Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

10/03/2023 15:04
Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.
Kỹ năng thích ứng Trong bộ kỹ năng cần thiết cho học tập, làm việc, chúng ta ít chú ý tới kỹ năng thích ứng - bất chấp thực tế là khả năng thích ứng ảnh hưởng rất nhiều tới triển vọng sự nghiệp của bạn. Chính xác thì kỹ năng thích ứng là gì và phải làm gì để rèn luyện kỹ năng này? Hãy tìm ra câu trả lời với nội dung sau đây của JobOKO bạn nhé!

MỤC LỤC:
1. Kỹ năng thích ứng là gì?
2. Vai trò của kỹ năng thích ứng với công việc
3. Cách rèn luyện kỹ năng thích ứng
4. Những kỹ năng cần có để thích ứng tốt hơn trong môi trường mới
5. Làm sao để nổi bật kỹ năng thích ứng khi tìm việc làm?
6. Thể hiện kỹ năng thích ứng trong công việc

1. Kỹ năng thích ứng là gì?

Kỹ năng thích ứng (adaptive skills) đề cập đến các kỹ năng và hành vi giúp một người có thể hòa hợp trong môi trường (đặc biệt là môi trường mới) và thích nghi, vượt qua những thách thức của công việc, cuộc sống. Ví dụ, các kỹ năng như bắt chuyện với người lạ, trẻ bắt đầu đi học hoặc luôn đúng giờ trong các buổi hẹn, hòa đồng với những người khác,... đều là biểu hiện của kỹ năng thích ứng.

2. Vai trò của kỹ năng thích ứng với công việc

Có kỹ năng thích ứng là yêu cầu bắt buộc với tất cả chúng ta, ngay từ khi còn nhỏ. Làm sao để đi lớp mẫu giáo, chuyển cấp, kết thân với bạn bè, giao tiếp với họ hàng,... Sau đó, khi đi làm, kỹ năng thích ứng sẽ giúp bạn hòa hợp với môi trường công việc, quen với đồng nghiệp và phong cách làm việc của từng công ty, từng bộ phận,...

Kỹ năng thích ứng trong công việc sở dĩ quan trọng và cần thiết là vì nó giúp:

- Nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với nhiệm vụ công việc và đồng nghiệp, quản lý.

- Tăng khả năng tiếp nhận, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề phát sinh khi cần.

- Hòa đồng, được những người xung quanh quý mến, hỗ trợ.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác và làm việc nhóm (teamwork).

- Vượt qua áp lực công việc và các mối quan hệ.

- Thích ứng giúp bạn nhanh chóng tìm ra giải pháp cho nhiều thách thức, từ đó đạt được thành tích, thành tựu ấn tượng.

- Thúc đẩy phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp.

3. Cách rèn luyện kỹ năng thích ứng

Trong quan điểm của nhiều người, có một số nhóm tính cách được cho là thích ứng nhanh hơn, tốt hơn những người có nhóm tính cách khác. Ví dụ, nhóm tính cách quá hướng nội và hay ngại ngùng có thể vô cùng áp lực khi phải thay đổi công việc, môi trường làm việc (hoặc một số nhóm tính cách quá cá tính, khác biệt sẽ khó thích ứng khi phải hợp tác với người khác).

Rõ ràng, bạn có thể có tính cách không mấy hòa đồng hoặc không biết cách làm sao để kết giao, trò chuyện, hợp tác cùng người khác nhưng bạn có thể học. Rèn luyện qua thực tế, thay đổi từ tư duy sẽ giúp bạn hình thành và thành thạo kỹ năng thích ứng.

3.1. Hiểu rằng thích ứng là bắt buộc

Trước khi "ép" mình thích ứng với những sự thay đổi, có lẽ quan trọng nhất vẫn là bạn tự nhận thức được rằng dù là bản thân bạn hay bất cứ ai khác cũng đều phải thích ứng để học, để làm việc và tương tác với xung quanh. Bằng cách hiểu rằng mình không còn cách nào khác ngoài thích nghi với những thay đổi, bạn sẽ sẵn sàng hơn với những áp lực, thử thách mới.

3.2. Xin phản hồi (feedback) từ sếp, đồng nghiệp

Vì quản lý và đồng nghiệp của bạn làm việc với bạn hàng ngày, họ nhận thức rõ hơn về hành vi, cách ứng xử và làm việc tại văn phòng. Những phản hồi của họ có thể sẽ có giá trị, giúp bạn biết được rằng mình đã làm tốt gì và còn chưa tốt điều gì. Tất cả bạn phải làm là đề nghị, hỏi về việc những người xung quanh cảm thấy ra sao về bạn.

Việc đặt câu hỏi không chỉ thể hiện sự sẵn sàng cải thiện của bạn mà còn có thể nhận được những lời phê bình mang tính xây dựng có thể giúp bạn cải thiện. Thông thường, chúng ta thường gặp khó khi mới bắt đầu, và sẽ trở nên thoải mái hơn, hòa nhập hơn với môi trường khi đã có thời gian hợp tác, điều chỉnh.

3.3. Thúc đẩy, thử thách bản thân

Thử thách bản thân đồng nghĩa với việc đặt câu hỏi về kỹ năng thích ứng của mình. Bạn cảm thấy thế nào khi giao tiếp, teamwork với đồng nghiệp? Bạn có áp lực khi được sếp yêu cầu phát biểu trong cuộc họp? Bạn có cảm thấy thoải mái và có động lực khi đi làm?

Đánh giá khách quan về bản thân, sau đó tìm cách cải thiện là một cách để bạn rèn luyện kỹ năng thích ứng. Bạn cũng có thể thử thách bản thân bằng cách chấp nhận thử thách ở nơi làm việc, chẳng hạn như sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới mà bạn không quen thuộc, đề xuất giải pháp bạn nghĩ ra, sôi nổi hơn trong cuộc họp,...

3.4. Thử sức trong các vai trò lãnh đạo, quản lý khi có cơ hội

Trao đổi, đề xuất với người quản lý của bạn về bất kỳ cơ hội lãnh đạo nào mà họ có thể cân nhắc khi bạn làm tốt. Ngay cả khi không có bất kỳ sự thăng tiến nào, bạn vẫn có thể chủ động là người dẫn dắt đồng nghiệp trong một dự án hoặc phụ trách một quy trình và tất cả các khóa đào tạo liên quan đến việc triển khai nó cho phần còn lại của công ty.

Vai trò lãnh đạo sẽ giúp bạn cải thiện nhiều kỹ năng thích ứng của mình. Nếu bạn dẫn dắt người khác, bạn có thể phát huy khả năng giao tiếp, cởi mở và đồng cảm. Nếu bạn phụ trách một dự án độc lập, bạn có thể làm việc dựa trên quyết tâm, lập ngân sách và tư duy chiến lược của mình. Nhờ đó, bạn sẽ trở nên tích cực hơn, có khả năng chịu trách nhiệm và nhanh thích nghi với hầu hết các nhiệm vụ, dù có khó hay phức tạp.

3.5. Duy trì thái độ tích cực

Khi bạn tích cực, bạn có nhiều khả năng cải thiện được kỹ năng thích ứng cũng như các kỹ năng khác. Bạn có thể nỗ lực hết mình để chứng tỏ khả năng của mình với bản thân và những người xung quanh. Hãy nghiêm túc suy nghĩ về vai trò, ảnh hưởng của bạn đối với cả nhóm và tại công ty, sau đó tìm ra động lực để tạo ra sự khác biệt tích cực tại nơi làm việc.

3.6. Lắng nghe và quan sát, học hỏi từ người xung quanh

Người xưa có câu "đi với Bụt mặc áo da, đi với ma mặc áo giấy", khả năng thích ứng là điều kiện tiên quyết để bạn trở thành một phần của một tập thể. Lắng nghe điều mọi người nói, quan sát cách mọi người làm việc và tương tác, giao tiếp với nhau sẽ giúp bạn có cơ sở để điều chỉnh cách giao tiếp và hành vi tại nơi làm việc.

Không nhất thiết phải cố thay đổi để trở thành người khác nhưng nếu bạn làm việc trong một môi trường mà mọi người đều im lặng khi làm việc và sôi nổi vào giờ nghỉ, hãy tuân thủ - thay vì bạn thường xuyên hỏi trong giờ làm và im lặng khi mọi người trò chuyện. Chủ động quan sát và học hỏi từ những chi tiết nhỏ sẽ cực kỳ có ích để bạn thích ứng tốt hơn.

3.7. Quan tâm tới cảm xúc của bản thân

Thích ứng không phải kỹ năng mà ai cũng giỏi, và bạn có thể thực sự làm tốt việc thích ứng với công việc, môi trường, thay đổi,... điều đó không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Thời gian để thích nghi của mỗi người khác nhau, do đó, bạn không nhất thiết phải gây áp lực quá lớn cho bản thân. Tự cho mình và đồng nghiệp, quản lý thời gian để hiểu hơn về nhau, sau đó sự hòa hợp (hoặc không) sẽ đến.

Nếu liên tục ép mình, bạn sẽ có xu hướng đánh mất "bản sắc" cá nhân và càng áp lực hơn. Quan tâm hơn tới những gì bạn cảm nhận, một khi bạn nhận thức rõ cảm xúc của mình, bạn cũng có thể tinh tế và khéo léo hơn khi quan sát để thích nghi với môi trường và mọi người xung quanh.

4. Những kỹ năng cần có để thích ứng tốt hơn trong môi trường mới

Thích ứng là một bộ kỹ năng, mà trong đó cần nhiều kỹ năng, phẩm chất khác. Muốn phát triển kỹ năng thích ứng, bạn sẽ cần tập trung vào một số kỹ năng khác như:

- Hợp tác, cộng tác.

- Học và tự học liên tục.

- Cởi mở.

- Đồng cảm.

- Làm việc nhóm.

- Đưa ra phản hồi,...

Khi bước chân vào môi trường mới, bạn sẽ cần tập trung quan sát, học hỏi và thích ứng để sau đó trở thành một "mảnh" không thể thiếu. Hãy trò chuyện, giao tiếp, tích cực và khéo léo để kỹ năng thích ứng phát huy "tác dụng" nhé.

5. Làm sao để nổi bật kỹ năng thích ứng khi tìm việc làm?

Đối với nhà tuyển dụng, việc ứng viên có kỹ năng thích ứng hay không đồng nghĩa với việc ứng viên đó có thể hòa nhập với môi trường, phù hợp với văn hóa công ty hoặc không. Có những ứng viên khi tìm việc làm, dù năng lực hay kinh nghiệm đều xuất sắc nhưng vẫn "trượt" là vì nhà tuyển dụng thấy được những dấu hiệu cho thấy bạn có thể khó hòa hợp, cộng tác với đồng nghiệp trong team, trong bộ phận.

Làm nổi bật kỹ năng thích ứng trong quá trình tìm việc có thể giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển. Một số gợi ý như sau:

5.1. Thể hiện kỹ năng thích ứng trong CV

Trên CV xin việc của bạn, trong phần mục tiêu nghề nghiệp và/ hoặc kinh nghiệm làm việc, hãy liệt kê thông tin bạn đã chủ động nghiên cứu, triển khai dự án độc lập hay áp dụng quy trình làm việc mới, dẫn dắt nhóm làm việc thành công (nếu có). Ngoài ra, ở phần kinh nghiệm, ngoài các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, bạn cũng có thể thêm vào "kỹ năng đặc biệt" là kỹ năng thích ứng.

5.2. Kỹ năng thích ứng trong thư xin việc (cover letter)

Thư xin việc của bạn là tài liệu mà bạn có thể giải thích chi tiết hơn, theo cách ấn tượng hơn một số thông tin bạn muốn làm nổi bật trong CV hoặc chưa có trong CV. Vì vậy, bạn có thể viết về kinh nghiệm thực tiễn thể hiện kỹ năng thích ứng của bạn trong vai trò trước đây phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.

5.3. Kỹ năng thích ứng trong phỏng vấn

Bạn có thể tự động thể hiện kỹ năng thích ứng của mình trong cuộc phỏng vấn xin việc bằng cách trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn một cách tự tin. Nếu bạn có thể trả lời nhanh chóng trong khi chỉ dừng lại một chút để suy nghĩ về câu trả lời của mình, bạn có thể cho người quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn có thể tư duy nhanh, sáng tạo và có thể phản ứng nhanh, hiệu quả, thích ứng tốt với những thay đổi.

6. Thể hiện kỹ năng thích ứng trong công việc

Tại nơi làm việc, kỹ năng thích ứng có thể thể hiện qua các hành động sau đây:

- Tâm lý thoải mái, biết rằng không phải mọi thứ đều tồn tại vĩnh viễn tại nơi làm việc. Bạn có thể phải chấp nhận những hoàn cảnh, tình huống khác nhau và học hỏi từ chúng.

- Đảm nhận những nhiệm vụ khiến bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình. Ví dụ, nếu bạn làm công việc kế toán cả ngày, hãy xem liệu có bất kỳ cơ hội nào để bạn đảm nhận vai trò sáng tạo chẳng hạn và nếu cần phải sáng tạo thì bạn sẽ làm thế nào?

- Quan tâm tới đồng nghiệp, ăn trưa cùng hoặc đặt đồ ăn cùng. Đây cũng là một cách tuyệt vời để bạn làm quen với đồng nghiệp bên ngoài môi trường văn phòng và thể hiện sự sẵn sàng hình thành mối quan hệ nhóm với những người bạn làm việc cùng.

- Luôn đúng giờ (đến làm việc đúng giờ và hoàn thành các dự án trước/ kịp thời hạn),...

Bạn có thể có được kỹ năng thích ứng khi học tập, làm việc dưới áp lực. Điều bạn cần sẽ là một tâm lý thoải mái, tự tin và thời gian để thích nghi. Rèn luyện khả năng thích ứng của mình để xin việc thành công và phát triển sự nghiệp bạn nhé!

tin mới

Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

Cần nhiều yếu tố để chúng ta đạt được thành công trong công việc, cuộc sống, và việc xác định lộ trình sự nghiệp là một trong số đó. Không phải lý thuyết suông, con đường sự nghiệp được xác định rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng, nỗ lực và thành công.

10/03/2023 15:48

Lộ trình sự nghiệp là gì? Cách xác định career path để thành công

Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

Thích ứng được coi là một khả năng, thậm chí là phẩm chất quan trọng để chúng ta nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Phát triển kỹ năng thích ứng không phải dễ, nhất là với các bạn cá tính mạnh hoặc quá hướng nội.

10/03/2023 15:04

Kỹ năng thích ứng: Định nghĩa, cách rèn luyện để thành công trong công việc

Kỹ năng tư duy chiến lược là gì? Cách nâng cao khả năng tư duy chiến lược

Có thể bạn đã nghe nhiều về kỹ năng tư duy chiến lược nhưng chưa thực sự hiểu rõ kỹ năng này là gì và vì sao nó quan trọng. Rõ ràng, nếu có thể phát triển kỹ năng tư duy chiến lược, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vai trò quản lý, lãnh đạo.

10/03/2023 11:24

Kỹ năng tư duy chiến lược là gì? Cách nâng cao khả năng tư duy chiến lược

Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên

Ngoài kiến thức nền như yêu cầu tất yếu thì employability skill (kỹ năng hành nghề) cũng là tiêu chí quan trọng, là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên. Vậy employability là gì? Còn bao gồm những kỹ năng nào khác không?

21/09/2022 20:44

Tìm hiểu về Employability Skill - bộ kỹ năng mà tất cả các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ở ứng viên

Overtime là gì? Lợi ích của việc tăng ca, làm thêm giờ

Overtime là một thuật ngữ phổ biến đối với hầu hết mọi nhân viên trong các ngành nghề. Đa số mọi người đều từng nghe về Overtime hoặc đã từng làm Overtime nhiều lần nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về việc Overtime là gì và vì sao nên Overtime.

30/08/2022 05:39

Overtime là gì? Lợi ích của việc tăng ca, làm thêm giờ

Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc

Gần như tất cả những người đã và đang đi làm đều có những lúc cảm thấy stress, căng thẳng, mệt mỏi vì công việc, ngay cả khi bạn yêu thích những gì mình làm. Nếu biết cách giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi trong công việc, bạn sẽ dễ dàng khắc phục các tác động tiêu cực của chúng.

29/08/2022 06:34

Cách giảm Stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc

Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Không ai thực sự thích thứ Hai. Sau khi dành 2 ngày cuối tuần để gặp gỡ bạn bè, đến nhà hàng hoặc tiệc tùng, đột nhiên tất cả các cuộc vui dừng lại và bạn phải quay về cuộc sống thường nhật với những trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chuyển từ trạng thái tinh thần vô tư cuối tuần sang hình ảnh nhân viên siêng năng cũng không phải là quá khó.

22/05/2022 14:30

Cách vượt qua nỗi buồn ngày thứ Hai

Kỹ năng, tố chất quan trọng nhất với nhân viên buồng phòng

Ở khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhân viên buồng phòng được tuyển dụng phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng. Vị trí này không yêu cầu trình độ chuyên môn nhưng đổi lại cần nhiều kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ.

08/05/2022 16:30

Kỹ năng, tố chất quan trọng nhất với nhân viên buồng phòng

Rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin để thành công trong công việc

Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin là cực kỳ quan trọng bởi bất cứ ai, dù làm công việc gì đi chăng nữa thì cũng cần phải thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, cấp trên và thậm chí là cả khách hàng. Vậy làm thế nào để rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin, đặc biệt là đối với những người thiếu tự tin?

07/05/2022 11:30

Rèn luyện khả năng truyền đạt thông tin để thành công trong công việc

Cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở

Nhiều công ty thực hiện chính sách làm việc từ xa trong thời điểm bùng phát Covid-19 nhưng không phải ai cũng quen với việc tự quản lý công việc tại nhà. May thay, vẫn có một số cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở vô cùng hữu ích mà bạn có thể áp dụng.

03/05/2022 10:09

Cách thích nghi với môi trường làm việc từ xa cho nhân viên công sở
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.