêu cầu đạo đức về bảo mật thông tin, số liệu khi làm Nhân viên kế toán. Bạn cần thể hiện được quyết tâm và cam kết của mình ngay trong cuộc phỏng vấn.

tin mới

Kinh nghiệm xin thực tập tại Big4

Có lẽ, bất cứ sinh viên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng nào cũng từng ít nhất một lần mong được đi thực tập, đi làm ở Big4. Tìm hiểu các kinh nghiệm ứng tuyển thực tập ở top 4 công ty kiểm toán mạnh nhất chưa bao giờ là muộn nếu bạn đã xác định rõ mục tiêu.

10/03/2023 17:32

Kinh nghiệm xin thực tập tại Big4

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên giao hàng

Thương mại điện tử phát triển tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm Nhân viên giao hàng. Mặc dù xin việc Nhân viên giao hàng không quá khó vì vị trí này không yêu cầu trình độ học vấn cao hay các kỹ năng chuyên nghiệp nhưng vẫn có những lưu ý mà ứng viên nên biết.

16/09/2022 01:18

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên giao hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh

Nếu bạn là một người hướng ngoại và có tham vọng kiếm tiền, mong muốn thành công trong kinh doanh thì công việc Nhân viên kinh doanh có thể phù hợp với bạn. Xin việc làm Nhân viên kinh doanh chủ yếu dựa vào khả năng bạn tự giới thiệu và "bán" mình cho nhà tuyển dụng một cách ấn tượng nhất.

15/09/2022 20:18

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Pháp chế

Trưởng phòng Pháp chế là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động pháp lý của một doanh nghiệp hoặc một công ty Luật. Vai trò này đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng cần bỏ ra nhiều công sức, chuyên nghiệp hơn ngay từ quá trình xin việc Trưởng phòng Pháp chế.

29/05/2022 10:30

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Pháp chế

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng

Với các ngành dịch vụ, bộ phận chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu. Trong đó, nhân viên chăm sóc khách hàng có nhu cầu tuyển dụng cao. Muốn xin việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng, ứng viên cần tìm hiểu rõ những kỳ vọng của nhà tuyển dụng để chuẩn bị CV gây ấn tượng mạnh.

08/05/2022 11:30

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên chăm sóc khách hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Hành chính

Để có được vị trí Trưởng phòng hành chính không dễ dàng bởi đây là công việc có thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến tốt nên sức cạnh cạnh cao. Vì vậy, khi ứng tuyển, muốn có được việc làm Trưởng phòng hành chính thì từ việc gửi CV cho đến phỏng vấn bạn phải trở nên nổi bật, chuyên nghiệp hơn so với các ứng viên khác.

03/05/2022 17:25

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Hành chính

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán

Nhân viên kế toán là vai trò quan trọng mà bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục liên quan tới tài chính, chi phí, doanh thu, thuế. Để xin việc làm nhân viên kế toán thì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc là quan trọng nhất.

26/04/2022 13:30

Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên Kế toán

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý Cửa hàng

Có khi nào bạn dạo quanh một cửa hàng quần áo hay cửa hàng đồ lưu niệm yêu thích và tưởng tượng ra rằng mình đang làm việc trong đó và thậm chí là đang làm quản lý của cửa hàng? Nếu có thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn.

24/04/2022 09:30

Kinh nghiệm xin việc làm Quản lý Cửa hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng

Có lẽ, ai cũng biết rằng ứng tuyển vào các vị trí như trưởng phòng, giám đốc sẽ khác rất nhiều với những vai trò thông thường nhưng cụ thể là khác những gì thì không phải ai cũng biết. Đối với Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng, quy trình xin việc sẽ cần tập trung vào nhiều bước.

22/04/2022 13:30

Kinh nghiệm xin việc làm Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng

Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

Công việc Chuyên viên pháp chế thường xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn, công ty sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. Khi xin việc làm Chuyên viên pháp chế, có một số lưu ý mà ứng viên nào cũng cần biết.

22/04/2022 08:30

Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.