Ứng phó thế nào với câu hỏi "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?"
Khi tham dự phỏng vấn, chắc hẳn ai trong số các bạn cũng đều đã từng được hỏi "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?". Đây là một câu hỏi đơn giản nhưng nếu trả lời không tốt, không làm nổi bật được những điểm mạnh của bạn để nhà tuyển dụng chú ý thay vì các điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn thì đừng trách tại sao nhà tuyển dụng lại "vô tình" với bạn. Trong bài viết dưới đây, Joboko.com sẽ bật mí cho bạn một số mẹo để trả lời câu hỏi phỏng vấn này nhé!
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đưa ra rất nhiều câu hỏi để kiểm tra khả năng ứng xử cũng như kỹ năng chuyên môn của ứng viên. Ngoài tìm hiểu về cách trả lời câu hỏi Động lực làm việc của bạn là gì từ nhà tuyển dụng thì làm thế nào để trả lời về điểm mạnh, điểm yếu của mình không phải ứng viên nào cũng biết. Vì vậy, để có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng bằng kỹ năng trả lời phỏng vấn khéo léo, bạn đọc có thể tham khảo bí quyết trong bài viết sau.
Cách trả lời nhà tuyển dụng khi được hỏi về điểm mạnh và điểm yếu
Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi câu hỏi: "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?"
"Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?" có lẽ là câu hỏi mà bạn thường xuyên gặp phải trong mỗi lần phỏng vấn. Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này vì họ muốn nghe câu trả lời từ bạn để đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với công việc họ đang tuyển hay không. Nhà tuyển dụng cũng đánh giá xem bạn có khả năng tự phản xạ hay không.Trả lời câu hỏi "Điểm mạnh của bạn là gì?" như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, bạn sẽ cần phải tập trung vào các kỹ năng mềm của bạn mà bạn cho là điểm mạnh của mình. So với các kỹ năng cứng, tức là nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra bạn qua các bài test giấy bút hay bạn có thể tự làm ở nhà thì với kỹ năng mềm, bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy trong buổi phỏng vấn tuyển dụng. Bạn có thể kể cho nhà tuyển dụng các câu chuyện về bản thân mình chẳng hạn.Những kỹ năng mềm mà bạn nên nói với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là: kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, chịu đựng được áp lực làm việc. Tuỳ thuộc vào công việc bạn ứng tuyển, hãy thể hiện các kỹ năng cứng và mềm của mình một cách khéo léo để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là ứng cử viên sáng giá cho vị trí mà họ đang tuyển dụng.
Trả lời câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?" như thế nào?
Câu hỏi về điểm mạnh thì luôn dễ dàng hơn câu hỏi về điểm yếu vì bạn sẽ được "quảng cáo" bản thân và "ăn mừng" những thành tích trước kia của mình. Tuy nhiên, câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn thì bạn sẽ phải "tranh đấu" với bản thân rất gay gắt bởi vì "tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại mà". Ấy thế mà giờ nhà tuyển dụng lại muốn nghe những điểm yếu của bạn thì chắc chắn bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng nhé vì mọi khó khăn sẽ luôn có cách giải quyết mà.Mẹo để trả lời câu hỏi này là bạn hãy chỉ nên đề cập các kỹ năng cứng hoặc mềm mà bạn cảm thấy mình yếu. Nhưng những kỹ năng ấy tốt nhất là không nên liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như bạn không giỏi tính toán, bạn thi thoảng sai chính tả, không thành thạo một phần mềm nào đó,... Hơn nữa, hãy chắc chắn nói với nhà tuyển dụng là bạn sẽ cải thiện những điểm yếu của mình bằng cách nào và bạn sẽ thực sự cố gắng để cải thiện bản thân.
Minh chứng cho những điểm mạnh và điểm yếu như thế nào?
Nếu bạn chỉ kể ra cả loạt các kỹ năng mà không chứng minh được điều đó thì bạn cũng không thể gây ấn tượng với những nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn là người nói được mà không làm được. Do vậy, khi nói đến điểm mạnh hay điểm yếu nào, hãy minh hoạ nó bằng một câu chuyện hoặc một ví dụ.Với các điểm mạnh, hãy kể các câu chuyện về cách mà bạn đã sử dụng thế mạnh của mình để hoàn thành công việc hoặc giải quyết vấn đề. Đối với các điểm yếu, hãy nói một câu chuyện về điểm yếu gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc/sự nghiệp của bạn nhưng bạn sẽ cần phải đưa ra ý kiến là bạn đã học được gì từ những thất bại và hướng bạn khắc phục điểm yếu như thế nào.
Một lưu ý nữa là bạn nên đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng trước khi đi phỏng vấn để đưa ra các điểm mạnh và điểm yếu phù hợp. Bạn nói bạn có kỹ năng A nhưng công việc lại cần kỹ năng B, C, D thì đương nhiên kỹ năng A của bạn là không phù hợp. Hơn nữa, bạn cũng nên tìm hiểu qua văn hoá doanh nghiệp trước khi tham dự phỏng vấn vì nó sẽ giúp bạn quyết định xem bạn nên trình bày điểm mạnh, điểm yếu gì và cách để bạn thể hiện.
Làm thế nào cho nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
Bạn cần tránh điều gì khi trả lời?
Như đã nói ở trên, câu hỏi điểm mạnh/điểm yếu sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có thực sự là người mà công ty họ đang tìm kiếm. Do đó, câu trả lời của bạn chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho họ và cung cấp cho họ một cái nhìn gần hơn về cách bạn làm việc. Tuy nhiên, khi đưa ra câu trả lời, bạn sẽ cần phải lưu ý một số điểm sau:- Không khoe khoang.
- Không tự hạ thấp bản thân bằng những điểm yếu.
- Không đưa những câu chuyện không liên quan đến công việc.
- Không lan man, dài dòng.
- Không đưa ra ví dụ khiến nhà tuyển dụng bất mãn.
Câu hỏi điểm mạnh/điểm yếu tuy nghe qua thì có thể là dễ nhưng thực tế lại là một câu hỏi "chiêu trò" của nhà tuyển dụng. Vậy nên, với các mẹo được cung cấp trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình phỏng vấn, xin việc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết cách trả lời câu hỏi "Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?" để không bối rối khi nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề. Chúc các bạn thành công!
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.