Điểm yếu của bạn là gì? điều gì khiến bạn bị tự ti
27/12/2022 10:05
Dù phỏng vấn ở vị trí nào, đa phần nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi bạn: "Điểm yếu của bạn là gì?". Dù cho bạn nắm được điểm yếu của mình nằm ở đâu thì cũng rất khó để trả lời câu hỏi này, nếu bạn nói điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Còn nếu nói không có điểm yếu nào thì họ lại nghĩ bạn là người kiêu ngạo hoặc không trung thực. Vậy phải trả lời sao cho tốt đây?
Nếu như khi được nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?" khi phỏng vấn thì có lẽ bạn sẽ biết cách trả lời nhanh chóng. Thế nhưng với câu hỏi "Điểm yếu của bạn là gì?" thì ứng viên chắc hẳn sẽ mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Để trả lời câu hỏi trên một cách khôn ngoan, không nhất thiết điểm yếu phải là điểm yếu, vì nói cho cùng cái gọi điểm yếu hay điểm mạnh là suy nghĩ chủ quan của con người và sẽ biến đổi tùy theo góc độ nhìn nhận vấn đề. Chẳng hạn như ngoại hình đẹp với nhân viên lễ tân là một điểm mạnh nhưng với một phát thanh viên thì ngoại hình không có ý nghĩa nhiều lắm.
Chẳng hạn như, nếu bạn ứng tuyển làm điều dưỡng viên, bạn có thể chia sẻ bạn không giỏi lắm trong việc thuyết trình trước đám đông. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải làm nổi bật điểm mạnh của bạn là kỹ năng giao tiếp trực tiếp với bệnh nhân đồng thời đưa ra minh chứng về khó khăn của bạn khi thuyết trình trước đông người. Thông qua cách trả lời phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phải là người lạc quan trong công việc không và điểm yếu đó của bạn có dễ dàng khắc phục hay không? Hãy luôn thể hiện tinh thần học hỏi, trau dồi và cải thiện.
Nếu sử dụng chiến thuật này, chú ý không đề cập đến kỹ năng quan trọng nào với vị trí bạn đang phỏng vấn vì có thể khiến người phỏng vấn nghi ngờ về năng lực của bạn trong công việc đó. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn trẻ không sợ thất bại, tất cả đều dám làm cũng như có ý chí, sự quyết tâm, nỗ lực, như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn khả năng của bạn.
"Thi thoảng tôi dành quá nhiều thời gian để làm một việc hoặc trực tiếp làm những việc có thể giao cho người khác. Mặc dù vậy, tôi chưa bao giờ trễ deadline, tôi biết khi nào cần phải chuyển sang công việc khác. Ở công ty cũ, tôi đã sử dụng công cụ quản lý dự án cho phép tôi dễ dàng bao quát được tiến độ của tất cả nhiệm vụ được giao, khiến tôi làm việc hiệu quả hơn."
"Số học chưa bao giờ là điểm mạnh của tôi. Là một copywriter, điều này không ảnh hưởng nhiều đến công việc của tôi, tôi có thể tập trung vào công việc và thoải mái sáng tạo cũng như trình bày ý tưởng của mình. Tuy nhiên, gần đây tôi đã tự tìm hiểu các công cụ phân tích kỹ thuật số trong nhiều website và ứng dụng tôi viết bài và thấy rất hữu ích."
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ có điểm yếu nhất định, không có ai là hoàn hảo cả, vậy nên hãy luôn biết cố gắng khắc phục điểm yếu của bạn. Hãy nhớ rằng, còn trẻ đừng sợ thất bại mà không dám làm, phấn đấu không ngừng để đạt được mục tiêu và ước mơ của mình. Ví dụ như ước mơ của bạn là trở thành một người bán hàng giỏi nhưng khả năng giao tiếp của bạn chưa thực sự xuất sắc. Tuy nhiên, không có giới hạn nào là không thể phá bỏ, hãy biết cố gắng, trau đồi khả năng giao tiếp bán hàng của mình để trở thành một người bán hàng tốt nhất nhé.
>> Joboko.com cập nhật thông tin tuyển dụng việc làm liên tục, bạn đọc cùng truy cập ngay Joboko.com để nhận tin đăng tuyển việc làm nhé.
>> Đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận của bạn bằng cách comment bên dưới.
Cách trả lời phỏng vấn khôn ngoan về điểm yếu của bạn
Bạn có thể nói về điểm yếu của mình là những kỹ năng không quan trọng đối với vị trí ứng tuyển, kỹ năng là điểm yếu của bạn trong quá khứ hay chuyển điểm yếu thành một điểm mạnh khác. Bất kể là điểm yếu gì, câu trả lời của bạn cũng luôn phải xoay quanh các mặt tích cực của kỹ năng và năng lực cần có để trở thành nhân viên của tổ chức. Dưới đây là một số mẹo trả lời câu hỏi về điểm yếu hay giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu thông minh
1. Nói về một điểm yếu không quan trọng
Một phương pháp để trả lời câu hỏi này là phân tích các kỹ năng quan trọng và điểm mạnh cần có cho vị trí bạn đang phỏng vấn. Sau đó, nói về một điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.Chẳng hạn như, nếu bạn ứng tuyển làm điều dưỡng viên, bạn có thể chia sẻ bạn không giỏi lắm trong việc thuyết trình trước đám đông. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải làm nổi bật điểm mạnh của bạn là kỹ năng giao tiếp trực tiếp với bệnh nhân đồng thời đưa ra minh chứng về khó khăn của bạn khi thuyết trình trước đông người. Thông qua cách trả lời phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phải là người lạc quan trong công việc không và điểm yếu đó của bạn có dễ dàng khắc phục hay không? Hãy luôn thể hiện tinh thần học hỏi, trau dồi và cải thiện.
2. Đề cập đến điểm yếu bạn đã khắc phục được
Một lựa chọn khác là bàn về kỹ năng còn thiếu sót trong quá khứ và bạn đã khắc phục được trong quá trình làm việc ở công ty cũ hoặc bạn đang tích cực làm việc để cải thiện. Điều này cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người tự giác, có lòng cầu tiến và nỗ lực trong công việc. Trả lời câu hỏi bằng bạn bắt đầu từ đâu, bạn đã làm những gì để hoàn thiện bản thân và kết quả ra sao.Nếu sử dụng chiến thuật này, chú ý không đề cập đến kỹ năng quan trọng nào với vị trí bạn đang phỏng vấn vì có thể khiến người phỏng vấn nghi ngờ về năng lực của bạn trong công việc đó. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn trẻ không sợ thất bại, tất cả đều dám làm cũng như có ý chí, sự quyết tâm, nỗ lực, như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn khả năng của bạn.
3. Chuyển điểm yếu thành một điểm mạnh
Cách này nghe có vẻ thông minh, tuy nhiên bạn hãy chắc chắn rằng mình đủ khéo léo trước khi làm điều đó. Quá nhiều ứng viên đã lựa chọn cách này khiến nhà tuyển dụng đã nghe đến nhàm tai và không còn thấy điều đó thú vị nữa. Có thể người phỏng vấn sẽ nghĩ bạn đang quanh co để giấu đi điểm yếu thực sự. Vì thế, trừ khi điều bạn nói là sự thực, nếu không bạn nên lựa chọn một trong hai cách đầu tiên.Cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
4. Một số câu trả lời hay về điểm yếu
"Trước đây khả năng tổ chức, sắp xếp của tôi không được tốt. Mỗi khi quá bận rộn, tôi thường ưu tiên công việc quan trọng trước và để cho bàn làm việc của mình bừa bộn, máy tính cũng chứa nhiều tài liệu lộn xộn. Dần dần tôi nhận ra sự bất cẩn đó khiến tôi mất nhiều thời gian tìm kiếm đồ đạc hay tài liệu khi cần đến. Sau đó, tôi đã học được cách dành thời gian để dọn dẹp không gian làm việc và máy tính cho ngăn nắp, giúp tôi tập trung hơn và cải thiện hiệu quả làm việc. Tôi đã sử dụng một phần mềm quản lý thời gian cho phép tôi luôn sắp xếp tốt mọi thứ mà không lấn sang các công việc khác.""Thi thoảng tôi dành quá nhiều thời gian để làm một việc hoặc trực tiếp làm những việc có thể giao cho người khác. Mặc dù vậy, tôi chưa bao giờ trễ deadline, tôi biết khi nào cần phải chuyển sang công việc khác. Ở công ty cũ, tôi đã sử dụng công cụ quản lý dự án cho phép tôi dễ dàng bao quát được tiến độ của tất cả nhiệm vụ được giao, khiến tôi làm việc hiệu quả hơn."
"Số học chưa bao giờ là điểm mạnh của tôi. Là một copywriter, điều này không ảnh hưởng nhiều đến công việc của tôi, tôi có thể tập trung vào công việc và thoải mái sáng tạo cũng như trình bày ý tưởng của mình. Tuy nhiên, gần đây tôi đã tự tìm hiểu các công cụ phân tích kỹ thuật số trong nhiều website và ứng dụng tôi viết bài và thấy rất hữu ích."
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ có điểm yếu nhất định, không có ai là hoàn hảo cả, vậy nên hãy luôn biết cố gắng khắc phục điểm yếu của bạn. Hãy nhớ rằng, còn trẻ đừng sợ thất bại mà không dám làm, phấn đấu không ngừng để đạt được mục tiêu và ước mơ của mình. Ví dụ như ước mơ của bạn là trở thành một người bán hàng giỏi nhưng khả năng giao tiếp của bạn chưa thực sự xuất sắc. Tuy nhiên, không có giới hạn nào là không thể phá bỏ, hãy biết cố gắng, trau đồi khả năng giao tiếp bán hàng của mình để trở thành một người bán hàng tốt nhất nhé.
>> Joboko.com cập nhật thông tin tuyển dụng việc làm liên tục, bạn đọc cùng truy cập ngay Joboko.com để nhận tin đăng tuyển việc làm nhé.
>> Đừng quên để lại ý kiến đánh giá bình luận của bạn bằng cách comment bên dưới.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.