Cách rèn luyện kỹ năng đàm phán, thuyết phục để thành công sự nghiệp
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục quan trọng trong nhiều công việc, đặc biệt là các lĩnh vực như marketing, bán hàng, quảng cáo, nhân viên thu mua,... đồng thời có giá trị trong cuộc sống hàng ngày. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên sở hữu kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục xuất sắc từ khi đăng tuyển, và dĩ nhiên, họ cũng sẽ đánh giá trong quá trình tuyển dụng. Do đó, bất kỳ ứng viên nào cũng nên tự nhận thức và chuẩn bị sẵn sàng để thể hiện bộ kỹ năng của mình.
Đã gọi là kỹ năng mềm thì tất nhiên bạn có thể rèn luyện được qua từng ngày, chỉ cần kiên trì và cố gắng. Nếu bạn cảm thấy bản thân vụng về, lúng túng và luôn thua trong các thỏa thuận ở nơi văn phòng thì hãy nhanh chóng áp dụng các cách đơn giản dưới đây để cải thiện kỹ năng đàm phán và giành lợi thế cho bản thân trong các cuộc thương lượng. Đây là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, có được kỹ năng này nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc.MỤC LỤC:
1. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục là gì?
2. Vai trò của kỹ năng đàm phán, thuyết phục
3. Cách phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục
4. Lưu ý khi áp dụng kỹ năng đàm phán, thuyết phục
1. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục là gì?
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục (negotiation and persuasion skills) là kỹ năng cho phép từ 2 hoặc nhiều bên tham gia trao đổi tích cực, đưa ra các ý kiến và đi đến thống nhất để đạt được các thỏa thuận. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục là tổng hòa của các kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, chiến lược, hợp tác.
Thực tế, đàm phán là một quá trình "cho và nhận" dẫn đến một thỏa hiệp trong đó mỗi bên nhượng bộ vì lợi ích của tất cả mọi người tham gia.
2. Vai trò của kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục sở dĩ quan trọng vì nó đóng vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định trong các tình huống sau:
- Trao đổi với đồng nghiệp, sếp và các phòng ban khác trong công ty.
- Đàm phán đi đến thỏa thuận có lợi với đối tác, khách hàng.
- Đàm phán mức lương và các cơ hội thăng tiến.
- Thuyết phục những người xung quanh/ cả nhóm nghe theo ý kiến của mình (ý kiến có lợi nhất hoặc khả quan nhất).
- Tăng năng suất, hiệu suất công việc, đảm bảo tiến độ các dự án đáp ứng thời hạn đã đặt ra.
Nhìn chung, khi được vận dụng tốt, kỹ năng đàm phán, thuyết phục là kỹ năng mềm có giá trị có thể có tác động đáng kể ở bất kỳ môi trường làm việc nào.
Đọc thêm: Đàm phán lương, chốt lương: Những điều tuyệt đối không nên nói
3. Cách phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục
3.1. Các phương pháp đàm phán, thuyết phục
Hầu hết các kết quả đàm phán sẽ thuộc một trong hai loại: "win-win" (2 bên cùng có lợi) hoặc "win-loss" (thắng - thua). Bằng cách hiểu các loại đàm phán khác nhau, bạn có thể xác định các kỹ năng phù hợp nhất cho vai trò của mình và làm việc để cải thiện chúng.
- Đàm phán phân phối (thương lượng phân phối): Cả 2 bên đều cố gắng giành quyền kiểm soát một lượng tài nguyên hạn chế. Đây được coi là một cuộc thương lượng "có thắng có thua". Lợi nhuận của một bên tương đương với tổn thất của bên kia.
- Đàm phán tích hợp: Thường được gọi là "đôi bên cùng có lợi", một cuộc thương lượng tích hợp xảy ra khi tất cả mọi người đều có lợi từ thỏa thuận. Thường có nhiều hơn một vấn đề cần được thương lượng, do đó sẽ có cơ hội để đánh đổi.
3.2. Những kỹ năng ảnh hưởng trực tiếp tới đàm phán, thuyết phục
Bộ kỹ năng mềm và các phẩm chất cần thiết để hình thành và phát triển kỹ năng đàm phán, thuyết phục gồm có:
- Giao tiếp.
- Lắng nghe tích cực.
- Trí tuệ cảm xúc.
- Đặt mục tiêu.
- Kiên nhẫn.
- Tư duy logic.
- Thuyết trình, thuyết phục.
- Lập kế hoạch.
- Giải quyết vấn đề.
- Ra quyết định.
3.3. Cách rèn luyện kỹ năng đàm phán, thuyết phục
- Xây dựng, vun đắp các mối quan hệ: Bước đầu tiên để đàm phán, thuyết phục hiệu quả hơn là cải thiện kỹ năng tiếp nhận và chia sẻ của bạn. Tập trung vào việc xây dựng lòng tin và mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng và bạn bè của bạn.
Ngay cả khi bạn không bao giờ phải sử dụng kỹ năng thuyết phục đối với những "đối tượng" cụ thể này, việc tăng cường mối quan hệ với họ sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội để xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp mới và mở rộng mạng lưới của mình.
- Tự tin: Nếu bạn đang cố gắng thuyết phục người khác thay đổi niềm tin của họ hoặc cam kết thực hiện một nhiệm vụ, bạn sẽ cần phải hoàn toàn tin tưởng vào lý lẽ của chính mình. Thực hành trước các lý lẽ, quan điểm, lập luận logic của bạn và loại bỏ các tín hiệu phi ngôn ngữ khiến bạn trông có vẻ lo lắng và mất "khí thế".
- Thực hành kỹ năng giao tiếp: Phát triển kỹ năng giao tiếp liên quan đến việc bạn có chủ ý nhận thức được cách bạn tương tác với người khác. Tìm kiếm cơ hội để khơi dậy các cuộc trò chuyện hoặc tham gia vào một cuộc thảo luận.
Nỗ lực đóng góp vào các quyết định của nhóm và tham gia vào các cuộc họp tại nơi làm việc. Bất kỳ cơ hội nào bạn có để trở thành một người giao tiếp hiệu quả hơn cũng sẽ trang bị cho bạn để trở thành một người đàm phán có kỹ năng nổi bật hơn.
Nhìn chung, kỹ năng đàm phán và thuyết phục không phải là các kỹ năng chỉ nói trên lý thuyết. Bạn sẽ cần thực hành rất nhiều, học hỏi từ thực tế. Ngay cả việc được tham gia các buổi thương thảo lớn cũng rất ý nghĩa với việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đàm phán.
3.4. Chiến lược triển khai kỹ năng đàm phán, thuyết phục trong thực tiễn
Để buổi trao đổi, thương lượng diễn ra hiệu quả - dù đối phương là ai, bạn cần xây dựng cho mình những chiến lược không ngoan.
- Tìm điểm chung với đối phương: Đây là một trong những cách tốt nhất để tạo mối liên hệ giữa bản thân bạn và ai đó - tìm thấy điểm chung. Đó có thể đơn giản là không thích thời tiết nóng hay sự quan tâm, chia sẻ, bất cứ điều gì cho thấy bạn hiểu và đồng cảm với họ theo một cách nào đó. Cảm giác được kết nối có thể được sử dụng như bàn đạp để xây dựng lòng tin.
- Chỉ ra cách bạn có thể giải quyết vấn đề của họ: Trước khi trình bày vấn đề, bạn hãy xem nó sẽ mang lại lợi ích thế nào cho bạn và đối phương. Về cơ bản, cách tiếp cận hợp lý là nói về cách sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của bạn sẽ giải quyết vấn đề gì cho họ? Một khi bạn biết về các vấn đề/ mối quan tâm chính của họ, bạn có thể chỉ ra cách đề xuất của bạn sẽ giải quyết và mang lại lợi ích cho họ.
- Sẵn sàng cho một cuộc tranh luận: Sẽ luôn có lý do để đối phương phản đối quan điểm, đề xuất của bạn. Từ khi chuẩn bị, hãy sẵn sàng cho các lập luận phản biện.
- Kiên trì, bền bỉ: Người đàm phán giỏi sẽ là người không dễ gì bỏ cuộc. Đừng sợ làm phiền người khác, thông thường, sự kiên trì thường dẫn đến đàm phán, thuyết phục thành công nếu bạn tính toán đúng thời điểm và thực hiện đúng phương pháp.
- Nghiên cứu là chìa khóa để đàm phán, thuyết phục thành công: Mọi người quan tâm đến lợi ích của bản thân họ đầu tiên. Vì vậy, hãy dành thời gian để nghiên cứu những người chủ chốt mà bạn sẽ làm việc cùng trong quá trình đàm phán. Sử dụng kiến thức mới tìm thấy của bạn về họ để kết nối ở cấp độ cá nhân.
- Sử dụng tên của đối phương: Đây là cách thức cơ bản để nhận được phản hồi nhanh hơn trong đàm phán, thuyết phục.
- Ngôn ngữ cơ thể, "khí thế" trên bàn đàm phán: Nhiều nghiên cứu đã tiết lộ rằng chúng ta không chỉ giao tiếp thông qua lời nói mà còn thông qua ngôn ngữ cơ thể. Các nhân viên bán hàng được dạy sử dụng một kỹ thuật gọi là "phản chiếu" để xây dựng lòng tin giữa họ và khách hàng.
Điều này liên quan đến việc phân tích ngôn ngữ cơ thể của khách hàng và điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể của bạn một cách tinh tế để phù hợp với ngôn ngữ đó theo những cách nhất định, từ đó xây dựng mối quan hệ với người bạn đang trò chuyện, từ đó thuyết phục họ dễ dàng hơn.
- Phong thái tự tin: Tự tin nhưng không kiêu ngạo trong kinh doanh là chìa khóa thành công. Nếu bạn thể hiện sự tin tưởng vào bản thân và những gì bạn đang nói, điều này sẽ khuyến khích mọi người cảm thấy tin tưởng vào bạn và những gì bạn đang đề xuất.4. Lưu ý khi áp dụng kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn, từ việc được đồng nghiệp tin tưởng, thể hiện được kỹ năng lãnh đạo và thăng tiến sự nghiệp,... Dù vậy, không phải bất cứ trường hợp, tình huống nào bạn cũng sẽ dùng kỹ năng đàm phán để "lấn át" những người xung quanh.
Nhìn chung, trong công việc và trong cuộc sống sẽ có những mối quan hệ, những thời điểm bạn chỉ cần đối xử chân thành với những người xung quanh, thay vì sử dụng "kỹ thuật" để đạt được kỳ vọng.
Trên đây là một số lưu ý để bạn hiểu đúng về kỹ năng đàm phán, thuyết phục và cách phát triển kỹ năng tối quan trọng này để thành công trong sự nghiệp, cuộc sống. Áp dụng ngay những tips được JobOKO gợi ý và từng bước nâng cao hiệu suất, xây dựng giá trị bản thân tích cực bạn nhé.
>> Bạn đang muốn chuyển việc làm để nhanh chóng có được cơ hội việc làm tốt truy cập ngay Joboko.com nhé.>> Đừng quên like và Share nếu bạn quan tâm bài viết, và để lại ý kiến đánh giá của mình bằng cách comment bên dưới nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.