Cách xử lý tình huống bạn muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại
Khi có ý định tìm việc làm mới, hãy tự hỏi rằng bạn đã cân nhắc kỹ trước khi nghỉ việc chưa. Bởi trong quá trình xin nghỉ việc, bạn sẽ có thể rơi vào tình huống được sếp giữ lại. Nếu điều này thực sự xảy ra, bạn vẫn muốn nghỉ việc hay xử lý ra sao. Những lời khuyên dưới đây của chuyên trang tuyển dụng https://vn.joboko.com sẽ vô cùng hữu ích với bạn.
Làm gì khi bạn muốn nghỉ việc mà sếp thuyết phục ở lại?
I. Những điều bạn nên làm khi muốn nghỉ việc và được sếp giữ lại
Trước hết, bạn hãy suy nghĩ cẩn thận về việc có nên ở lại hay không sau khi đã xin nghỉ. Quản lý của bạn có thể cố gắng thuyết phục bạn với lời đề nghị liên quan tới tăng lương, thăng chức, thêm ngày nghỉ, lịch trình linh hoạt, góc làm việc ưa thích trong văn phòng,...Tuy nhiên, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng nếu đã nộp đơn xin nghỉ việc, bạn không nên ở lại. Nguyên nhân là vì bản thân bạn sẽ bị coi là một rủi ro, lòng trung thành và sự cống hiến của bạn có thể bị nghi ngờ, gây nguy hiểm cho sự nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể bị sa thải nếu công ty tìm thấy ứng viên mới tài năng và phù hợp với vị trí việc làm này hơn bạn. Những việc bạn nên làm trong trường hợp này bao gồm:
1. Lắng nghe tích cực
Hãy dành thời gian lắng nghe sếp giải thích lý do tại sao họ muốn giữ bạn ở lại. Điều này không chỉ để đảm bảo chất lượng cuộc thảo luận diễn ra với sự tôn trọng, lịch sự mà thông qua đó bạn còn có thể nhìn nhận lại giá trị của bản thân mình. Tuy nhiên, nếu sếp trình bày quá nhiều, bạn nên đánh giá tính chân thực trong nội dung đó.Bên cạnh đó, nếu lý do bạn muốn nghỉ việc không phải vì có đề nghị tốt hơn mà do vấn đề tại công ty và sếp sẵn sàng thay đổi hoặc nhượng bộ một số điều kiện, bạn có thể cân nhắc ở lại.
2. Nhắc nhở bản thân về lý do muốn nghỉ việc
Sau khi lắng nghe lời thuyết phục của sếp, bạn hãy tự hỏi xem vì sao ban đầu mình muốn rời đi? Nếu bạn chỉ đơn giản là cảm thấy đã đến lúc thay đổi hoặc đã không còn phù hợp với môi trường hiện tại, hãy giữ nguyên quyết định ban đầu. Bạn vẫn nên lập danh sách các ưu, nhược điểm của công việc và văn phòng, sau đó so sánh và đưa ra quyết định cuối cùng.3. Đưa ra đề nghị thay thế
Hãy cho sếp của bạn biết rằng bạn rất sẵn lòng giúp đỡ hoàn thiện công việc hiện tại cũng như bàn giao, hỗ trợ đào tạo người mới. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hứa hẹn những gì trong khả năng và điều kiện thời gian cho phép.4. Gửi lời cảm ơn sau khi nghỉ việc
Khi sếp muốn giữ bạn lại, nghĩa là bạn có giá trị nhất định với công ty và đó cũng là đánh giá tốt cho phần tham vấn thông tin trong CV xin việc mới của bạn. Một tuần sau khi nghỉ việc, bạn hãy gửi lời cảm ơn, bày tỏ lòng biết ơn về những cơ hội đã có, đồng thời chúc công ty thuận lợi trong kinh doanh và phát triển tốt hơn trong tương lai.II. Những điều bạn không nên làm khi được sếp giữ lại
Bạn không nên cảm thấy rằng mình bắt buộc phải ở lại hoặc cảm thấy có lỗi về quyết định rời đi. Cho dù bạn có thể cảm thấy tệ vì khiến người khác thất vọng nhưng hãy cố gắng tin vào quyết định của mình và tự hào về thực tế rằng bạn đang làm những gì tốt nhất cho bản thân. Bạn không nên:1. Mất bình tĩnh
Trong một số trường hợp, nếu sếp của bạn không lắng nghe lý do hoặc liên tục thuyết phục bạn với luận điệu vô lý, bạn có thể sẽ cảm thấy bực bội. Lúc này, bạn không nên mất bình tĩnh, kiên trì giữ vững thái độ chuyên nghiệp. Dù thế nào, bạn vẫn có quyền tự quyết định tương lai, sự nghiệp của mình.2. Cảm thấy buồn bã
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và nếu sếp của bạn tiếp tục, bạn chỉ cần một lần nữa nhấn mạnh về quyết định nghỉ việc. Bạn có thể nói: "Tôi đánh giá cao và hiểu mối quan tâm của anh/chị về quyết định này nhưng tôi đã suy nghĩ rất kỹ trước khi ra thông báo chính thức. Xin vui lòng cho tôi biết về những việc tôi có thể làm để quá trình chuyển giao công tác diễn ra thuận lợi hơn.Những điều không nên làm khi được sếp thuyết phục ở lại
3. Đưa ra lời giải thích quá chi tiết
Bạn không nợ sếp hay công ty lời giải thích chi tiết về lý do khiến bạn muốn từ bỏ công việc yêu thích. Bạn nên tránh tiết lộ quá nhiều chi tiết cụ thể về lý do bạn rời khỏi công ty. Nếu người giám sát của bạn cam kết làm bất cứ điều gì họ có thể để khiến bạn ở lại (trong khi bạn không định thay đổi quyết định), thì chắc chắn bạn không nên nói về các nguyên nhân như muốn mức lương cao hơn hay lịch trình linh hoạt hơn. Lý do như vậy sẽ buộc bạn phải ở lại khi sếp nhượng bộ.4. Nói những điều tiêu cực
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn không đề cập đến những vấn đề tiêu cực, đặc biệt là liên quan đến chính sách công ty hoặc cá nhân sếp hay đồng nghiệp. Thay vào đó, nếu được hỏi về quyết định của mình, hãy đưa ra lời giải thích tổng quát hơn.Lý do không nên dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức
Trong trường hợp bạn vẫn muốn gắn bó với công ty nhưng chế độ cũng như mức lương, cơ hội thăng tiến bạn cảm thấy chưa tương xứng với khả năng của mình thì hãy cân nhắc trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc. Đặc biệt là chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức bởi đây không phải là cách giải quyết hữu hiệu. Bạn thậm chí sẽ mất việc ngay lập tức trước khi được cân nhắc vấn đề thăng tiến.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.