Những lỗi "chết người" mà nhà tuyển dụng hay mắc phải khi phỏng vấn ứng viên
MỤC LỤC:
1. Trễ giờ
2. Không chú ý
3. Mong đợi phi thực tế
4. Không nắm rõ vị trí tuyển dụng
5. Đặt câu hỏi "kỳ quặc"
6. Quá cứng nhắc
Những sai lầm nhà tuyển dụng cần tránh trong phỏng vấn
1. Trễ giờ
Đúng giờ trong buổi phỏng vấn là quy tắc đầu tiên cho các ứng viên nhưng người phỏng vấn lại thường để ứng viên đang lo lắng, hồi hộp đứng chờ ngoài hành lang trong khi họ trả lời thêm một vài email. Đừng bắt ứng viên của bạn phải chờ đợi vì những việc không lấy làm quan trọng lắm. Nếu xảy ra việc ngoài ý muốn hay bất khả kháng, mọi người sẽ thông cảm nhưng đừng biến trễ giờ thành thói quen.
Lúc nào cũng vậy, buổi phỏng vấn cần được bắt đầu đúng giờ để ứng viên thấy được sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng ngay từ những điều nhỏ nhất. Trễ giờ là lỗi mà không riêng các ứng viên, nhà tuyển dụng cũng cần tránh lỗi này, có như vậy quá trình phỏng vấn mới trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp, quá trình tương tác phỏng vấn sẽ đạt kết quả tốt và cao hơn.
Đọc thêm: 3 sai lầm không thể cứu vãn trong phỏng vấn xin việc
2. Không chú ý
Đúng, có thể danh sách công việc của bạn dài hàng trang và ngoài phỏng vấn ứng viên, bạn còn vô số nhiệm vụ khác. Thế nhưng, khi đã vào phòng phỏng vấn, đây là lúc bạn cần tập trung. Xem tài liệu hay check email là vô cùng khiếm nhã và có thể làm gián đoạn dòng suy nghĩ của ứng viên. Ngoài ra, điều này rất khó để bạn thấy những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng để chọn ra ứng viên thích hợp với tổ chức. Hãy tôn trọng ứng viên như cách họ làm với bạn.
3. Mong đợi phi thực tế
Một trong những sai lầm của nhà tuyển dụng là đưa vào tin tuyển dụng những yêu cầu không thực tế hoặc không cân đối giữa trách nhiệm và lương thưởng của vị trí đó. Người chịu chấp nhận mức lương đó thì không đủ khả năng đáp ứng, còn người có khả năng thì không hài lòng với mức lương đó. Có tiêu chuẩn là tốt nhưng bạn nên thực tế và cho mọi người cơ hội cũng như cho mình cơ hội lựa chọn trong số nhiều ứng viên hơn.
4. Không nắm rõ vị trí tuyển dụng
Nếu bạn không phải người trực tiếp viết mô tả công việc thì cũng nên biết những yêu cầu và trách nhiệm của vị trí đó được trình bày trong tin tuyển dụng. Quan trọng hơn, bạn phải nắm rõ vị trí đó yêu cầu những gì và một ứng viên như thế nào thì được đánh giá là thích hợp. Sự mơ hồ của bạn sẽ khiến bạn bỏ qua ứng viên sáng giá hoặc khiến các ứng viên nản lòng.
Bạn mong đợi ứng viên chuẩn bị và tìm hiểu về công ty như thế nào thì bạn cũng cần nắm rõ vị trí tuyển dụng như vậy. Không chỉ có các ứng viên nên cân nhắc khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, mà nhà tuyển dụng nên tránh những câu hỏi này trong phỏng vấn bởi không phải câu hỏi nào cũng có thể dành cho các ứng viên. Trước khi đặt câu hỏi, chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ càng.
Những lỗi sai xót trong quá trình phỏng vấn mà nhà tuyển dụng nên tránh
5. Đặt câu hỏi "kỳ quặc"
Nhìn chung, câu hỏi của bạn nên xoay quanh vị trí đang tuyển dụng và xác định ứng viên có thích hợp với công việc đó và công ty hay không. Nhưng câu hỏi "kỳ quặc" bao gồm câu không liên quan đến công việc, chẳng hạn như hỏi về kinh nghiệm teamwork với một quản lý hoặc nhân viên marketing thì hữu ích nhưng chẳng có ý nghĩa gì với nhân viên vận chuyển hay lái xe cả. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận khi hỏi về tính cách của ứng viên, nếu không khéo sẽ biến bạn thành người thiếu chuyên nghiệp.
6. Quá cứng nhắc
Tuy tuyển dụng là một công việc nghiêm túc nhưng bạn không phải quan tòa và ứng viên không phải đang ngồi trong phiên tòa. Mỉm cười và tỏ ra hài hước một cách duyên dáng, chừng mực sẽ giúp bạn xóa bỏ ngăn cách với ứng viên khi lần đầu trò chuyện. Ngoài ra, nếu bạn là ứng viên thì cũng đừng chỉ ngồi nghe và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn bởi điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Do đó, hãy hỏi những câu liên quan đến vị trí tuyển dụng cũng như những băn khoăn của bạn về công ty nhé.
Có thể thấy, để một cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ nhất có thể thì cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều phải nỗ lực và chú ý từ bước chuẩn bị đến khi tham gia vào quá trình. Mong rằng những chia sẻ trên đây của JOBOKO.com sẽ giúp bạn điều chỉnh kịp thời để tránh được các lỗi không đáng có trong phỏng vấn.
>> Để quá trình tìm việc đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ hết bạn đọc truy cập vào Joboko.com nhé.
>> Blog Joboko.com chia sẻ rất nhiều các kỹ năng phỏng vấn hay, các bạn ứng viên cùng tham khảo nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.