Những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực

11/10/2021 12:00
Một ứng viên khi xin việc làm, chỉ giỏi chuyên môn thôi chưa đủ mà còn cần các kỹ năng mềm khác để thành công, thăng tiến. Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng với mọi lĩnh vực và khi bạn biết cách cải thiện, trau dồi cho bản thân thì quá trình xin việc làm sẽ đơn giản hơn nhiều.
Chỉ dựa vào chuyên môn không đủ để thành công khi tìm việc. Kỹ năng mềm là chìa khóa giúp bạn nổi bật và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Cải thiện những kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận và mở ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

MỤC LỤC:
I. Những kỹ năng mềm quyết định thành công trong mọi lĩnh vực
II. Vì sao kỹ năng mềm quan trọng trong công việc?
III. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng mềm?​

nhung ky nang mem can thiet giup ban thanh cong trong moi linh vuc
Những kỹ năng quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc sống, sự nghiệp

I. Những kỹ năng mềm quyết định thành công trong mọi lĩnh vực​

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa cơ hội. Đối với những ai muốn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên, khả năng giao tiếp tốt không chỉ giúp truyền đạt thông tin mà còn làm tăng sự thu hút trong mắt người khác. Tham gia các khóa học và sự kiện kết nối là cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng này.

Đọc thêm: Kỹ năng mềm ảnh hưởng ra sao đến sự nghiệp của bạn?

2. Lắng nghe

Biết học hỏi, lắng nghe sẽ mang tới cho bạn nhiều bài học quý giá. Vì vậy, để thành công bạn hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe thật nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc bạn cũng đừng ngại hay tự ái khi nhận những lời phê bình, hãy biến nó trở thành kinh nghiệm để mình hoàn thiện hơn.

3. Sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo là điều khó có thể dạy, cần do chính bản thân bạn nắm bắt và khơi nguồn. Hãy học, đọc, nghe thật nhiều để bản thân có thêm nhiều ý tưởng, hãy tìm nhiều cách khác nhau để thực hiện công việc của bạn, khiến bạn khác biệt nổi bật và cho hiệu quả tốt hơn. Do đó, trong công việc bản thân mỗi người phải luôn biết cách lấy lại cảm hứng, ý tưởng sáng tạo trong công việc, như vậy sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều động lực để thực hiện tốt công việc của mình.

4. Tự tin - Năng động

Tự tin - năng động là hai kỹ năng mềm quan trọng, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau. Tự tin sẽ giúp bạn dễ dàng xác định mục tiêu, năng động giúp bạn tạo được nhiều tiền đề, động lực để hoàn thiện được mục tiêu đó. Khi có đầy đủ sự tự tin và năng động chúng ta sẽ dễ dàng lôi kéo được người khác đứng về phía của mình, cùng hỗ trợ để chúng ta có thể thực hiện được kế hoạch.

5. Đặt mục tiêu

Điều kiện để đi tới bất kỳ thành công nào đó là bản thân mỗi chúng ta cần phải xác định được mục tiêu cho mình. Đây là một kỹ năng mềm không thể thiếu nếu bạn muốn đạt được những thành tích đáng nể trong công việc và cuộc sống. Dù việc đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu là khá khó nhưng đừng ngại hãy cứ xác định cho bản thân mình một cái đích đến để cố gắng và nỗ lực.

6. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm muốn đạt hiệu quả thì chúng ta cần phải có thái độ tích cực và hợp tác tốt với các bộ phận, thành viên khác. Nếu bạn có được kỹ năng làm việc nhóm, hiệu quả công việc được tốt hơn, bản thân chúng ta cũng sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ người khác cũng như thúc đẩy khả năng thăng tiến của bản thân.
nhung ky nang mem can thiet giup ban thanh cong trong moi linh vuc
Rèn luyện được những kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực

7. Khả năng lãnh đạo

Để lãnh đạo người khác, bạn phải tự lãnh đạo bản thân, biết bản thân của mình cần làm việc gì, thời gian kế hoạch ra sao nhằm giúp cho mục tiêu đó không bị bỏ giở giữa chừng. Tuy nhiên đôi khi bạn cũng biết cách dừng lại đúng lúc.

8. Quản lý thời gian

Dù là giám đốc, quản lý, nhân viên nhiều ngành nghề khác nhau như kế toán, bán hàng, nhân viên kỹ thuật, công nhân...hay là học sinh, sinh viên, cũng đều phải biết cách quản lý tốt thời gian của mình. Với kỹ năng quản lý thời gian tốt, bạn sẽ biết cách xác định thời gian cụ thể, ưu tiên công việc quan trọng, giải quyết theo trình tự đừng để lãng phí quá nhiều thời gian vào những công việc vô bổ.

9. Kỹ năng quyết định

Bạn phải luôn làm chủ bản thân mình, biết đưa ra những quyết định mang ý nghĩa then chốt. Kỹ năng này mang tính chất khá quan trọng bởi nó sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của bạn trong công việc.

Đọc thêm: 6 kỹ năng mềm mà một nhân viên chăm sóc khách hàng cần có

10. Giải quyết vấn đề

Bên cạnh kỹ năng đặt vấn đề, bạn cũng cần phải biết cách giải quyết vấn đề, dù trong công việc hay cuộc sống. Nếu bạn biết cách giải quyết vấn đề tốt nó sẽ giúp bạn xử lý công việc trong cuộc sống hằng ngày được hiệu quả. Hãy luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề nhé.

11. Hòa đồng

Hãy luôn tạo cho mình sự thoải mái, cởi mở, hòa đồng với mọi người bởi điều này sẽ giúp bạn học hỏi, luyện rèn được nhiều thứ hơn thay vì suốt ngày cứ một mình khép kín. Dù đôi khi có những mâu thuẫn không đáng có nhưng hãy cứ chủ động, đưa ra cách giải quyết, như vậy bạn mới có sự thoải mái, tập trung phát triển công việc.

II. Vì sao kỹ năng mềm quan trọng trong công việc?

Kỹ năng mềm là cực kỳ cần thiết, cho dù bạn làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề nào đi chăng nữa. Nó sẽ giúp bạn phối hợp một cách hiệu quả với những người xung quanh và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với cơ hội thăng tiến của bạn.
Ví dụ, kỹ năng thuyết trình, tạo dựng các mối quan hệ và giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng mới cũng như khai thác nhiều tiềm năng hơn từ những khách hàng hiện tại. Khả năng giải quyết xung đột, xử lý vấn đề và kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp và những đối tác khác.
Mặt khác, nếu kỹ năng mềm không tốt thì năng lực làm việc của bạn sẽ bị hạn chế. Ví du, bạn có một ý tưởng hay nhưng lại không có kỹ năng thuyết trình. Vậy làm thế nào để đồng nghiệp và cấp trên có thể hiểu và ủng hộ ý tưởng của bạn. Bạn làm việc trong ngành dịch vụ nhưng lại không có kỹ năng lắng nghe thì sao có thể giải quyết được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

III. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng mềm?

Để rèn luyện, cải thiện kỹ năng mềm trong công việc, bạn cần phải:
  • Phát huy tinh thần không ngừng học hỏi.
  • Sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh.
  • Bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân: tiếp nhận một thử thách mới trong công việc, làm những việc mà bạn chưa từng làm như thuyết trình trước đám đông, đảm nhận vai trò lãnh đạo,...
  • Vui vẻ chấp nhận những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống.
  • Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, đồng nghiệp.
  • Không ngừng mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết của mình.
  • Quan sát cách người khác làm việc và học hỏi những điều hay từ họ.
Biết cách cải thiện kỹ năng mềm sẽ giúp bạn vươn xa hơn trên con đường sự nghiệp, làm công việc gì cũng thực hiện suôn sẻ, dễ dàng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy dành thời gian để cải thiện và nâng cao kỹ năng mềm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là thời điểm thích hợp để bạn tích lũy kiến thức, kỹ năng mềm giúp đáp ứng nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

tin mới

Những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực

Một ứng viên khi xin việc làm, chỉ giỏi chuyên môn thôi chưa đủ mà còn cần các kỹ năng mềm khác để thành công, thăng tiến. Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng với mọi lĩnh vực và khi bạn biết cách cải thiện, trau dồi cho bản thân thì quá trình xin việc làm sẽ đơn giản hơn nhiều.

01/01/2100 00:00

Những kỹ năng mềm cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực

Sinh viên không đi thực tập là một sai lầm

Quá trình thực tập thường bắt đầu vào năm 3, năm 4 đại học (có thể sớm hơn ở các trường kỹ thuật). Đây là cách hiệu quả để sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc trước khi ra trường và tăng cơ hội việc làm trong tương lai. Vì thế, nếu không đi thực tập thực sự mà chỉ làm báo cáo trên lý thuyết, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều thứ.

01/01/2100 00:00

Sinh viên không đi thực tập là một sai lầm

Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Nhiều người trong chúng ta đã nghe đến hoặc đã ở vào hoàn cảnh được người phỏng vấn hỏi câu này: "Vì sao bạn muốn nghỉ việc ở công ty cũ?" hay "Tại sao bạn muốn từ bỏ công việc hiện tại?". Đây là câu hỏi để trả lời thì đơn giản, vì ai cũng sẽ có lý do khi ra quyết định nghỉ việc, nhưng để trả lời sao cho khéo thì lại không hề dễ dàng.

01/01/2100 00:00

Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Động lực làm việc của bạn là gì?

Trước khi bạn tham gia phỏng vấn cho một vị trí tuyển dụng ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn đều phải chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời thường gặp để có cảm giác tự tin và thoải mái nhất khi gặp nhà tuyển dụng. Bạn đã nghe đến nhất nhiều câu hỏi phỏng vấn, có câu nghe có vẻ đơn giản, thông dụng nhưng lại dễ làm ứng viên mất cảnh giác, chẳng hạn như: "Động lực làm việc của bạn là gì?"

01/01/2100 00:00

Động lực làm việc của bạn là gì?

Văn hóa công ty ảnh hưởng đến nhân viên và doanh nghiệp như thế nào?

Văn hóa công ty giống như nhân cách của một con người, xác định môi trường làm việc của nhân viên trong công ty. Văn hóa bao gồm nhiều yếu tố, từ môi trường làm việc cho đến sứ mệnh, giá trị cốt lõi, giá trị đạo đức, kỳ vọng và mục tiêu của công ty. Văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện ở phong cách và thái độ làm việc của các thành viên, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân viên và toàn bộ doanh nghiệp.

01/01/2100 00:00

Văn hóa công ty ảnh hưởng đến nhân viên và doanh nghiệp như thế nào?

10 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty

Văn hóa công ty không chỉ là môi trường làm việc được tạo ra hay những con người tạo ra nó. Văn hóa nằm ở nền tảng của một công ty, kết hợp giữa tầm nhìn hoặc sứ mệnh cụ thể và mục tiêu rõ ràng, khả thi. Để định hình được văn hóa doanh nghiệp, đó là sự nỗ lực của toàn bộ cá nhân trong tổ chức, đặc biệt là các chiến lược thúc đẩy của CEO cũng như ban lãnh đạo công ty.

01/01/2100 00:00

10 chiến lược thúc đẩy văn hóa công ty

Thấy 5 dấu hiệu này, bạn quyết đừng để mất nhân tài cho công ty

Hầu hết nhà tuyển dụng đều biết các dấu hiệu tiêu cực họ cần cảnh giác ở một ứng viên: Đến phỏng vấn muộn, nói xấu quản lý cũ, đưa ra câu trả lời quá mơ hồ... Nhưng dường như lại ít người chú ý đến các dấu hiệu cho thấy một ứng viên có thích hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Để mắt đến các dấu hiệu này giúp bạn đưa ra quyết định sớm hơn về việc một ứng viên được tiếp tục vào vòng trong hay loại khỏi "cuộc chơi".

01/01/2100 00:00

Thấy 5 dấu hiệu này, bạn quyết đừng để mất nhân tài cho công ty

Khi nhân viên cũng là người nhà

Gần đây, bạn tuyển cháu trai mình vào làm nhưng bạn bắt đầu thấy rằng cậu ra luôn đến trễ, mất quá nhiều thời gian giải lao và làm việc kém hiệu quả. Bạn đang điều hành một công ty gia đình, trong đó đa phần nhân viên là họ hàng, từ anh em ruột, anh em họ cho đến em gái của vợ chú. Ranh giới giữa gia đình và công ty bắt đầu trở nên mờ nhạt. Là quản lý, làm cách nào để bạn giám sát hoặc kỷ luật các nhân viên này mà không gây ra xích mích trong gia đình?

01/01/2100 00:00

Khi nhân viên cũng là người nhà

Để duy trì thái độ tích cực tại nơi làm việc

Duy trì thái độ tích cực ở nơi làm việc hàng ngày khó hơn bạn tưởng. Trong một môi trường làm việc tích cực, suy nghĩ của bạn dễ dàng hướng tới sự tích cực, nhưng nếu xung quanh bao phủ bởi những suy nghĩ tiêu cực, điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đối với một số người, thái độ tích cực tự nhiên như bản năng nhưng đa phần thái độ tích cực cần có thời gian rèn luyện và sự tập trung nỗ lực.

01/01/2100 00:00

Để duy trì thái độ tích cực tại nơi làm việc

Bí quyết giúp nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc

Chìa khóa của một doanh nghiệp thành công là sự hài hòa trong tất cả các mối quan hệ, không chỉ tập trung vào nhu cầu của khách hàng mà còn quan tâm đến cảm xúc của nhân viên. Nếu nhân viên không một lòng, không có điều kiện phát triển, tổ chức không đoàn kết thì khó mà xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngoài. Cùng Joboko.com điểm qua các giải pháp làm tăng sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc trong bài viết dưới đây.

01/01/2100 00:00

Bí quyết giúp nhân viên cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.