Lỗi do đâu khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần?

09/01/2023 11:30
Trượt một vài cuộc phỏng vấn việc làm, bạn có thể tự an ủi mình rằng vẫn còn các cơ hội khác tốt hơn. Tuy nhiên, nếu liên tiếp trượt phỏng vấn thì chắc chắn bạn sẽ cần bình tĩnh tìm hiểu tại sao phỏng vấn thất bại bằng cách nhìn lại xem vấn đề, nguyên nhân thực sự nằm ở đâu.
Loi do dau khien ban truot phong van nhieu lan

Tỷ lệ vượt qua phỏng vấn càng cao, bạn càng có cơ hội lựa chọn và nhận job offer phù hợp nhất, bạn thích nhất. Trường hợp bạn có nhiều phỏng vấn nhưng kết quả luôn là "phỏng vấn đâu trượt đó", rất có thể bạn đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng - đôi khi chính bản thân cũng không nhận thức được.

MỤC LỤC:
I. Tầm quan trọng của phỏng vấn khi xin việc làm
II. Sẽ như thế nào nếu bạn trượt phỏng vấn liên tục?
III. Lý do vì đâu khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần?
IV. Vượt qua khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn
V. Cách khắc phục lỗi khiến bạn trượt phỏng vấn

I. Tầm quan trọng của phỏng vấn khi xin việc làm

Buổi phỏng vấn thực chất là vòng test năng lực mang tính chất quyết định để nhà tuyển dụng và ứng viên đi đến kết luận cuối cùng, có "hợp tác" cùng nhau hay không.
Với nhà tuyển dụng, phỏng vấn chính là thước đo mức độ phù hợp (năng lực, kỹ năng) của ứng viên cho vị trí mà họ đang tuyển dụng cũng như xác nhận lại các thông tin mà ứng viên đề cập trong CV xin việc có trung thực hay không.
Với ứng viên, phỏng vấn không chỉ là cơ hội để chứng minh bản thân mình là người phù hợp nhất với vị trí việc làm mà còn là cơ hội để đánh giá tổng quan về môi trường làm việc thông qua cách mà nhà tuyển dụng tổ chức phỏng vấn hay trả lời các câu hỏi mà họ quan tâm. Từ đó có thể đưa ra quyết định chính xác có nhận việc hay không.

Đọc thêm: Vì sao đã chuẩn bị rất kỹ mà vẫn trượt vòng phỏng vấn?

II. Sẽ như thế nào nếu bạn trượt phỏng vấn liên tục?

Ngay cả khi đã thể hiện rất tốt trong buổi phỏng vấn, trả lời các câu hỏi một cách tự tin và rõ ràng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã vượt qua phỏng vấn, sẽ có những trường hợp phỏng vấn thất bại, dù nhiều hay ít.
Việc bạn tham gia 5 phỏng vấn và qua 3 trượt 2 vẫn có thể hiểu được, tuy nhiên, nếu tỷ lệ này là trượt 5/5 hoặc 4/5 sẽ dễ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp kéo dài, ảnh hưởng đến thu nhập, bắt đầu cảm thấy tự ti về bản thân và bế tắc. Quan trọng hơn cả là bạn không nhận ra sai lầm của mình, tìm hiểu xem tại sao phỏng vấn thất bại và cứ tiếp tục phạm phải trong các cuộc phỏng vấn tiếp theo để nhận về chuỗi thất bại.

III. Lý do vì đâu khiến bạn trượt phỏng vấn nhiều lần?

Việc mắc phải một trong số các lỗi dưới đây có thể chưa đủ khiến bạn bị loại nhưng nếu bạn vô tình phạm phải 2 - 5 lỗi liên tiếp thì hậu quả chắc chắn là trượt phỏng vấn.

3.1. Đến buổi phỏng vấn muộn

Cho dù bạn có là một ứng viên tiềm năng thế nào nhưng nếu bạn đến phỏng vấn muộn (báo trước hoặc không) thì đều là một lỗi lớn có thể khiến nhà tuyển dụng đánh trượt phỏng vấn. Môi trường chuyên nghiệp nào cũng yêu cầu nhân sự chuyên nghiệp, tuân thủ quy định về giờ giấc và quản lý tốt thời gian.

Đọc thêm: Đến muộn phỏng vấn - Xử lý thế nào cho khéo?

Loi do dau khien ban truot phong van nhieu lan

Đến phỏng vấn muộn là một trong những lý do phổ biến khiến ứng viên bị trượt phỏng vấn

3.2. Hành vi thiếu chuyên nghiệp

Hành vi thể hiện học thức, văn hóa và thói quen của một cá nhân. Bạn có thể có bằng cấp cao, kinh nghiệm ổn, kỹ năng thành thạo, trả lời phỏng vấn cũng rất tốt nhưng nếu nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kiểu đi đứng kỳ quặc, nhai kẹo cao su, rung chân, gật gù, ngáp hay xem giờ nhiều lần, ... trong phỏng vấn (và ngay từ khi đến/ ra về), rất có thể bạn sẽ bị loại vì lý do tác phong, không phù hợp với môi trường làm việc.

3.3. Trang phục phỏng vấn không lịch sự

Ấn tượng thị giác có một ý nghĩa mà bạn có thể đã không đánh giá đúng. Dù bạn có ứng tuyển các vai trò lao động phổ thông, làm việc chân tay nhưng bạn vẫn cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, sạch sẽ thơm tho khi đến phỏng vấn. Xuề xòa, mặc những bộ đồ không phù hợp không chỉ khiến bạn nhếch nhác đi mà còn dễ bị cho là bạn không hiểu về môi trường làm việc, không tôn trọng người phỏng vấn,...

3.4. Thiếu sự chuẩn bị

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tiêu cực, hoặc đơn giản là ấn tượng mờ nhạt với ứng viên trong phỏng vấn nhưng nhiều bạn lại không hiểu được. Quá tự tin hoặc vì chưa tìm hiểu kỹ về những gì cần chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn có thể "quên mất":

  • Lời giới thiệu bản thân: Lỗi này thường xảy ra nhiều nhất với ứng viên chưa có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm. Khi nhà tuyển dụng đề nghị bạn giới thiệu bản thân mình mà bạn "đứng hình", không biết nói gì hoặc nói ngập ngừng, nói quá dài, "đọc vanh vách" lại CV thì ấn tượng của họ về bạn đã giảm đi đáng kể.
  • Thông tin công ty: Không tìm hiểu về công ty, tổ chức - chẳng hạn như quy mô, lĩnh vực kinh doanh, thế mạnh, tầm nhìn,... - một là bạn sẽ không có thông tin để nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu và biết công ty như thế nào, hai là nếu nhà tuyển dụng hỏi lý do vì sao bạn ứng tuyển hoặc bạn biết gì về công ty, bạn sẽ không trả lời được. Tình huống như vậy cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn thiếu chuyên nghiệp, không trân trọng cơ hội việc làm của mình.
  • Kiến thức/ kỹ năng: Ngành nghề, vị trí nào cũng vậy, đều yêu cầu một nhân sự có tài năng nhất định (bên cạnh kinh nghiệm). Không hệ thống lại kiến thức, thực hành nhuẫn nhuyễn các kỹ năng, bạn có thể làm bài test trong phỏng vấn kém hoặc nhà tuyển dụng hỏi những vấn đề chuyên môn bạn không trả lời được. Lúc này, họ sẽ nghi ngờ rằng những gì bạn viết trong CV không đúng sự thật.
Loi do dau khien ban truot phong van nhieu lan
Ứng viên chưa chuẩn bị kỹ lưỡng khi phỏng vấn sẽ dễ mắc lỗi sai

3.5. Thái độ ngạo mạn

Một nguyên nhân khác khiến nhiều ứng viên trượt phỏng vấn là vấn đề thái độ. Không dễ để khẳng định thế nào là một thái độ hoàn hảo của ứng viên khi tham gia phỏng vấn, nhưng chắc chắn thái độ tệ thì có thể liệt kê hàng loạt. Việc bạn hất cằm khi nói, kiêu ngạo hoặc tự ti, co rúm lại hay cãi tay đôi với nhà tuyển dụng, ngắt lời họ, tuyên bố những nội dung khó chấp nhận "Công ty sẽ phải hối hận nếu không tuyển tôi",... sẽ khiến bạn bị loại.

3.6. Không trả lời được hầu hết câu hỏi/ Trả lời thiếu thuyết phục

Nội dung chính của phỏng vấn là các câu hỏi - nhà tuyển dụng hỏi ứng viên là chủ yếu và ứng viên cũng sẽ có cơ hội đặt câu hỏi ngược lại. Nếu nhà tuyển dụng hỏi 10 câu, bạn chỉ trả lời tốt 1, 2 câu thì gần như không có cơ hội nào cho bạn - dù có lịch sự hay thể hiện sự khéo léo đến đâu.
Không biết nói gì, ấp úng, trả lời sai hoặc thiếu thuyết phục có nghĩa là trình độ, năng lực, kinh nghiệm của bạn không phù hợp. Nhà tuyển dụng đều "chấm điểm" cho mỗi ứng viên trong phỏng vấn, khi không trả lời được, bạn có điểm thấp hơn ứng viên khác và bị đánh trượt.

3.7. Quá căng thẳng, nói năng lộn xộn

Gần như 100% ứng viên tham gia phỏng vấn đều sẽ căng thẳng khi đối diện với nhà tuyển dụng, bạn có một chút áp lực cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, nếu bạn run lập cập, nói không rõ lời, trả lời lộn xộn khó nghe thì nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi là liệu bạn có đủ chuyên nghiệp, sức khỏe tinh thần để làm việc hay không? Hơn thế nữa, thực tế là đa số nhà tuyển dụng thích tuyển nhân viên tự tin, đáng tin cậy, tươi sáng.

3.8. Nói xấu công ty cũ/ sếp hoặc đồng nghiệp cũ

Thái độ gay gắt, kể tội, dùng những từ ngữ tiêu cực khi nói về công ty cũ, sếp hoặc đồng nghiệp cũ sẽ làm cho người phỏng vấn bạn phản cảm. Chưa nói đến độ chính xác của thông tin bạn chia sẻ ra sao nhưng việc bạn có cái nhìn như vậy với công ty cũ (dù thực tế có thể còn tệ hơn) thì nhà tuyển dụng cũng dè chừng và không muốn tuyển bạn.

3.9. Chê bai công ty đang phỏng vấn

Trường hợp dở khóc dở cười trong phỏng vấn là khi ứng viên lên tiếng chê bai công ty mình đang ứng tuyển, chẳng hạn như "Tôi thấy sản phẩm của công ty... và tôi tin rằng khi vào làm việc, tôi có thể thay đổi,...". Nếu bạn phạm phải lỗi này thì chắc chắn rằng bạn đã có một vé trượt phỏng vấn.
Ngoài những lý do "chắc chắn" sẽ trượt phỏng vấn ở trên, theo các chuyên viên nhân sự cao cấp tại JobOKO, một số lý do chủ quan khác xuất phát từ quan điểm và góc độ nhà tuyển dụng cũng ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn cuối cùng, cụ thể như:

3.10. Ứng viên thiếu định hướng, mục tiêu nghề nghiệp

Quan điểm của các nhà tuyển dụng cho rằng các ứng viên thiếu hoặc chưa có định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ rất dễ chán việc và rơi vào tâm lý "đứng núi này trông núi nọ". Chính điều này sẽ gây ra những khó khăn và tốn kém nhiều chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp, tổ chức.
Vì vậy, xu hướng chung của nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều sự quan tâm cho các ứng viên có mục tiêu sự nghiệp cụ thể, có cam kết gắn bó với công việc và công ty lâu dài.

3.11. Ứng viên thổi phồng bản thân

Việc PR kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc của bản thân trong buổi phỏng vấn là cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác và chiếm được thiện cảm cũng như sự hài lòng từ phía nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên nếu thổi phồng hay PR quá đà khả năng của bản thân sẽ tạo ra các hiệu ứng ngược lại. Bởi lẽ nhà tuyển dụng là người đã có nhiều kinh nghiệm và sẽ rất khó để bạn có thể "múa rìu qua mắt thợ". Hơn nữa mục đích của họ là tìm kiếm các ứng viên "phù hợp nhất" chứ không phải "hoàn hảo nhất".
Loi do dau khien ban truot phong van nhieu lan

Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện nếu ứng viên PR bản thân quá đà

3.12. Không biết cách "chào hàng"

Buổi phỏng vấn là cơ hội để các ứng viên thể hiện khả năng "chào hàng" và chinh phục nhà tuyển dụng. Vì thế không có lý gì khi bạn chào hàng bằng các thông tin quá "nghèo" giá trị hay các thông tin đã có sẵn trong CV xin việc mà đòi hỏi nhà tuyển dụng phải chọn mình mà không phải các ứng viên khác.

3.13. Kiến thức chuyên môn yếu

Tất nhiên với một số vị trí tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng, ứng viên trúng tuyển sẽ được đào tạo lại từ đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là ứng viên yếu các kiến thức chuyên môn sẽ được "chọn".
Dưới góc độ của nhà tuyển dụng, họ phải nhìn thấy ít nhất một "điểm sáng" nào đó từ các ứng viên để chắc chắn ứng viên đó có thể đảm nhận được công việc. Ngay cả kiến thức chuyên môn yếu kém thì ứng viên khó lòng có thể mà làm tốt được công việc được giao.

IV. Vượt qua khủng hoảng sau khi trượt phỏng vấn

Sau khi trượt phỏng vấn quá nhiều, dù là ai cũng sẽ buồn phiền, bực bội hoặc chán nản, mất định hướng. Tuy nhiên, nếu muốn vượt qua khủng hoảng và đi đúng hướng, bạn cần xốc lại tinh thần và bắt đầu lại bằng cách:

  • Giữ vững tinh thần, lạc quan: Hãy tự nhủ rằng, trên con đường thành công sự nghiệp, ai cũng có thể thất bại vào một thời điểm nào đó. Bạn đã phạm sai lầm và vẫn có thể khắc phục kịp thời. Với sự kiên định và thay đổi, bạn sẽ sớm có được việc tốt, lương cao và thực hiện được mục tiêu nghề nghiệp. Lạc quan, vui vẻ sẽ giúp bạn có động lực tiếp tục tìm việc.
  • Lên kế hoạch tìm việc rõ ràng hơn: Ngoài thời gian tìm việc bạn còn làm gì trong khoảng thời gian nghỉ ở nhà? Việc bạn cần làm là chủ động xây dựng một kế hoạch rõ ràng - tìm việc trong khoảng thời gian nào trong ngày, kênh tuyển dụng nào nhiều việc làm tốt, ngoài thời gian tìm việc có thể làm gì để giúp bản thân phát triển (học điều gì đó mới, làm thêm, rèn luyện sức khỏe thể chất,...).
  • Có chiến lược tìm việc, phỏng vấn: Bạn có thể "quy hoạch" lại chiến lược của mình để tối ưu hóa hiệu quả quy trình tìm việc và phỏng vấn thành công. Chẳng hạn, nộp hồ sơ vào công ty bạn thích nhưng khó trúng tuyển hay các công ty phù hợp ở hiện tại...
  • Rút ra bài học từ các cuộc phỏng vấn trước đó: Xác định lại phạm vi tìm việc dựa trên sở thích, năng lực và điều kiện của bản thân, đánh giá điểm tốt và chưa tốt của các cuộc phỏng vấn trước đó để hoàn thiện hơn từ quy trình chuẩn bị. Sau tất cả, bạn sẽ thấy tự tin hơn.

Loi do dau khien ban truot phong van nhieu lan

Cần làm gì sau khi trượt phỏng vấn?

V. Cách khắc phục lỗi khiến bạn trượt phỏng vấn

Những sai lầm trong phỏng vấn khiến bạn bị đánh trượt đều có thể khắc phục với những điều chỉnh chuẩn hơn, chuyên nghiệp hơn, bắt đầu từ lúc tìm việc.

5.1. Chỉ ứng tuyển việc làm phù hợp

Khác với những lầm tưởng rằng càng ứng tuyển nhiều, chúng ta càng có thêm cơ hội việc làm. Chính việc gửi rải CV tràn lan khiến bạn không có thời gian và tâm huyết để sàng lọc kỹ lưỡng, hiểu về công việc và công ty mình ứng tuyển cũng như có sự chuẩn bị, thể hiện ở trạng thái tốt nhất.
Do đó, một cách tuyệt vời để phỏng vấn tốt hơn và trúng tuyển việc làm bạn muốn là hãy thay đổi từ tư duy và cách tìm việc, chỉ ứng tuyển công việc thực sự phù hợp sau khi bạn đã đọc kỹ JD, đánh giá các tiêu chuẩn, yêu cầu, mức lương... Bằng cách giới hạn số lượng việc làm đã được chọn kỹ, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn.

5.2. Chuẩn bị sẵn sàng cho mọi cơ hội phỏng vấn

Tiếp theo đó, hãy chuyển sang bước kế tiếp là đầu tư cho quá trình chuẩn bị phỏng vấn. Bạn cần hiểu rằng, có những hình thức phỏng vấn khác nhau và giữa chúng sẽ có khác biệt nhất định - phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua video, phỏng vấn qua điện thoại - nhưng vẫn có những điểm chung mà bạn chắc chắn phải hiểu, chuẩn bị để sẵn sàng nhất.
Những điều bạn cần chuẩn bị trước phỏng vấn xin việc là:

  • Đọc kỹ JD: Gúp CV, thư xin việc và những gì bạn nói trong phỏng vấn bắt đúng trọng tâm các từ khóa - yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm, coi trọng ở ứng viên vị trí đó.
  • Dàn ý giới thiệu bản thân: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác (tùy trình độ và vị trí bạn ứng tuyển) cần được chuẩn bị từ trước. Bạn nên thực hành cả cách nói, ngữ điệu... vì gần như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ yêu cầu bạn tự giới thiệu.
  • Đọc, tìm kiếm thông tin về công ty: Qua website doanh nghiệp, trang mạng xã hội của họ, hình ảnh truyền thông (trên báo chí), sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, ghi nhớ sứ mệnh, hoạt động và mục tiêu của công ty.
  • Tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn và tập trả lời: Có những câu hỏi phỏng vấn chung hay gặp (hỏi về bản thân bạn, lương mong muốn, mục tiêu nghề nghiệp,...) và các câu hỏi chuyên ngành, tìm hiểu kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm, khả năng xử lý tình huống của bạn. Bằng việc tìm hiểu trước và tìm ra lời giải, bạn sẽ nâng cao tỷ lệ trả lời đúng và hợp lý, không nao núng khi nhà tuyển dụng đề cập tới.

Nền tảng kết nối nhân sự toàn diện JobOKO.com đã và đang cung cấp rất nhiều tiện ích cho người tìm việc, trong đó có các bộ câu hỏi phỏng vấn phân loại theo từng ngành nghề, vai trò khác nhau như Câu hỏi phỏng vấn kế toán, Câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân, Câu hỏi phỏng vấn giáo viên và gần như tất cả các công việc khác nữa. Bạn có thể tìm đọc để tham khảo vì câu hỏi do JobOKO chia sẻ có kèm gợi ý, hướng dẫn trả lời.

  • Xem trước địa chỉ công ty, cung đường di chuyển: Sắp xếp thời gian hợp lý và phương tiện di chuyển, tránh bị muộn.
  • Chuẩn bị trang phục sẽ mặc trong phỏng vấn: Hình dung về hình ảnh chuyên nghiệp nhất của mình trong phỏng vấn, bạn sẽ có thể "lên đồ" từ trước, cùng với các phụ kiện bạn cần. Đối với nữ giới, hãy mặc váy liền hoặc sơ mi với chân váy, hay quần tây với áo sơ mi cũng được, trang điểm nhẹ nhàng, có thể không cần phụ kiện như khuyên tai hay vòng tay, đơn giản nhưng thanh lịch. Với ứng viên nam, quần dài và áo sơ mi hoặc áo phông có cổ, màu sắc nhã nhặn, đi giày gọn gàng phù hợp với bộ đồ sẽ làm bạn chững chạc hơn. Không nhất thiết phải vuốt gel cho mái tóc quá kỹ nhưng ít nhất, bạn hãy đảm bảo rằng tóc sạch sẽ, gọn gàng không quá dài hay quá ngắn.

Loi do dau khien ban truot phong van nhieu lan

Chuẩn bị là bước quan trọng để buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao

5.3. Áp dụng các tiêu chí của một cuộc phỏng vấn chuẩn

Khi chính thức bước vào các cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, có một số tiêu chí đánh giá ứng viên nên biết để thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp nhất của mình:

  • Đến phỏng vấn đúng giờ.
  • Trang phục phỏng vấn đẹp, phù hợp. Mẹo nhỏ là sau khi đến nơi phỏng vấn, bạn có thể vào nhà vệ sinh để tút tát lại trước khi gặp nhà tuyển dụng.
  • Tươi tắn từ khi chào lễ tân, người hướng dẫn, nhà tuyển dụng.
  • Làm bài test nghiêm túc (nếu có).
  • Ngồi trả lời phỏng vấn ngay ngắn, thẳng lưng, không vắt chân hay rung đùi.
  • Không nhai kẹo cao su, ngậm kẹo,... khi nói.
  • Tự tin, thường xuyên mỉm cười trước những câu hỏi hay nhận định của nhà tuyển dụng.
  • Chăm chú lắng nghe, không ngắt lời, xen vào khi người phỏng vấn đang nói.
  • Trả lời đúng, đủ và khéo léo các câu hỏi phỏng vấn.
  • Chưa nghe rõ hoặc chưa hiểu rõ câu hỏi, hãy hỏi lại.
  • Khi cần thêm thời gian suy nghĩ và sắp xếp nội dung trả lời, hãy nói với nhà tuyển dụng.
  • Duy trì giao tiếp bằng mắt, có sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body languages).
  • Duy trì giọng nói, âm lượng nói vừa phải, đủ nghe, không lên giọng cuối câu hay làm các biểu cảm thái quá.
  • Không nói những điều tiêu cực về bản thân, công ty hay đồng nghiệp, sếp cũ.
  • Gắn các mục tiêu của bạn với mục tiêu của công ty.
  • Làm nổi bật điểm mạnh của bạn, thừa nhận có điểm yếu nhưng bạn đã và đang khắc phục thế nào.
  • Nhấn mạnh rằng bạn có thể đóng góp được gì cho công ty.
  • Đặt câu hỏi thích hợp khi có cơ hội.
  • Không quá vội vàng hay cứng nhắc khi nói về mức lương và chế độ.
  • Chào và cảm ơn nhà tuyển dụng khi phỏng vấn kết thúc.
  • Có thể soạn email cảm ơn nhà tuyển dụng và công ty đã trao cơ hội phỏng vấn cho bạn (trong vòng 24h sau).

Trượt phỏng vấn là điều không ai mong muốn và dù nguyên nhân là gì thì bạn cũng nên hoàn thiện kỹ năng tìm việc, phỏng vấn để cải thiện kết quả. Chuyên nghiệp từ những tiểu tiết, lưu ý nhỏ chắc chắn sẽ đảm bảo thành công cho bạn trên hành trình tìm việc.

tin mới

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

Bạn có biết làm thế nào để trả lời câu hỏi "Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?" một cách ấn tượng và đáp ứng đúng mong đợi của nhà tuyển dụng? Khám phá những mẹo hữu ích trong bài viết dưới đây để nắm vững cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn khó nhằn và tạo ấn tượng mạnh mẽ.

06/06/2024 21:00

Ứng phó với câu hỏi Bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Khi bạn bước vào buổi phỏng vấn, ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng có thể quyết định phần lớn kết quả cuối cùng. Hãy hình dung tình huống đó như một cơ hội vàng để thể hiện bản thân. Đừng để sự chuẩn bị sơ sài làm giảm đi cơ hội của bạn.

24/04/2024 14:30

​Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn: Làm thế nào để "đầu xuôi đuôi lọt"?

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Khi đối diện với câu hỏi "Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?", bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tương thích giữa mục tiêu nghề nghiệp và cơ hội mà công ty cung cấp. Trong bài viết, JobOKO sẽ chia sẻ cách để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà NTD nào cũng muốn nghe.

01/04/2024 11:18

Làm sao để đưa ra những lý do ứng tuyển thuyết phục mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn nghe?

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

Đôi khi có những tình huống khiến ứng viên không muốn tiếp nhận lời mời phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn hãy từ chối lời mời phỏng vấn một cách tế nhị, không gây ra bất kỳ hiểu lầm nào cho nhà tuyển dụng.

01/04/2024 08:30

Từ chối lời mời phỏng vấn thế nào để không "mất lòng" nhà tuyển dụng?

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

"Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?" là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi nhất. Vậy làm thế nào để trả lời "ăn đứt" các ứng viên khác? Bạn đọc lưu ý một số bí quyết JOBOKO chia sẻ trong bài viết nhé.

16/02/2023 06:45

​Cách trả lời câu hỏi "Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?"

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Để nắm bắt được cơ hội có được việc làm nhân viên QC, trước hết bạn cần vượt qua buổi phỏng vấn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên QC phổ biến cùng hướng dẫn trả lời chi tiết sẽ giúp ứng viên gia tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí này. Vì vậy, hãy tham khảo và áp dụng phù hợp với nhu cầu tìm việc làm của bản thân nhé.

07/02/2023 18:00

Kinh nghiệm trả lời câu hỏi trong phỏng vấn nhân viên QC

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

Mỗi nhà tuyển dụng có cách đặt câu hỏi và tiêu chí tuyển dụng nhân viên khác nhau nhưng với một vị trí, chẳng hạn như nhân viên digital marketing thì vẫn sẽ có những mối quan tâm chung về trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Việc chuẩn bị cách trả lời câu hỏi phỏng vấn digital marketing sẽ giúp bạn tự tin vượt qua buổi phỏng vấn.

30/01/2023 07:45

Bí quyết trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Digital Marketing

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Liệu bạn có biết, ngay cả khi đã kết thúc phỏng vấn, bạn vẫn có thể tiếp tục "hành động" để thúc đẩy ấn tượng tích cực của nhà tuyển dụng, điển hình là gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn.

27/01/2023 21:15

​Có nên gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn?

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

Hiện nay, một trong những hình thức phỏng vấn được sử dụng phổ biến là phỏng vấn nhóm, giữa một ứng viên và một nhóm người đại diện cho công ty. Đối với các buổi phỏng vấn nhóm, sự chuẩn bị chính là yếu tố giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng.

24/01/2023 10:30

Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp

Trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể tha hồ lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ,... Nếu bạn yêu thích trở thành kế toán tổng hợp thì việc nắm được các câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp dưới đây là điều cần thiết để dễ dàng trúng tuyển vào vị trí mong muốn.

21/01/2023 14:12

​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.