6 mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn, phổ biến nhất hiện nay
Việc viết đơn xin nghỉ việc không chỉ là một bước đi quan trọng mà còn là cơ hội để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp. JobOKO sẽ giúp bạn nắm bắt kỹ năng này để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ. Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu chưa?
MỤC LỤC:
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc phổ biến nhất
2. Cách viết đơn xin nghỉ việc/ thôi việc chuẩn
3. Quy trình xin nghỉ việc của mọi doanh nghiệp
4. Gửi đơn xin nghỉ việc, thôi việc cho ai?
5. 4 điều cần làm trước khi nghỉ việc
6. Lưu ý khi viết, gửi đơn xin nghỉ việc/ thôi việc
Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc phổ biến nhất
Khi muốn xin nghỉ việc, trước tiên bạn cần tải đơn xin nghỉ việc/xin thôi việc, trình bày lý do không làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức hoặc lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Đơn này thường được viết trong 1 trang giấy và theo cấu trúc rõ ràng, có thể chia thành: Đơn xin nghỉ hẳn, đơn xin nghỉ phép có lương và đơn xin nghỉ phép không lương. Dưới đây là những mẫu đơn nghỉ việc phổ biến nhất.
Mẫu đơn xin thôi việc chuẩn
Mẫu 1
Tải mẫu đơn số 1 tại đây
Đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích
Mẫu 2
Tải mẫu đơn số 2 tại đây
Mẫu đơn xin thôi việc viết tay
Mẫu 3
Tải mẫu đơn số 3 tại đây
Download đơn xin nghỉ việc
Mẫu 4
Tải mẫu đơn số 4 tại đây
Mẫu 5
Tải mẫu đơn số 5 tại đây
Mẫu 6
Tải mẫu đơn số 6 tại đây
Ngoài ra còn có các mẫu khác như:
Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương
Đây là đơn xin nghỉ việc áp dụng cho các trường hợp nghỉ việc gấp như ốm đau, có việc riêng, không đủ thời gian bàn giao lại công việc... Bạn hãy nêu rõ lý do của mình cùng thiện chí nghỉ việc không lương để nhận được sự thông cảm từ phía quản lý, tránh vi phạm hợp đồng vì những việc đó là lý do bất khả kháng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu đơn dưới đây:
Mẫu 1
Tải mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương số 1 tại đây
Mẫu 2
Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương số 2 tại đây
Mẫu 3
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 3 tại đây
Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời
Dù bạn nghỉ việc tạm thời sau đó quay lại công ty thì cũng cần viết đơn xin nghỉ. Cách viết đơn xin nghỉ trong trường hợp này là thông báo tới công ty để nhận được sự đồng ý, tránh vi phạm hợp đồng và bị xử phạt. Ngoài ra nếu như bạn có lý do chính đáng thì có thể nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của đồng nghiệp và công ty.
Mẫu 1
Tải mẫu đơn xin nghỉ tạm thời tại đây
Mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày/tạm thời
2. Cách viết đơn xin nghỉ việc/ thôi việc chuẩn
Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để viết một đơn xin nghỉ việc thật chuẩn? Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện lá đơn của mình một cách hoàn hảo.Bước 1: Xác định lý do xin nghỉ việc chính đáng
Dù làm việc tại doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, khi xin nghỉ việc bạn sẽ không cần phải trình bày quá chi tiết về lý do tại sao bạn nghỉ - nhất là khi các lý do đó không thực sự phù hợp để chia sẻ với quản lý của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chia sẻ nguyên nhân là do đâu để được hiểu (và trong nhiều trường hợp là có được sự thông cảm của công ty). Nếu như nguyên nhân nghỉ việc là những vấn đề có thể giải quyết được, tồn tại hiểu lầm,... thì biết đâu 2 bên có thể trao đổi kỹ hơn và tiếp tục hợp tác.
Những lý do xin nghỉ việc chính đáng, được cho là lịch sự và dễ được chấp nhận, không làm mất lòng nhà tuyển dụng (hoặc tổn thương bất kỳ ai) là:
- Mong muốn thay đổi môi trường làm việc.
- Định hướng phát triển không phù hợp với công ty.
- Thay đổi địa chỉ, không thuận tiện đi làm tại công ty.
- Không có cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Bận đi học không thể tập trung cho công việc.
- Bận việc gia đình, muốn dành nhiều thời gian bên gia đình.
- Điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc.
Ngoài ra, ở một số trường hợp cụ thể, khi xin nghỉ việc bạn cũng có thể chia sẻ ít nhiều như là có chế độ hoặc chính sách nào ở công ty mà bạn cảm thấy không phù hợp với mình. Tuy nhiên, đa số các lời khuyên của chuyên gia đều "cảnh báo" rằng có những yếu tố nhạy cảm hoặc tiêu cực thì bạn không nên quá thẳng thắn trong đơn xin việc. Nói giảm, nói tránh cũng có thể được chấp nhận, trong khi không làm phát sinh mâu thuẫn hay căng thẳng không đáng có.
Bước 2: Chọn mẫu đơn xin nghỉ việc/ thôi việc phù hợp
Để tránh phải "đau đầu" vì không thể hình dung nổi cấu trúc của một lá đơn xin nghỉ việc gồm những phần nào, cần các thông tin gì, JobOKO khuyên bạn nên sử dụng các mẫu đơn có sẵn. Bạn chỉ cần tải mẫu về và điền thông tin cá nhân, định dạng hay hình thức và bố cục của đơn xin nghỉ việc sẽ không còn là điều đáng bận tâm nữa.
Bước 3: Viết đơn xin nghỉ việc/ thôi việc
Các phần tiêu đề chính và cách viết như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Đơn xin nghỉ việc/ Đơn xin thôi việc: Viết hoa, có dấu.
- Kính gửi: Như đã đề cập, bạn cần gửi đơn tới đúng người, đúng phòng ban phụ trách. Một số lựa chọn của bạn gồm có - Trưởng phòng [tên phòng ban bạn làm việc] và Phòng Hành chính nhân sự và/ hoặc Ban giám đốc công ty.
- Họ tên: Viết họ tên đầy đủ của bạn, có thể viết hoa và có dấu.
- Ngày/ tháng/ năm sinh: Ghi chính xác thông tin về ngày, tháng, năm sinh của bạn.
- Vị trí (vai trò bạn đảm nhiệm), thuộc phòng ban nào: Phần này quan trọng, nhất là khi bạn làm việc ở trong các công ty, tập đoàn lớn có nhiều phòng ban, có nhân sự trùng tên,...
- Mục đích viết đơn: Có thể nói, một lá đơn xin nghỉ việc, xin thôi việc sẽ không thể làm đúng "nhiệm vụ' mục tiêu nếu bạn không viết rõ ràng phần này. Thực tế, các phần trên chỉ là phần cung cấp thông tin cá nhân cơ bản, còn ở phần này, bạn sẽ phải viết rõ rằng bạn gửi đơn với mục đích xin nghỉ việc, thôi việc. Ví dụ: "Tôi viết đơn này đề nghị ban giám đốc cho tôi được thôi việc...".
- Thời gian đề xuất nghỉ: Tiếp theo đó, bạn cũng cần phải viết rõ thời gian mong muốn được nghỉ, chẳng hạn "... từ ngày [ngày/ tháng]".
- Lý do xin nghỉ: Thực tế, mỗi cá nhân đều có một (vài) lý do nhất định dẫn tới quyết định nghỉ việc nhưng bạn cần nhớ rằng, không bắt buộc phải liệt kê tất cả nguyên nhân một cách chi tiết. Thực tế, nếu quá chi tiết khi nói về lý do thôi việc thậm chí còn làm quản lý, ban giám đốc công ty không thoải mái. Tùy vào điều kiện cá nhân và lý do thực sự nhưng nhìn chung, bạn có thể "sắp xếp" thành lý do chung chung và thuyết phục như JobOKO đã gợi ý ở trên.
Còn lại, một số lý do xin thôi việc không nên đề cập trực tiếp trong đơn xin nghỉ là: Bố mẹ bảo nghỉ, buồn phiền cá nhân, không hòa nhập được với đồng nghiệp, lương thấp không hài lòng, xung đột với quản lý,... Dù thực tế có là một trong các nguyên nhân trên thì tốt nhất, bạn cũng hãy nói giảm, nói tránh đi nhé.
- Cam kết, hứa hẹn tiến hành bàn giao và nghỉ việc theo đúng quy trình: Trường hợp bạn xin nghỉ việc, thôi việc có lý do hợp lý, thông báo trước theo thời gian quy định, cam kết trong hợp đồng thì chắc chắn rằng doanh nghiệp, tổ chức sẽ không có lý do nào để "cố giữ" bạn cả. Dù thế, việc của bạn vẫn là làm sao để chắc chắn mình sẽ hoàn thành công việc, dự án dang dở và bàn giao, hướng dẫn cho người thay thế vị trí của bạn.
- Lời cảm ơn và ký, ghi rõ họ tên: Ở cuối đơn xin nghỉ việc, thôi việc, đừng quên cảm ơn và ký, ghi rõ họ tên của bạn. Trong trường hợp vì việc cá nhân bất khả kháng mà bạn mong muốn được công ty linh động cho nghỉ sớm hơn hoặc bạn biết rằng ít nhiều bạn đang gây khó khăn, khiến công ty rơi vào thế bị động thì có thể lịch sự hơn bằng cách viết rằng "Tôi hiểu quyết định nghỉ việc/ thôi việc vào thời điểm này có thể gây ra một số bất tiện, dù vậy vẫn mong được công ty thông cảm và tạo điều kiện...".
3. Quy trình xin nghỉ việc của mọi doanh nghiệp
Hoàn thành nội dung đơn xin nghỉ việc/ thôi việc, bạn cần gửi (bản cứng hoặc gửi file qua email). Lưu ý rằng bạn sẽ cần tuân thủ quy trình xin nghỉ việc chuẩn sau đây:
- Thông báo nghỉ: Đầu tiên bạn cần thông báo cho người quản lý hoặc giám đốc về việc bạn muốn xin nghỉ. Bạn cần phải báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và báo trước 45 ngày đối với hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc theo như quy định của công ty mới đúng luật. Báo trước khi nghỉ việc sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm và là một nhân viên chuyên nghiệp.
- Bàn giao công việc và tài sản, thiết bị: Khi đơn xin nghỉ việc được duyệt, bước tiếp theo là bàn giao công việc. Trong thời gian chờ đến thời hạn nghỉ việc, công ty sẽ cử hoặc tuyển người phù hợp nhận bàn giao công việc và toàn bộ tài sản công ty bạn để lại. Bạn có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự: Đơn xin nghỉ việc cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng dù cho bạn có bất đồng với cấp trên hay không. Ngoài ra khi kết đơn bạn cần chúc cho sự phát triển của ban giám đốc và công ty.
- Tuân theo hợp đồng lao động: Nếu tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý của công ty, hoặc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định thì người lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải đối mặt với những vấn đề như:
+ Không được nhận trợ cấp thôi việc.
+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng đến một tháng tiền lương.
+ Có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.
+ Gặp khó khăn khi xin việc tại công ty mới.
Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy trình xin nghỉ việc để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.
4. Gửi đơn xin nghỉ việc, thôi việc cho ai?
Tùy vào môi trường làm việc và cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp mà khi xin nghỉ, bạn có thể dùng đơn viết tay và gửi tới cá nhân/ bộ phận cụ thể. Thông thường, bạn sẽ gửi đến quản lý trực tiếp, ban giám đốc, bộ phận nhân sự của công ty. Ở ngay đầu tờ đơn sẽ có phần "Kính gửi", hãy cân nhắc kỹ để chắc chắn rằng đơn xin nghỉ của bạn đến đúng người, đúng bộ phận để được giải quyết, xử lý kịp thời.5. 4 điều cần làm trước khi nghỉ việc
Trước khi gửi đơn xin thôi việc bạn cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi, cân nhắc và chuẩn bị hết những tình huống có thể xảy ra như:
- Bạn đã giải quyết hết những công việc tồn đọng chưa?
- Bạn có thể tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc không?
- Lý do mà bạn xin nghỉ liệu có xứng đáng để bạn đánh đổi công việc của mình hay không?
- Nếu như có thể tìm được công việc mới, thì các giá trị như cơ hội thăng tiến, lương, phân công khối lượng công việc, kiến thức có thể học được... có cao hơn công ty cũ hay không?
Sau khi cân nhắc tất cả những điều này và vẫn có mong muốn nghỉ việc thì hãy dành thời gian và công sức cho lá đơn để chứng tỏ sự tôn trọng với ban lãnh đạo công ty, cũng như trách nhiệm của bạn với công việc đã được giao.
6. Lưu ý khi viết, gửi đơn xin nghỉ việc/ thôi việc
Ngoài việc cân nhắc những lý do của bản thân, bạn cũng cần nghĩ cho công ty. Nếu bạn nộp đơn xin thôi việc vào đúng thời điểm công ty đang gặp khó khăn hay trục trặc trong kinh doanh thì dù bạn có lý do nào đi chăng nữa thì công ty cũng đều có thể quy kết bạn "đứng núi này trông núi nọ" và đánh giá tiêu cực về bạn. Toàn bộ thời gian bạn cống hiến cho công ty có thể không được ghi nhận vì điều này.
Hơn nữa bạn cũng nên giữ mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp dù cho đã nghỉ việc. Điều này sẽ khiến mối quan hệ của bạn rộng rãi hơn, có thể giúp đỡ lẫn nhau khi cần và cũng giúp cho chuyện nghỉ việc không còn là vấn đề to tát nữa.
Một số yếu tố khác bạn nên chú ý là:
- Khi bạn quyết định nghỉ việc và tìm công việc mới, hãy giữ bí mật cho đến khi có quyết định chính thức.
- Lưu trữ hồ sơ, dự án hay công việc bạn đang làm, có trách nhiệm với công việc trong thời gian làm việc còn lại.
- Dọn dẹp máy tính, đảm bảo tất cả những thông tin cá nhân của bạn hay những công việc bạn làm gần đây nhất bạn nên xóa đi, đặc biệt những vấn đề không liên quan đến công việc.
Đọc thêm: Lời chúc khi nghỉ việc tại công ty, lời cảm ơn, tin nhắn
Có rất nhiều những thắc mắc về vấn đề nghỉ việc đối với các bạn nhân viên đó là sếp khó tính quá có nên nộp đơn xin nghỉ việc không. Đây là một lý do khiến nhiều người băn khoăn nhất, đôi khi áp lực công việc từ chính sếp của mình để biết phải xử lý ra sao với vấn đề này các bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất nhé.
MST: 0109353571
Sau khi xin nghỉ việc, chắc hẳn bạn sẽ cần nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới đảm bảo tiêu chí việc tốt, lương cao. Với nguồn việc làm đa dạng, phong phú được sắp xếp theo nhiều ngành nghề cụ thể, JOBOKO sẽ là nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm cơ hội việc làm mới hấp dẫn cho mình. Hãy truy cập ngay:
Viết đơn xin việc không dễ, nếu bạn không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, viết đơn xin nghỉ việc, thôi việc thậm chí còn khó hơn - dù đó là quyền lợi chính đáng. Bạn có thể không biết trình bày lý do thế nào vì "ngại", hay đơn giản là sợ rằng nếu trình bày không chuyên nghiệp thì không được đáp ứng nghỉ việc hoặc có xung đột với phía doanh nghiệp, tổ chức.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.