Kỹ năng thuyết trình là gì? Cách giúp tự tin trình bày, thuyết trình trước đám đông
Ứng viên sở hữu kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hoàn hảo sẽ luôn được đánh giá cao trong các cuộc phỏng vấn tuyển nhân tài cho doanh nghiệp. Bởi trong môi trường làm việc công sở, bạn khó tránh khỏi việc thuyết trình trước đồng nghiệp công ty trong các buổi họp nên kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn có được sự tự tin trong bất cứ tình huống nào. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng sở hữu kỹ năng này nên việc bạn trở thành một diễn giải hay người thuyết trình chuyên nghiệp là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhờ quá trình nỗ lực rèn luyện.MỤC LỤC:
1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
2. Vì sao kỹ năng thuyết trình quan trọng?
3. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình?
4. Sự tự tin là yếu tố quan trọng nhất khi thuyết trình
1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình có thể hiểu là khả năng diễn đạt một thông điệp với những lý lẽ và lập luận chặt chẽ để thuyết phục và tương tác với người nghe bằng cách thu thập và giải đáp các câu hỏi phản biện. Hơn nữa, kỹ năng thuyết trình quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng và thể hiện các mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.JobOKO tặng bạn bộ Ebook Kỹ năng thuyết trình cực hay, 100% Free, gồm các Ebook
- 21 ngày nâng cao sức hút phát biểu trước đám đông
- Nói nhiều không bằng nói đúng
- Nói thế nào để được chào đón, làm thế nào để được ghi nhận
- Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng
- Thuật hùng biện
2. Vì sao kỹ năng thuyết trình quan trọng?
Nếu bạn là nhân viên Marketing thì việc thuyết trình các chiến lược cho ban giám đốc, quản lý, cấp trên về kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới ra mắt vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của bài thuyết trình là tạo ra tương tác với người nghe và có tính thuyết phục để dự án, kế hoạch đưa ra được cấp trên chấp nhận. Ngoài việc làm nhân viên Marketing thì bất cứ lĩnh vực nào cũng cần kỹ năng thuyết trình bởi nó có vai trò quan trọng.Vậy kỹ năng thuyết trình có tầm quan trọng như thế nào?
- Hữu ích trong học hỏi, trình bày ý kiến, thuyết phục, làm việc với khách hàng, đồng nghiệp.
- Kỹ năng thuyết trình quyết định thành công trong học tập, công việc, ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn (thăng tiến),...
- Giúp các cá nhân nâng cao cơ hội phát triển bản thân, hoàn thiện sự tự tin và bản lĩnh của nhà thuyết trình.
- Thông điệp của bài thuyết trình hướng đến các đặc điểm của đối tượng khách hàng như sở thích và các yêu cầu.
- Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi hội thảo định kỳ để rèn luyện năng lực thuyết trình của nhân viên và trao cho họ các cơ hội thành công.
3. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình?
Để cải thiện kỹ năng thuyết trình, chuyên viên kinh doanh, truyền thông, Marketing,... cần thời gian nỗ lực chuẩn bị và luyện tập.- Tìm hiểu thông tin về người nghe: Điều này cho phép bạn hiểu đặc điểm và các yêu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn biết cách triển khai các thông điệp. Chẳng hạn, đối với giới phân tích, các số liệu thực tế nên được chứng minh rõ ràng và trình bày nổi bật trong bài thuyết trình.
- Tổ chức bài thuyết trình theo kết cấu logic chặt chẽ: Để giúp người nghe dễ dàng hiểu thông điệp, phần giới thiệu nên nhấn mạnh vào kết cấu của bài thuyết trình và nhấn mạnh vào các điểm chính. Khi nội dung bài thuyết trình được thiết kế logic, dễ hiểu, người nghe cũng sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin và có được bài học, kinh nghiệm hữu ích từ bạn.
- Thực hành thuyết trình: Trước khi thuyết trình, bạn nên dành thời gian luyện tập để rèn luyện phong cách thuyết trình và giảm thiểu căng thẳng, gia tăng sự tự tin, phát hiện và sửa chữa sai sót, từ đó tránh lặp lại lỗi khi thuyết trình thực tế. Việc nhờ bạn bè, người thân nghe mình thuyết trình và sửa lỗi cũng là một phương pháp hữu hiệu.
- Trực quan hóa bài thuyết trình (sử dụng hình ảnh, biểu đồ,...): Hình ảnh là một trong những công cụ có thể giúp cho bài thuyết trình của bạn thêm phần sinh động và thu hút người nghe. Vì vậy, ngoài thuyết trình bằng lời nói thì bài thuyết trình cũng nên xen lẫn phương tiện hình ảnh, biểu đồ,... để tăng tính xác thực cũng như dễ gây chú ý, tạo sự hứng thú khi theo dõi.
- Học hỏi, lắng nghe đánh giá và rút kinh nghiệm: Sau mỗi bài thuyết trình, có được ý kiến đóng góp, đánh giá của người nghe là điều hết sức quý giá để bạn có thêm bài học, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Đặc biệt, việc học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình rất nhanh.
4. Sự tự tin là yếu tố quan trọng nhất khi thuyết trình
Sự tự tin giúp bạn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác nhất. Khi bạn có đủ sự bình tĩnh và tập trung vào người nghe, bạn sẽ có thể kiểm soát được dòng suy nghĩ của mình tốt hơn. Những người tự tin trong khi thuyết trình cũng sẽ trình bày vấn đề một cách hết sức chậm rãi để người nghe có thể hiểu được. Đồng thời, có thể lắng nghe và trả lời câu hỏi, giải quyết những vấn đề mà họ còn đang thắc mắc.Một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người bị mất tự tin khi thuyết trình là vì họ tập trung quá nhiều vào bản thân mình, thay vì những gì mà khán giả cần. Đây là một sai lầm lớn. Tập trung quá nhiều vào bản thân sẽ gây ra tâm lý lo lắng, sợ hãi mình sẽ mắc lỗi, sợ nói gì sai sự thật,... Thay vào đó, những người tự tin sẽ tập trung vào người nghe, vào những nhu cầu, vấn đề của họ và tập trung giải quyết chúng một cách ổn thỏa. Khi đó, bài thuyết trình của họ sẽ đi đúng trọng tâm, tập trung vào những thông tin quan trọng nhất thay vì sự lo lắng hay sợ hãi.
Các sự cố bất ngờ về kỹ thuật trước và trong khi thuyết trình, những câu hỏi khó từ khán giả,... là điều không thể tránh khỏi. Sự tự tin cũng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách khéo léo. Một ví dụ rất đơn giản là thay vì lo lắng, run rẩy hay xấu hổ vì không thể trả lời một câu hỏi khá lắt léo của khán giả ở phía dưới, bạn có thể xin thông tin liên hệ của họ để gửi lại câu trả lời vào một ngày gần nhất sau khi bạn đã có thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng. Cách xử lý những tình huống tương tự như vậy dù đã được viết khá chi tiết trong những cuốn sách dạy kỹ năng thuyết trình; tuy nhiên, nếu không tự tin, bạn sẽ không thể làm được.
Không chỉ có kỹ năng thuyết trình mà đối với nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing,... kỹ năng lập báo cáo cũng vô cùng cần thiết. Một bản báo cáo đẹp, hoàn chỉnh với nội dung, hình thức rõ ràng, mạch lạc sẽ khiến người đọc cảm thấy hứng thú. Vì vậy, trước khi lập báo cáo, hãy tìm hiểu cách viết ra sao, bố cục như thế nào cho hợp lý, chuyên nghiệp để thể hiện bản thân là người cẩn thận, nghiêm túc với công việc và khả năng chuyên môn cao.
Với những người ở chức vụ cao hơn như trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính,... thì kỹ năng đàm phán là điều không thể thiếu trong các giao dịch ký kết hợp đồng. Việc kinh doanh sản phẩm, hàng hóa của công ty sẽ có nhiều sự khởi khắc khi mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác được thỏa thuận. Vì có kỹ năng đàm phán tốt, nên nguồn lợi ích từ việc làm ăn, buôn bán với đối tác tiềm năng mà công ty mang về cũng đáng kể.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.