Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay
Kỹ năng trong CV là mục để ứng viên thể hiện khả năng, kinh nghiệm và kiến thức của mình một cách thuyết phục. Dưới đây là một số mẹo của JobOKO, giúp bạn viết các kỹ năng trong CV một cách hiệu quả.
MỤC LỤC:
I. Cách xác định đúng kỹ năng chuyên môn để viết vào CV
II. Các kỹ năng nhà tuyển dụng kỳ vọng được thấy trong CV
III. Mẹo viết các kỹ năng trong CV khiến NTD muốn phỏng vấn bạn ngay
IV. Mẫu viết kỹ năng trong CV cho từng ngành nghề
Những kỹ năng nào quan trọng trong CV xin việc?
Phần kỹ năng trong CV xin việc thường bao gồm:
- Kỹ năng chuyên môn: Đây là kỹ năng liên quan đến lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, trong lĩnh vực IT, kỹ năng lập trình, phát triển phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu là những kỹ năng chuyên ngành quan trọng
- Kỹ năng mềm: Là những kỹ năng phản ánh đặc điểm cá nhân và cách làm việc của bạn, bao gồm kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, và giải quyết vấn đề.
- Khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm: Đối với một số vị trí, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kế toán, kỹ năng sử dụng các công cụ và phần mềm rất quan trọng. Ví dụ, khi ứng tuyển vị trí Kế toán, bạn cần có kỹ năng sử dụng thành thạo Microsoft Office, thành thạo phần mềm kế toán doanh nghiệp Misa.
Liệt kê và mô tả chi tiết các kỹ năng này trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về năng lực của bạn và xem xét liệu bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
I. Cách xác định đúng kỹ năng chuyên môn để viết vào CV
Để xác định đúng kỹ năng chuyên môn viết vào CV, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Phân tích bản mô tả công việc: Trước tiên, bạn hãy bắt đầu với việc "đi săn" tin tuyển dụng. Hãy đọc thật kỹ các tin tuyển dụng liên quan đến công việc ứng tuyển, sau đó liệt kê danh sách các kỹ năng có xu hướng xuất hiện thường xuyên trong JD. Ví dụ, với vị trí Data Analyst, JD thường yêu cầu kỹ năng phân tích dữ liệu.
- Đối chiếu với kỹ năng hiện có: Đối chiếu danh sách kỹ năng mà bạn vừa thu thập được với kinh nghiệm hiện có để xem bạn đã có những kỹ năng phù hợp nào. Bằng cách này, bạn sẽ xác định rõ về kỹ năng cần thiết cho ngành nghề của mình và lập được lộ trình học tập, rèn luyện đúng hướng.
- Liệt kê kỹ năng theo mức độ ưu tiên: Hãy liệt kê các kỹ năng mà bạn sở hữu sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển.
II. Các kỹ năng nhà tuyển dụng kỳ vọng được thấy trong CV
Trong quá trình sàng lọc hồ sơ, có một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm, bởi chúng là những yếu tố quan trọng giúp xác định rõ chân dung và đánh giá khả năng làm việc của ứng viên. Dưới đây là nhóm kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng thường mong muốn thấy được trong CV, bạn hãy "bỏ túi" ngay nhé.1. Kỹ năng quản lý dự án
Kỹ năng quản lý dự án bao gồm việc xác định mục tiêu và phạm vi của dự án, lập kế hoạch, phân bổ tài nguyên, quản lý ngân sách, thời gian, giám sát tiến độ và đảm bảo chất lượng của dự án. Ứng viên có kỹ năng quản lý dự án tốt thường có khả năng tổ chức, lập kế hoạch, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề.2. Kỹ năng tư duy
Là khả năng tư duy logic, suy luận, phán đoán để giải quyết vấn đề và ra quyết định. Đây là kỹ năng quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc hiệu quả làm việc của ứng viên.- Tư duy logic: Giúp bạn xác định mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, tạo ra các giả định hợp lý và đi đến kết luận logic dựa trên dữ liệu có sẵn.
- Tư duy sáng tạo: Là khả năng sáng tạo để tạo ra các giải pháp mới và độc đáo cho các vấn đề phức tạp. Tư duy sáng tạo yêu cầu bạn mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ ngoài khuôn khổ thông thường để tạo ra những ý tưởng mới và tiên tiến.
- Tư duy phản biện: Là khả năng đánh giá và phân tích thông tin một cách khách quan, đặt câu hỏi và kiểm tra giả định. Tư duy phản biện giúp bạn không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn đánh giá nó từ nhiều góc độ khác nhau.
3. Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt và đổi mới trong công việc. Ứng viên sáng tạo thường có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và tìm ra những giải pháp độc đáo, hiệu quả.4. Kỹ năng tiếng Anh
Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao kỹ năng tiếng Anh bởi thị trường lao động đang ngày càng toàn cầu hóa. Nếu sử dụng tiếng Anh lưu loát, ứng viên sẽ được ưu tiên khi ứng tuyển tại các công ty có yếu tố quốc tế/ các công ty đa quốc gia.5. Kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên với khách hàng và đối tác.- Giao tiếp bằng lời nói: Bao gồm khả năng diễn đạt ý kiến, thông điệp một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục.
- Giao tiếp bằng văn bản: Khả năng soạn thảo văn bản chính xác, rõ ràng, hấp dẫn, sử dụng ngôn từ chính xác, phong phú, và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả thông qua văn bản.
6. Kỹ năng làm việc nhóm
Trong môi trường làm việc ngày nay, khả năng làm việc nhóm là yếu tố quan trọng, đòi hỏi sự linh hoạt, sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với các thành viên khác trong nhóm. Mục đích cuối cùng là để đảm bảo sự hòa nhập, hợp tác và hiệu suất của đội nhóm.7. Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn trở nên tự chủ hơn trong công việc hàng ngày, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn, đúng tiến độ.8. Kỹ năng tự học
Trước bối cảnh thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng, khả năng tự học là yếu tố then chốt giúp ứng viên thích nghi và phát triển trong môi trường làm việc mới.9. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là kỹ năng quan trọng để ứng viên xử lý, giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả.Nếu có những kỹ năng thiết yếu cho công việc, CV xin việc của bạn sẽ được đánh giá cao
III. Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay
Bước 1. Đọc kỹ JD, tìm hiểu về công việc mà bạn ứng tuyển
Khi sàng lọc hồ sơ, nhà tuyển dụng mong muốn tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy, khi viết phần kỹ năng trong CV, hãy chứng minh để nhà tuyển dụng thấy, bạn là ứng viên lý tưởng.
Mẹo hay: Trước tiên, hãy đọc kỹ mô tả công việc, sau đó phân tích các yêu cầu của vị trí ứng tuyển.
Bước 2. Phân tích năng lực bản thân, các kỹ năng bạn thành thạo
Bước tiếp theo, bạn hãy tự hỏi và đánh giá về bản thân chính xác nhất. Mình thành thạo kỹ năng gì, ở mức độ nào và so sánh xem đó có phải là kỹ năng nhà tuyển dụng muốn thấy ở vị trí này hay không.
Bước 3. Liệt kê các kỹ năng bạn sở hữu theo thứ tự ưu tiên
Tốt nhất, bạn hãy thống kê dưới dạng bảng biểu, một bên là kỹ năng bạn có, một bên là kỹ năng nhà tuyển dụng cần. Sau đó, hãy sắp xếp theo mức độ quan trọng rồi chọn ra danh sách từ 4 - 6 kỹ năng để ghi vào CV.
Bước 4. Nhấn mạnh vào mức độ thành thạo các kỹ năng trong CV
Cho dù các kỹ năng liệt kê trong CV là gì thì đừng quên rằng bạn phải thể hiện mình thành thạo như thế nào (thay vì chỉ "biết", "nghe nói" về các kỹ năng đó). Những cách đơn giản để thực hiện theo là: Sử dụng các tính từ trong câu như "thành thạo", "xuất sắc", "giỏi", "tốt"... và nếu chọn thang điểm theo mẫu CV thì nên chọn từ thành thạo tới cực kỳ thành thạo.
Ví dụ viết kỹ năng trong CV xin việc Nhân viên kinh doanh:
- Khả năng tìm kiếm và khai thác data khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
- Kỷ luật và kiên nhẫn trong quá trình tư vấn bán hàng.
Bước 5. Tránh các lỗi thường gặp khi viết kỹ năng trong CV xin việc
Cuối cùng, bạn nên tránh một số lỗi hay gặp để đảm bảo phần kỹ năng được viết chuyên nghiệp:
- Viết quá dài, nhiều gạch đầu dòng toàn là kỹ năng.
- Giải thích về các kỹ năng bạn có (không cần thiết).
- Copy các kỹ năng nhà tuyển dụng đề cập trong JD và thông tin đăng tuyển.
- Chỉ giữ lại duy nhất các kỹ năng có sẵn trong mẫu CV.
- Quá khiêm tốn khi chọn mức độ thành thạo kỹ năng.
Lưu ý gì khi viết kỹ năng trong CV xin việc?
IV. Mẫu viết kỹ năng trong CV cho từng ngành nghề
1. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc chuyên viên HR
- Kỹ năng giao tiếp và tương tác, kết nối với các phòng ban.
- Kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh thành thạo cả nói và viết.
- Kỹ năng tin học văn phòng (MS Office) và sử dụng các phần mềm quản trị nhân sự như HRIS, hệ thống sàng lọc ứng viên ATS.
- Kỹ năng hành chính văn phòng, sử dụng các thiết bị văn phòng.
- Khả năng làm việc nhóm tốt, dễ thích nghi và phối hợp ăn ý với đồng nghiệp.
- Đồng cảm, thấu hiểu và nhiệt tình.
2. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc kế toán
- Thành thạo nghiệp vụ kế toán, kế toán thuế.
- Kỹ năng làm báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng cân đối kế toán.
- Kỹ năng công nghệ: Excel và phần mềm kế toán, thư tín thương mại.
- Kỹ năng tính toán và phân tích dữ liệu nhanh chóng, chính xác.
- Tỉ mỉ và chi tiết, cẩn thận với số liệu.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp thành thạo.
3. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc lễ tân
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc.
- Kỹ năng hành chính và tin học văn phòng.
- Kỹ năng soạn thảo, lập báo cáo.
- Khả năng tương tác tích cực.
- Giải quyết vấn đề và xử lý tình huống nhanh, hiệu quả.
- Kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian và lập lịch.
4. Cách viết các kỹ năng trong CV xin việc lập trình viên
- Thành thạo ngôn ngữ lập trình .NET.
- Thành thạo các framework: NET Framework, .NET Core, C#, VB.NET, MVC, WPF, Web API, Web service.
- Quen thuộc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và Oracle.
- Tỉ mỉ, chi tiết, khả năng tập trung cao độ.
- Kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh thành thạo, có thể nghiên cứu, đọc viết và giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo, nhiều ý tưởng.
Có vô số kỹ năng cần thiết để chúng ta làm việc, phấn đấu và thăng tiến sự nghiệp, thế nhưng, chọn các kỹ năng trong CV sao cho chuẩn thì không dễ. Hãy cân nhắc dựa trên những tiêu chí JobOKO vừa chia sẻ trên đây và điều chỉnh CV của mình thật hoàn hảo bạn nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.