Bí quyết chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc

16/12/2022 14:30
Trong CV xin việc, thông thường chỉ có phần điểm mạnh và không có mục nào ghi điểm yếu cả. Tuy nhiên, với một số công ty lớn yêu cầu ứng viên điền theo form để ứng tuyển thì phần điểm yếu có thể sẽ bao gồm. Để trình bày điểm mạnh, điểm yếu trong CV một cách chuyên nghiệp đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng khéo léo.

Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên để lựa chọn được người phù hợp cho vị trí đang tuyển. Nếu như điểm mạnh tương đối dễ dàng khi nói hay viết ra thì điểm yếu lại khiến ứng viên e dè không biết đề cập thế nào để vừa thể hiện sự trung thực mà vẫn gây ấn tượng, có lợi cho mình.

MỤC LỤC:
1. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên?
2. Nên trình bày điểm mạnh và điểm yếu ở phần nào của CV?
3. Những điểm mạnh nhất định phải thể hiện được trong CV
4. Sẵn sàng chia sẻ về điểm yếu trong CV và phỏng vấn
5. Làm sao để trả lời câu hỏi về điểm yếu trong vòng phỏng vấn một cách ấn tượng?

bi quyet trinh bay diem manh va diem yeu trong cv mot cach chuyen nghiep

Viết CV nên đề cập về điểm mạnh và điểm yếu như thế nào?

1. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên?

Thực tế, nhà tuyển dụng luôn muốn biết điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên là bởi một vài lý do nhất định:

  • Xem mức độ phù hợp của bạn với yêu cầu công việc và trách nhiệm của vị trí.
  • Nhà tuyển dụng muốn biết khả năng tự đánh giá bản thân của ứng viên.
  • Nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được mức độ trung thực của ứng viên.

2. Nên trình bày điểm mạnh và điểm yếu ở phần nào của CV?

Điểm mạnh trong CV xin việc có thể thể hiện ở hầu hết các phần nhưng còn điểm yếu (trừ khi có form của nhà tuyển dụng yêu cầu), nếu không hãy "lờ đi" không đề cập phần này.

Đọc thêm: Ứng phó thế nào với câu hỏi "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?"

3. Những điểm mạnh nhất định phải thể hiện được trong CV

Những điểm mạnh tốt nhất bạn cần trình bày trong CV đó là phẩm chất, kỹ năng của bản thân... phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển. Hãy đề cập đến những kỹ năng mềm như lãnh đạo, giao tiếp, phân tích,... mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở mô tả công việc. Đặc biệt, cần viết rõ ở phần này các điểm mạnh về kinh nghiệm (nếu có), bằng cấp (nếu cao), hoạt động cũng có thể cần (sự năng động, kỹ năng teamwork, lập kế hoạch,...).

Thực tế đây là những điểm mạnh cần thiết trong quá trình làm việc. Khi trình bày những điểm mạnh này, bạn cần đưa ra minh chứng cụ thể và rõ ràng để tăng mức độ tin cậy. Nếu bạn viết rằng thế mạnh của mình là giỏi giao tiếp thì bạn nên kể về một tình huống sử dụng giao tiếp để đạt mục tiêu hay giải quyết vấn đề phức tạp.

Ví dụ:

  • Ở vai trò của đại diện bộ phận nhân sự, tôi đã có được kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Tôi chịu trách nhiệm truyền tải thông tin hội thảo tới nhân viên hay hòa giải được mọi xung đột trong môi trường làm việc. Tôi cũng đã hoàn thành một khóa học để nâng cao kỹ năng giao tiếp xuất sắc tại học viện ABC.
  • Tôi đã làm ở vị trí copywriter 5 năm và thấy rằng thế mạnh lớn nhất của bản thân là kỹ năng viết lách tốt. Sau 5 năm làm việc tại công ty, tôi đã được thăng chức và trở thành biên tập viên, nhờ đó tôi cũng cải thiện được kỹ năng biên tập của mình thành thạo.

4. Sẵn sàng chia sẻ về điểm yếu trong CV và phỏng vấn

Không chỉ trong CV mà thường thì trong phỏng vấn bạn cũng có thể bị hỏi về điểm yếu. Ứng viên có thể trình bày rõ và sâu hơn trong quá trình phỏng vấn để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về bạn.

Thực tế, nhà tuyển dụng luôn biết rằng, không có bất cứ ứng viên nào là hoàn hảo. Chính vì vậy, việc trả lời bản thân không có điểm yếu nào thực sự là câu trả lời không khôn khéo và không trung thực, cho thấy bạn là một người không có khả năng đánh giá. Những gì nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên đó là sự trung thực và khả năng tự đánh giá mình chứ không phải sự hoàn hảo sai sự thật.

Nhớ về điểm yếu bạn đã viết trong CV nếu có viết và sẵn sàng giải thích, chia sẻ sâu hơn trong phỏng vấn. Ngay cả khi trong CV không có điểm yếu thì vẫn có thể bị hỏi. Lúc này, chỉ nên nói về 1 điểm yếu của bạn thôi nhé.

Đọc thêm: Nói về điểm yếu như thế nào để không bị mất điểm khi phỏng vấn?

bi quyet trinh bay diem manh va diem yeu trong cv mot cach chuyen nghiep 2

Trả lời câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng tốt?

5. Làm sao để trả lời câu hỏi về điểm yếu trong vòng phỏng vấn một cách ấn tượng?

  • Cần trả lời một cách trung thực về những điểm hạn chế của bản thân nhưng không có tính chất làm ảnh hưởng đến công việc đang ứng tuyển.
  • Không nên đưa ra một điểm yếu đi ngược lại và làm ảnh hưởng đến vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển.
  • Đưa ra điểm yếu của bản thân kèm theo với cách khắc phục và vượt qua để giảm nhẹ nhược điểm này.

Bạn hãy cân nhắc kỹ về tất cả những gì mà nhà tuyển dụng có thể hỏi về điểm mạnh và điểm yếu bởi sự chuẩn bị chính là chìa khóa giúp dễ dàng chinh phục thành công bất cứ quy trình ứng tuyển nào.

JobOKO liên tục cập nhật thêm các mẫu CV/Cover Letter mới phù hợp với xu hướng tuyển dụng và được các nhà tuyển dụng yêu thích. Truy cập để tham khảo và tạo CV Pro giúp ứng tuyển hiệu quả.

Bằng sự chân thành, trung thực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng chắc chắn rằng việc trả lời câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu trong CV hay trong vòng phỏng vấn cũng không còn là vấn đề quá khó khăn. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể định hướng cho mình cách trả lời ấn tượng nhất câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu.

tin mới

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên rất quan trọng khi viết CV. Dù ứng tuyển vào trường công, trường tư hay trung tâm, bạn cũng cần viết rõ mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng thấy được định hướng với nghề.

07/08/2024 08:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên trong CV hay nhất

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Nếu đang quan tâm đến việc làm giáo viên và muốn viết đơn xin việc giáo viên chuẩn, dưới đây là một số gợi ý và mẹo từ JobOKO giúp bạn ứng tuyển thành công.

17/06/2024 00:00

Mẫu đơn xin việc giáo viên chuẩn nhất kèm cách viết

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Vị trí Giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hình và phát triển chiến lược kinh doanh của công ty. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về công việc của Giám đốc kinh doanh, giúp bạn hiểu hơn về công việc, những yêu cầu khi ứng tuyển.

14/06/2024 10:32

Mô tả công việc của Giám đốc kinh doanh, yêu cầu gì?

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Những người kinh doanh tự do muốn chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi viết CV. Trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV xin việc ấn tượng nhất.

06/06/2024 14:30

Tips viết Kinh nghiệm tự kinh doanh, khởi nghiệp vào CV

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng nên được trình bày trong CV như thế nào là mối quan tâm của nhiều ứng viên. Mỗi nghề nghiệp có lộ trình phát triển khác nhau, việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu.

31/05/2024 17:30

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng để "được lòng" NTD

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Trong thị trường lao động cạnh tranh, sở hữu một bản CV chuyên nghiệp và sáng tạo sẽ là một lợi thế lớn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi viết CV chính là phần kỹ năng. Hãy cùng JobOKO khám phá cách viết các kỹ năng trong CV sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất.

24/04/2024 10:30

Mẹo viết các kỹ năng trong CV, NTD chỉ muốn phỏng vấn bạn ngay

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Câu hỏi "CV là gì?" thường được đặt ra bởi những người mới bước chân vào thị trường việc làm. Thấu hiểu điều này, trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ bí kíp tạo CV hiệu quả, giúp ứng viên chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

11/04/2024 14:30

Tìm hiểu CV là gì trong hồ sơ xin việc, tạo CV ở đâu?

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV tiếng Anh giúp ứng viên thể hiện một phần khả năng ngoại ngữ của mình. Nếu bạn muốn viết CV tiếng Anh đúng chuẩn thì trước hết cần chọn mẫu CV phù hợp và tránh những lỗi mà nhà tuyển dụng "không ưa".

11/04/2024 08:30

Mẫu và cách viết CV xin việc Tiếng Anh để NTD đánh giá cao

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Phần lớn sinh viên và người mới tốt nghiệp đều chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV. Hiểu được những khó khăn đó, trong bài viết, JobOKO sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc thực tập sinh hiệu quả, tìm việc làm nhanh chóng.

11/04/2024 07:30

CV xin việc​ Thực tập sinh viết thế nào để thuyết phục NTD?

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch

Là một trong những ngành nghề năng động nhất trước đại dịch, ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, thu hút lượng lớn lao động cả có trình độ và lao động phổ thông. Nắm được cách viết CV xin việc ngành Du lịch, bạn có thể tiến gần hơn tới cơ hội việc làm mơ ước của mình.

10/04/2024 13:30

Cách viết CV xin việc ngành Du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.