Cách nâng cao kỹ năng thuyết phục để giải quyết công việc hiệu quả
Thuyết phục là một kỹ năng mềm quan trọng được sử dụng trong nhiều tình huống như các vấn đề quốc tế, hệ thống pháp luật, chính phủ, tranh chấp, thỏa thuận công việc hoặc trong những bất đồng nhỏ hàng ngày. Kỹ năng thuyết phục có thể mang lại nhiều lợi ích khi bạn phải giải quyết khác biệt phát sinh giữa bản thân và mọi người xung quanh. Thật may, kỹ năng này có thể được rèn luyện thông qua học hỏi và thực hành. Hãy cùng chuyên trang tuyển dụng JOBOKO.com tìm hiểu về kỹ năng thuyết phục chi tiết dưới đây.MỤC LỤC:
1. Kỹ năng thuyết phục là gì?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục
3. Cách nâng cao kỹ năng thuyết phục
4. Làm nổi bật kỹ năng thuyết phục trong hồ sơ xin việc
Xem thêm: Mẹo hoàn thiện kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Thuyết phục là một trong những kỹ năng cần thiết nhất cho cuộc sống và công việc.
1. Kỹ năng thuyết phục là gì?
Thuyết phục và đàm phán được định nghĩa là một cuộc thảo luận giữa các cá nhân, trong đó mỗi người đều cố gắng trình bày ý tưởng tốt nhất của mình để đưa ra kết luận có lợi cho cả hai bên. Bởi vì hai người sẽ không đạt được gì từ xung đột và hiểu lầm nên luôn luôn có sự thỏa hiệp ở mức độ tốt nhất có thể để đưa ra giải pháp thỏa mãn các bên liên quan.Mỗi cá nhân cần áp dụng một số kỹ năng nhất định để thuyết phục thành công. Trước hết, bạn phải làm rõ chủ đề thảo luận, mục tiêu của bản thân, tìm kiếm thông tin về quan điểm hoặc dịch vụ của đối phương,... Hãy cụ thể hóa các chi tiết của thỏa thuận để làm rõ tất cả nội dung và biến kỹ năng đàm phán, thuyết phục thành một thói quen. Nếu bản thân bạn bối rối, đối phương sẽ không bận tâm lắng nghe và cân nhắc ý kiến của bạn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục
2.1. Phản ứng hợp lý
Người giỏi thuyết phục là người có khả năng thể hiện phản ứng hợp lý, nghĩa là không mất bình tĩnh hoặc quá lố. Nếu bạn không hài lòng với thỏa thuận hiện tại, hãy thể hiện sự không hài lòng, đừng giữ trong lòng và mong người khác tự hiểu. Ví dụ, khi sếp giao cho bạn một dự án mà bạn không thoải mái lắm, hãy yêu cầu một dự án khác bằng thái độ lịch sự.2.2. Kiên nhẫn
Một người cần phải đủ kiên nhẫn để thuyết phục người khác. Không phải lúc nào người khác cũng chấp nhận đề xuất của bạn trong lần thử đầu tiên. Bạn cần phải thuyết phục họ và đó là quá trình không thể thành công với sự vội vàng.2.3. Tự tin
Bạn cũng cần phải đủ tự tin để thuyết phục hiệu quả. Dù bạn đang rất cần một điều gì đó ở đối phương thì cũng không nên thể hiện bằng thái độ yếu đuối, tuyệt vọng bởi vì họ sẽ lợi dụng sự bất lực của bạn.2.4. Lịch sự và nghiêm túc
Để thuyết phục người khác, bạn nên duy trì nét mặt và tư thế nghiêm túc, đừng cúi đầu. Hãy trình bày ý tưởng của bạn một cách lịch sự và khoan thai bởi vì bạn đang tham gia một cuộc thảo luận, không phải ra chiến trường. Tránh la hét hoặc sử dụng những lời xúc phạm nhằm vào bất kỳ ai.2.5. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng
Hãy nói với âm lượng đủ cho đối phương nghe rõ và đừng thay đổi lập trường thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng từ ngữ dễ gây nhầm lẫn. Bạn cần thẳng thắn ngay từ đầu khi cố gắng thuyết phục người khác.2.6. Biết lắng nghe
Hãy lắng nghe quan điểm và tình hình của đối phương thay vì nôn nóng đi đến kết luận. Nếu bạn không nghe người khác nói, họ cũng sẽ không phản ứng với những gì bạn trình bày. Điều này thể hiện tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe nên bạn cần đặc biệt lưu ý.2.7. Đưa ra điều kiện hợp lý
Cuối cùng, bạn không nên đưa ra những lời đề nghị hoặc con số tưởng tượng mà bạn biết chắc là đối phương sẽ không đồng ý. Đừng lãng phí thời gian cho những quyết định mà không ai được hưởng lợi.Xem thêm: Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại
3. Cách nâng cao kỹ năng thuyết phục
Không mấy ai sinh ra đã giỏi ăn nói và đàm phán, thuyết phục người khác. Hầu hết những người thành thạo kỹ năng này đều phải trải qua một quá trình rèn luyện chăm chỉ. Họ từng bước học cách lắng nghe, phát triển khả năng ngôn ngữ để dần dần trở nên thành thạo trong cách thuyết phục người khác.
Và nếu như bạn thấy mình không phải là người vốn có tố chất ăn nói thuyết phục thì cũng có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn nâng cao kỹ năng này. Hãy cố gắng:
3.1. Tìm ra điểm chung với đối phương
Đây là một trong những cách khá cổ điển giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh - tìm ra điểm chung. Bạn có thể bắt đầu từ những điều hết sức đơn giản như thời tiết đẹp, một sở thích chung,... hoặc bất cứ một thông tin nào khác, miễn là bạn có thể tìm thấy sự chia sẻ và cảm thông với người kia.
3.2. Thể hiện cách bạn giải quyết vấn đề
Trong trường hợp bạn phải đàm phán hợp đồng với đối tác, hãy cân nhắc xem họ sẽ có lợi như thế nào? Bản hợp đồng này sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề gì? Hãy cố gắng tìm hiểu thông tin từ trước đồng thời đặt ra các câu hỏi một cách thông minh trong quá trình đàm phán. Khi bạn đã tìm ra vấn đề cụ thể mà đối phương đang gặp phải thì bạn sẽ có thể đưa ra giải pháp và thuyết phục họ một cách dễ dàng hơn.
3.3. Sẵn sàng tranh luận
Đối phương cũng có thể sẽ đưa ra rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau để phản bác lại luận điểm của bạn. Bởi vậy, hãy sẵn sàng tinh thần trước những bất ngờ đó. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người nghe để suy nghĩ xem họ có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào và lên một phương án giải quyết khả thi nhất.
3.4. Kiên định
Những người có kỹ năng thuyết phục tốt không phải là người đối phương vừa nói "Không" đã lập tức từ bỏ hay là người kia vừa bày tỏ quan điểm trái ngược thì đã lập tức đồng tình và quên đi chính kiến của bản thân. Họ là những người kiên định với ý tưởng của mình và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ nó.
Tuy nhiên, kiên định không đồng nghĩa với bảo thủ. Bạn thể hiện quan điểm của mình nhưng vẫn phải lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác trên tinh thần sẵn sàng tiếp thu và xây dựng.
3.5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách thông minh
Đôi khi, thông điệp được truyền đi không phải bằng lời nói mà thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phần không thể thiếu của kỹ năng thuyết phục và cách mà người nghe phản ứng lại với những gì bạn nói.
Một cách hiệu quả nhất là bạn có thể quan sát và phân tích ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, biểu cảm của đối phương để hành động tương tự hoặc ít nhất là phù hợp với nó. Như vậy, bạn có thể tạo ra sự liên kết hài hòa giữa hai bên. Việc đàm phán nhờ đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng thuyết phục?
3.6. Tự tin
Sự tự tin nhưng không tự kiêu chính là bí quyết để thuyết phục người nghe và đàm phán thành công. Nếu như bạn tin vào chính mình và những gì mình nói thì đối phương mới có thể tin tưởng ở bạn và những luận điểm mà bạn đưa ra.
4. Làm nổi bật kỹ năng thuyết phục trong hồ sơ xin việc
Trong quá trình tìm việc, kỹ năng thuyết phục cũng rất quan trọng. Bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng về lý do họ nên chọn bạn và đàm phán lương với doanh nghiệp khi đã qua phỏng vấn. Hãy cố gắng thể hiện bản thân trong hồ sơ xin việc và trong cuộc phỏng vấn bằng cách nhắc đến một số kỹ năng thuộc về kỹ năng thuyết phục như: xây dựng mối quan hệ, lắng nghe, khả năng phân tích tình huống và con người, suy nghĩ chiến lược, thỏa hiệp tốt, khéo ăn nói,...Kỹ năng thuyết phục đóng vai trò quan trọng trong việc bạn được nhà tuyển dụng trọng dụng hay không. Người có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của người khác và dễ dàng có được mục đích mình mong muốn. Do đó, bạn hãy cố gắng rèn luyện, học hỏi để trau dồi kỹ năng thuyết phục, đàm phán của mình để có nhiều cơ hội hơn nữa trong sự nghiệp nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.