Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừaBệnh viện Đa khoa Phương Đông

Thu nhập: Thỏa thuận
Hình thức: Toàn thời gian
Ngày đăng: 11/07/2024
Hạn nộp: 11/08/2024

Vị trí công việc này hiện tại đã hết hạn nộp hồ sơ, bạn có thể tham khảo thêm một số công việc liên quan phía dưới

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn gây ra, với tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong lên tới 3%. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị kịp thời bệnh bạch hầu là gì? Làm cách nào để phòng tránh bạch hầu? Cùng Phương Đông tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh còn có thể xuất hiện ở da và các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.
Bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu - tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.
Bạch hầu có thể gây tử vong cho khoảng 3% người mắc bệnh. Ngay cả khi họ được điều trị, và tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ dưới 15 tuổi.
Phân loại bệnh bạch hầu như thế nào?
Bệnh bạch hầu là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có thể phân loại chủ yếu dựa trên các biến chứng và cơ chế lây nhiễm. Dưới đây là các phân loại chính của bệnh bạch hầu.
Bạch hầu cổ điển
Bệnh bạch hầu cổ điển là dạng phổ biến nhất của bệnh bạch hầu, ảnh hưởng đến toàn bộ vùng hô hấp trên, bao gồm mũi, cổ họng, amidan và thanh quản. Triệu chứng của bệnh bạch hầu cổ điển có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng trong cơ thể của bệnh nhân.
Bạch hầu họng, mũi
  • Bệnh bạch hầu ở họng và mũi khiến người bệnh mệt mỏi, ăn kém, cảm thấy đau họng do giả mạc dày và dai trắng ngà bám chắc vào amidan, có thể lan rộng và bao trùm cả vùng vòm họng.
  • Trong các trường hợp nặng, bệnh có thể gây hạch cổ và sưng nề vùng dưới hàm. Nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tái mặt, mạch nhanh, dần dần mất ý thức và hôn mê.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, thường chỉ trong vòng 6-10 ngày.
Bạch hầu thanh quản
  • Bệnh bạch hầu ở thanh quản thường có các giả mạc xuất hiện tại vùng thanh quản hoặc có thể lan xuống từ vòm họng. Bệnh có xu hướng tiến triển nhanh và đặc biệt rất nguy hiểm.
  • Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, giả mạc này có thể gây tắc đường thở, gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng.
Bạch hầu ác tính
  • Bệnh bạch hầu ác tính thường phát triển ở giai đoạn đầu của bệnh, thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bắt đầu.
  • Người bệnh thường sốt cao từ 39-40 độ C, đồng thời bị nhiễm trùng và nhiễm độc nặng. Lúc này giả mạc trắng ngà lan rộng và hạch cổ sưng to có thể làm biến dạng cổ, dẫn đến hình dạng cổ bạnh.
Bạch hầu ngoài ra
Bạch hầu ngoài ra là loại bạch hầu hiếm gặp nhất, có đặc điểm là phát ban da, xuất hiện vết loét hoặc mụn nước ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh bạch hầu da thường xuất hiện ở các Quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới hoặc những nơi có mật độ dân số cao, điều kiện sống thấp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch hầu
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria (họ Corynebacteriaceae) là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu. Vi khuẩn bạch hầu có 3 tuýp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn này có thể tiết ra các độc tố làm tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với vật dụng có chất bài tiết của bệnh nhân. Do đó bệnh có tốc độ lây lan nhanh; hơn thế nữa có thể xâm nhập qua vùng da tổn thương gây bệnh bạch hầu da.
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria là nguyên nhân chính gây bệnh bạch hầu.
Triệu chứng nhận biết của bệnh bạch hầu
Bệnh nhân mắc bạch hầu thường biểu hiện các triệu chứng đầu tiên sau 2-5 ngày nhiễm vi khuẩn. Tùy vào vị trí vi khuẩn lây nhiễm mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng bệnh bạch hầu dễ nhận biết:
Bạch hầu mũi trước
Sổ mũi, mũi chảy dịch nhầy có thể lẫn máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do khả năng độc tố thâm nhập vào máu là khá thấp.
Bạch hầu ở họng và amidan
Mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, chán ăn. Xuất hiện lớp giả mạc màu trắng xanh, dai, dính chắc vào amidan. Hoặc có thể bao phủ toàn bộ vùng hầu họng. Thể này khá nghiêm trọng bởi các độc tố có thể ngấm vào máu dẫn tới nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng sưng phù nề vùng dưới hàm, sưng hạch, cổ bạnh ra. Nặng hơn, bệnh nhân sẽ trở nên phờ phạc, xanh tái, hôn mê. Có thể tử vong trong vòng 10 ngày nếu không được điều trị.
Giả mạc màu trắng là biểu hiện bệnh bạch hầu.
Bạch hầu thanh quản
Sốt, khàn giọng, ho nhiều, có giả mạc tại thanh quản hoặc từ khu vực hầu họng lan xuống phía dưới, đây là những biểu hiện của bệnh bạch hầu thanh quản. Bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, giả mạc có thể gây bít tắc đường thở dẫn tới tử vong.
Vi khuẩn bạch hầu cutaneous diphtheria gây bệnh trên da
Bên cạnh vi khuẩn Corynebacterium diphtheria; còn có thêm loại vi khuẩn bạch hầu thứ hai là cutaneous diphtheria. Khá hiếm gặp và thường ở thể nhẹ, gây ảnh hưởng tới da với triệu chứng: Da đỏ, sưng, đau, lở loét được bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu. Và cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.
Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?
Trong vòng 6 tuần đầu kể từ khi nhiễm bệnh. Bệnh nhân có thể lây truyền bệnh cho những người xung quanh dù họ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì. Dưới đây là những đường lây phổ biến của bệnh bạch hầu:
Qua đường hô hấp (giọt bắn trong không khí)
Những người xung quanh có thể hít phải vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae khi bệnh nhân bạch hầu hắt hơi hoặc ho phát ra giọt bắn có chứa mầm bệnh. Đây chính là đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh bạch hầu. Giúp bệnh lây lan nhanh chóng và có thể tạo thành dịch trong thời gian ngắn.
Bệnh bạch hầu thường lây qua đường hô hấp.
Qua vật dụng chứa mầm bệnh
Việc sử dụng chung những đồ vật với những người nhiễm bệnh đều làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Đặc biệt khi tiếp xúc với những vật dụng có chất dịch của bệnh nhân. Như cốc, bát, đũa, thìa, giấy ăn...
Đồ gia dụng bị ô nhiễm
Lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình. Như đồ chơi, tay nắm cửa, khăn... khá hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể lây nhiễm thông qua các vết thương hở khi chạm vào vật dụng có chứa vi khuẩn.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất ở những đối tượng sau:
  • Người chưa tiêm phòng vắc xin bạch hầu (người lớn và trẻ nhỏ).
  • Những người sống chung với bệnh nhân mắc bạch hầu.
  • Người sống trong tập thể đông đúc, giữ vệ sinh kém.
  • Người đi qua, lưu trú tại khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bạch hầu là bệnh lây truyền nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy bệnh nhân cần được thăm khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ như: đau sưng họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, khó thở, sốt, ớn lạnh, xuất hiện giả mạc 2 bên thành họng với màu trắng ngà, xám đen, dai dính.
Chẩn đoán bạch hầu như thế nào?
Để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bạch hầu. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh bạch hầu nhanh và chính xác:
Xét nghiệm soi trực tiếp
Xét nghiệm soi trực tiếp là phương pháp chẩn đoán bạch hầu nhanh và chính xác.
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh bạch hầu. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy màng giả mạc hoặc chất dịch tại vùng hầu họng hoặc vùng đang bị tổn thương làm bệnh phẩm. Bệnh phẩm này có thể được nhuộm qua Albert hoặc Methylen để phát hiện cũng như theo dõi sự phát triển của vi khuẩn. Nếu kết quả cho thấy vi khuẩn tồn tại, bệnh nhân sẽ được kiểm tra kỹ hơn và điều trị theo phác đồ phù hợp với tiến triển bệnh.
Xét nghiệm sinh học phân tử
Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử (tên quốc tế là Real time PCR) được áp dụng khá phổ biến nhằm chẩn đoán bệnh bạch hầu. Tương tự với phương pháp xét nghiệm soi trực tiếp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy bệnh phẩm để xét nghiệm và phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn bạch hầu.
Bên cạnh 2 xét nghiệm trên, một số phương pháp khác có thể được áp dụng để chẩn đoán bệnh bạch hầu đó là: xét nghiệm nuôi cấy, phân lập, định danh.
Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu
Nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu đó là: phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân; sử dụng kháng độc đố bạch hầu và kháng sinh ngay để ngăn chặn biến chứng; theo dõi và xử lý kịp thời các biến chứng; chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ngay từ khi cso dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu.
Dưới đây là những phương pháp điều trị bạch hầu:
Kháng độc tố
Ngay khi nghi ngờ mắc bệnh, cần dùng ngay kháng độc tố bạch cầu. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ bệnh chứ không phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng. Cần test trong da để phòng ngừa dị ứng, sốc phản vệ...(có thể sử dụng phương pháp Besredka)
  • Bạch hầu hầu họng, thanh quản: 20.000 - 40.000 UI
  • Bạch hầu mũi họng: 40.000 - 60.000 UI
  • Bạch hầu ác tính: 80.000 - 100.000 UI
Đối với các bệnh nhân thể nặng, có thể truyền tĩnh mạch SAD. Pha toàn bộ SAD trong 250-500ml nước muối 0,9% truyền tĩnh mạch chậm trong 2-4 giờ. Trong quá trình truyền, cần theo dõi các dấu hiệu phản vệ và sẵn sàng cấp cứu nếu sốc phản vệ xảy ra.
Kháng sinh
Đối với trường hợp nghi ngờ cần tiêm bắp sâu Penicillin G: 50.000 - 100.000 đơn vị/kg/ngày chia 2 lần, tiêm bắp 10-14 ngày cho đến khi hết giả mạc.
  • Hoặc Erythromycin uống: trẻ em 30-50mg/kg/ngày; người lớn 500mg x 4 lần/ngày dùng 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.
  • Hoặc Azithromycin: trẻ em: 10-12 mg/kg/ngày, người lớn: 500mg/ngày x 14 ngày.
Hỗ trợ hô hấp
Không sử dụng liệu pháp oxy trừ khi có tắc nghẽn đường thở. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng, bứt rứt (khó thở thanh quản độ II) cần chỉ định mở khí quản.
Một số bệnh nhân mắc bạch hầu cần tới sự hỗ trợ hô hấp.
Điều trị hỗ trợ
  • Nếu trẻ sốt >39 độ C, mệt mỏi: dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau
  • Khuyến khích trẻ ăn uống, nghỉ ngơi
  • Trẻ gặp vấn đề ở hầu họng gây khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày
  • Hạn chế thăm khám và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi không thực sự cần thiết.
Theo dõi
Theo dõi bệnh nhân mỗi 3 giờ/lần và bác sĩ cần đánh giá tình trạng của trẻ 2 lần/ngày, đặc biệt là tình trạng hô hấp để phát hiện sớm được dấu hiệu tắc nghẽn đường thở.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh bạch hầu có thể đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy phòng ngừa bệnh là việc làm cực kỳ cần thiết đối với mỗi người
Tiêm phòng
Chủ động là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Hiện nay trẻ nhỏ từ 2 -24 tháng tuổi đều được tiêm phòng. Thông thường trẻ thường được tiêm mũi 3 trong 1 kết hợp bạch hầu - uốn ván - ho gà
Tiêm phòng chính là biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất.
Vắc-xin 3 trong 1 thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này: 2 tháng - 4 tháng - 6 tháng - 15 đến 18 tháng - 4 đến 6 tuổi
Vắc xin bạch hầu đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên khi tiêm có thể gây ra một số tác dụng phụ như trẻ quấy khóc, buồn ngủ, sốt nhẹ, đau tại vết tiêm...
Ngăn chặn dịch bệnh
Khi dịch bạch hầu bùng phát mạnh mẽ, việc xác định nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để chính là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan. Bên cạnh việc điều trị cho bệnh nhân, cần theo dõi chặt chẽ những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu chủ quan với vấn đề phòng chống dịch, dịch bạch hầu có thể bùng phát, lây lan nhanh chóng và rất khó có thể kiểm soát.
Bên cạnh đó, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách:
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh mũi họng hằng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bạch hầu.
  • Đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng.
  • Nếu nghi ngờ mắc bệnh cần thăm khám, khai báo sớm để được cách ly và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết trên đã giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh bạch hầu tuy có thể điều trị nhưng có khả năng để lại di chứng cho bệnh nhân. Vì vậy tiêm phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người. Bộ Y tế khuyến cáo trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh trong đó có bạch hầu. Người dân nếu có nhu cầu dự phòng bệnh bạch hầu cần lựa chọn địa chỉ uy tín như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông là nơi quy tụ đỗi ngũ y bác sĩ chuyên môn cao.
Trung tâm Tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Với đầy đủ các loại vắc xin phối hợp có thành phần kháng nguyên bạch hầu có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Vắc xin tại Phương Đông được nhập trực tiếp từ các nhà phân phối uy tín trong và ngoài nước với đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, đảm bảo bảo quản trong nhiệt độ từ 2- 8 độ C theo tiêu chuẩn của WHO Bộ Y tế Việt Nam. Các dụng cụ y tế đảm bảo tiệt trùng và hệ thống các khoa phòng được khử khuẩn thường xuyên. Các bác sĩ và kỹ thuật viên là những người tận tình, kỹ thuật tốt, thao tác nhẹ nhàng, am hiểu tâm lý trẻ, giúp trẻ quên đi nỗi sợ bệnh viện.
Các bé sẽ được khám sàng lọc miễn phí bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa trước tiêm. Sau tiêm, trẻ được theo dõi tại chỗ trong vòng 30 phút nhằm xử lý kịp thời nếu có tình huống bất ngờ xảy ra. Trước khi ra về, cha mẹ sẽ được các chuyên gia hướng dẫn cách theo dõi thân nhiệt, nhịp thử, vị trí vết tiêm của trẻ tại nhà trong vòng 24 -48 giờ sau tiêm để đảm bảo sức khỏe.
Để đặt lịch khám và nhận tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng gọi ngay hotline 19001806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Giới thiệu công ty

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông việc làm

Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Quy mô: Từ 101 - 500 nhân viên

Việc làm tương tự

Bác Sĩ Dự Phòng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HEPA PHƯỚC AN

Thương lượng
Bình Phước
13/11/2024

EMERGENCY DOCTOR (BÁC SĨ CẤP CỨU)

CÔNG TY TNHH QUICKVIETNAM

40 Tr - 45 Tr VND
Hồ Chí Minh
01/11/2024

Bác Sĩ Nha Khoa

CÔNG TY CỔ PHẦN TMDV NHA KHOA ADOR

Từ 25 đến 50 triệu
An Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang
25/11/2024

Bác Sĩ Nội Khoa

Công ty Cổ Phần Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn

Thương lượng
Hồ Chí Minh
17/10/2024

Emergency Doctor (Bác Sĩ Cấp Cứu)

CÔNG TY TNHH QUICKVIETNAM

40 - 45 triệu VNĐ
Hồ Chí Minh
14/10/2024

Bác Sĩ Chỉnh Hình Bệnh Viện Nam Khoa

Dose and Remedy

Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
26/10/2024

Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền Phòng Khám Tư

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH KIDO

10 - 13 triệu
Hà Nội, Hưng Yên
11/10/2024

Bác sĩ Nhi/ bác sĩ khám sàng lọc

Dapharco - CTCP Dược - Thiết bị Y tế Đà Nẵng

Thỏa thuận
Đà Nẵng
15/10/2024

[Quận 7] Bác Sĩ Thú Y

Công ty TNHH Cobi Pet

16 - 20 triệu VNĐ
Hồ Chí Minh
11/10/2024

Bác Sĩ Nội Soi (Cơ Hữu)

Công ty TNHH Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn

Đến 20 triệu VNĐ
Toàn Quốc
03/11/2024
Vị trí Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa do công ty Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tuyển dụng tại , Joboko tự động tổng hợp mức lương Thỏa thuận, tìm thêm việc làm về Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hoặc công ty Bệnh viện Đa khoa Phương Đông ở các link phía trên

Giới thiệu công ty

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông việc làm

Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Quy mô: Từ 101 - 500 nhân viên

JOB HOT

CÔNG TY TNHH SCBIO
8 triệu - 15 triệu VND + doanh số + thưởng + hỗ trợ
Hà Nội
CÔNG TY TNHH SCBIO
10.000.000 - 15.000.000 VND
Hà Nội
CÔNG TY TNHH SCBIO
Thỏa Thuận
Hà Nội
Công Ty Cổ Phần Liên Doanh Kangaroo Quốc Tế (Kangaroo Group)
Thỏa Thuận
Hà Nội
EMG EDUCATION
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
  • Hỗ trợ NTD:
  • 0962.107.888