Việc làm kỹ sư xây dựng (6.938 việc)
- Tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học liên quan đến kiến trúc, xây dựng
- Giám sát thi công các tổ đội công nhân, tổ chức nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng với Các tổ đội công nhân
- Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng các trường kỹ thuật chuyên ngành liên quan
- Nắm vững kiến thức cơ bản về xây dựng, kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng
- Tham gia vào quá trình thiết kế, lên bản vẽ thi công các công trình xây dựng theo yêu cầu của khách hàng
- Mô tả công việc Kỹ sư xây dựng:
- Yêu cầu Kỹ sư xây dựng:
- Chuyên ngành:Xây dựng dân dụng - công nghiệp
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Xây dựng
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng và quản lý dự án
- Tham gia thiết kế, lập dự toán và giám sát thi công các công trình xây dựng trong lĩnh vực sản xuất
- Chuyên ngành:Kỹ thuật xây dựng công trình hoặc xây dựng công trình ngầm
- Trình độ: TN Đại học trở lên (Ưu tiên ĐH Xây dựng hoặc Kiến trúc Hà Nội)
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành liên quan:Xây dựng, cầu đường, kiến trúc,
- Triển khai kỹ thuật, đảm bảo vật tư, thiết bị bảo quản cẩn thận và đầy đủ số lượng
- Trao đổi làm việc với các nhà thầu tại công trình, đảm bảo chất lượng thi công đúng với bản vẽ kỹ thuật đã triển khai
- Có kỹ năng làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực cao, nhiệt huyết và gắn bó với công việc
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng
- Kinh nghiệm tối thiểu 4 năm giám sát thi công xây dựng
- Chuyên ngành:Xây dựng dân dụng - công nghiệp
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Xây dựng
Xem tất cả: CÔNG TY CỔ PHẦN KIZUNA JV tuyển dụng việc làm
- Có kinh nghiệm làm ở vị trí kỹ sư xây dựng
- Bằng cử nhân chuyên ngành Kỹ sư xây dựng
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Xây dựng/Giao Thông
- Có kinh nghiệm trên 01 năm làm trong lĩnh vực xây dựng
- Quản lý kỹ thuật, tiến độ và chất lượng công trình
- Tốt nghiệp đại học trở lên, Có kinh nghiệm làm việc đúng chuyên ngành >2 năm.
- Đại học / Chuyên ngành kỹ sư xây dựng 01 năm kinh nghiệm trở lên Yêu cầu Autocad, Ms Office, Revit và các phần mềm thiết kế ứng dụng
- Hỗ trợ Chủ đầu tư sử dụng các thiết bị &kỹ thuật trong quá trình bàn giao & nghiệm thu
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Kỹ sư Hiện trường: Lập tiến độ tổng và chi tiết theo chỉ đạo của CHT
- Kỹ sư QS: Bóc tách khối lượng
- Tốt nghiệp đại học các ngành xây dựng -xây dựng cảnh quan
- Chịu được áp lực công việc, kỹ năng quản lý và tổ chức tốt
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Kỹ Sư Xây Dựng · Kỹ Sư Kinh Tế Xây Dựng · Kỹ Sư Giám Sát Xây Dựng · kỹ sư dự toán xây dựng · kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Với những yêu cầu, đặc trưng công việc riêng mà kỹ sư xây dựng chỉ phù hợp với những đối tượng nhất định. Khi có ý định tìm kiếm việc làm lĩnh vực này, bạn hãy cân nhắc kỹ để xem mình có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc không. Điều này giúp người tìm việc tránh lãng phí thời gian và công sức vào những công việc không phù hợp. Dưới đây là những thông tin về việc làm kỹ sư xây dựng bạn cần biết.
MỤC LỤC:
I. Tổng quan công việc kỹ sư xây dựng
II. Mức lương kỹ sư xây dựng hiện nay
III. Kỹ năng cần có của một kỹ sư xây dựng
IV. Các vị trí việc làm kỹ sư xây dựng
V. Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng
VI. Kỹ sư xây dựng làm việc trong môi trường như thế nào?
VII. Sự khác biệt giữa kỹ sư xây dựng và kỹ sư dân dụng
Tìm hiểu về công việc kỹ sư xây dựng
I. Tổng quan công việc kỹ sư xây dựng
1. Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là người phụ trách thiết kế, giám sát tiến độ thi công và quản lý các dự án xây dựng như đường, tòa nhà, đường hầm, cầu và nhiều dự án khác. Ngoài ra, nhiều kỹ sư xây dựng cũng tham gia công nghiên cứu và đào tạo các nhân viên khác.2. Mô tả công việc
Trong quá trình làm việc, kỹ sư xây dựng cần phải đảm nhiệm một số nhiệm vụ như:- Lên ý tưởng thiết kế, vẽ bản vẽ theo các thông số kỹ thuật.
- Tính toán kết cấu, vật liệu và ước tính chi phí nguyên vật liệu, nhân công,...
- Tư vấn, đánh giá rủi ro của công trình và gợi ý giải pháp khắc phục.
- Liên lạc với bên thi công, giám sát tiến độ xây dựng công trình.
- Quản lý ngân sách thi công công trình.
3. Yêu cầu công việc
Để trở thành kỹ sư xây dựng, bạn cần:- Có bằng cử nhân chuyên ngành Xây dựng.
- Có kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng.
- Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế đồ họa như: AutoCAD, Civil 3D, AutoDesk...
- Nhạy bén với tính toán.
Để hiểu rõ hơn về công việc kỹ sư xây dựng làm những gì, chi tiết ra sao thì các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về công việc kỹ sư xây dựng. Bài viết tổng hợp tất cả những việc làm của kỹ sư đồng thời hỗ trợ cho các bạn tìm hiểu rõ ràng hơn vể công việc và đưa ra những đánh giá, nhận xét và lựa chọn cho mình việc làm hiệu quả nhất.
II. Mức lương kỹ sư xây dựng hiện nay
Theo khảo sát tại Việt Nam, mức lương của kỹ sư xây dựng như sau:- Với kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm là 5-6 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư có kinh nghiệm 3 - 5 năm thì mức lương là 8-12 triệu đồng/tháng.
- Kỹ sư có kinh nghiệm trên 5 năm, quản lý, chỉ huy trưởng thì mức lương từ 15 triệu đồng trở lên.
III. Kỹ năng cần có của một kỹ sư xây dựng
1. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ sư xây dựng phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò và họ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ các thiết kế của mình, đảm bảo công trình tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Vì vậy, họ cần phải có kỹ năng tốt để lãnh đạo những người mà họ sẽ làm cùng như nhân viên giám sát, kỹ thuật viên, nhà thầu, kiến trúc sư, quy hoạch đô thị, công nhân... và rất nhiều người khác. Nếu biết chỉ đạo mọi việc, kỹ sư xây dựng sẽ đáp ứng được đúng tiến độ công trình, tránh gây lãng phí tiền của. Các bạn cùng tìm hiểu thêm Kỹ năng lãnh đạo để nâng cao trình độ và khả năng lãnh đạo của bản thân và đáp ứng cho nhu cầu công việc dễ dàng hơn.2. Kỹ năng tư duy phê phán
Trong quá trình làm việc, kỹ sư xây dựng sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề phức tạp và vì vậy họ cần phải xác định được cách để xử lý vấn đề và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó. Và để làm được điều này thì kỹ sư xây dựng cần có khả năng suy luận theo hướng quy nạp hoặc diễn giải, tức là áp dụng quy tắc chung vào một vấn đề cụ thể và ngược lại. Nếu bạn chưa hiểu rõ về kỹ năng tư duy sáng tạo thì hoàn toàn có thể tham khảo bài viết này và ứng dụng cho nhu cầu công việc dễ dàng và hiệu quả nhất.3. Kỹ năng hình dung
Kỹ năng hình dung xem công trình sẽ như thế nào khi hoàn thiện và cách kết hợp các kết cấu để tạo nên công trình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà kỹ sư xây dựng cần có. Kỹ sư xây dựng cũng cần phải linh hoạt và năng động trong việc xác định và giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở lên nghiêm trọng. Do có quá nhiều bộ phận cấu thành cho các dự án quy mô lớn, các kỹ sư xây dựng phải có khả năng hình dung mọi thứ thay đổi như thế nào khi một kết cấu nào đó gặp vấn đề.4. Kỹ năng giao tiếp
Do phải giao tiếp với rất nhiều người có trình độ và chuyên môn khác mình trong quá trình làm việc nên kỹ sư xây dựng cần phải biết cách giao tiếp. Hãy chú ý lắng nghe để nắm bắt được ý kiến của mỗi người để có thêm được ý tưởng cho công việc của mình và hãy truyền đạt ý kiến của mình một cách dễ hiểu nhất để mọi người có thể tiếp thu được. Hãy cùng tham khảo Kỹ năng giao tiếp cụ thể để học tập và nâng cao trình độ của bản thân đáp ứng được mọi yêu cầu công việc.5. Kỹ năng kỹ thuật
Một kỹ sư xây dựng giỏi nên là người học giỏi Toán và Vật lý để xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Ví dụ nếu xây dựng cầu thì kỹ sư xây dựng phải ước tính chính xác cây cầu có thể chịu được trọng lượng tối đa là bao nhiêu. Kỹ sư xây dựng cũng cần phải có kỹ năng thiết kế và làm việc với bản đồ, bản vẽ và mô hình, cũng như phần mềm CAD. Họ cần có khả năng dự đoán các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai và tìm giải pháp cho chúng.6. Kỹ năng quản lý dự án
Các kỹ sư dân sự phải có khả năng đánh giá công việc của những người khác trong dự án, đảm bảo tuân thủ luật pháp, quy định và tiêu chuẩn hiện hành. Kỹ sư xây dựng là những người duy nhất có thẩm quyền ký các kế hoạch cho các dự án cơ sở hạ tầng. Thành hay bại phụ thuộc rất nhiều vào việc kỹ sư xây dựng có thể ước tính chính xác chi phí, tài nguyên và vật liệu cũng như thời gian cần thiết để hoàn thành của dự án hay không. Thực tế đối với dân xây dựng thì chắc chắn việc quản lý dự án và theo sát các dự án là điều rất cần thiết, vậy kỹ năng quản lý dự án cần thể hiện như thế nào các bạn cùng tìm hiểu cụ thể hơn.IV. Các vị trí việc làm kỹ sư xây dựng
Có một số vị trí việc làm kỹ sư xây dựng khác nhau với các yêu cầu và trách nhiệm cụ thể khác nhau. Tùy vào thế mạnh và định hướng của mình mà bạn có thể chọn ứng tuyển vào vị trí phù hợp nhất. Những vị trí việc làm kỹ sư xây dựng phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Kỹ sư xây dựng công trình.
- Kỹ sư xây dựng cầu đường.
- Kỹ sư xây dựng công trình biển.
- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông.
- Kỹ sư xây dựng công trình thủy.
Đọc thêm: Ngành xây dựng được dự đoán tăng mạnh nhu cầu nhân lực trong tương lai
V. Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng
Là một kỹ sư xây dựng có trình độ, bạn có thể tìm việc làm trong nhiều lĩnh vực trên khắp các vùng miền trên cả nước. Bạn sẽ phụ trách kỹ thuật xây dựng của các tòa nhà và công trình lớn thuộc mọi loại, cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc. Các vị trí tuyển kỹ sư xây dựng luôn rất đa dạng với nhiều nhà thầu và đơn vị tư vấn, công ty và tập đoàn bất động sản, v.v.
Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn có cơ hội làm việc cho nhiều tổ chức nhà nước, cơ quan chính phủ như các công trình công cộng, bảo vệ môi trường hay chuẩn bị hồ sơ mời thầu. Nếu có khả năng ngoại ngữ tốt, đi làm việc tại nước ngoài cũng là một trong số các lựa chọn nghề nghiệp của bạn.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra trên khắp mọi miền, đòi hỏi nhu cầu số lượng lớn các kỹ sư xây dựng để thiết kế, giám sát và đảm bảo chất lượng cho các công trình, cơ sở hạ tầng. Có rất nhiều cơ hội việc làm đang chờ đợi bạn, miễn là bạn hoàn thành chương trình học và có bằng cấp chuyên nghiệp thì bạn có nhiều lựa chọn để ứng tuyển làm kỹ sư xây dựng ở bất cứ đâu.
VI. Kỹ sư xây dựng làm việc trong môi trường như thế nào?
Kỹ sư xây dựng vừa làm việc tại văn phòng và vừa phụ trách giám sát tại các công trình. Tuy nhiên, nhìn chung thì đa số thời gian kỹ sư xây dựng sẽ đi công tác, những bản thiết kế hay báo cáo, giấy tờ cũng thường được xử lý ở những "văn phòng" là lán hoặc khu nhà tạm thiết kế bên trong các khu vực thi công. Nói cách khác, môi trường làm việc của kỹ sư xây dựng khá vất vả và do đó, bạn cần phải có sức khỏe tốt để theo nghề này.
Bên cạnh đó, vì áp lực công việc của kỹ sư xây dựng khá lớn, các vấn đề liên quan đến ngân sách, thời hạn thi công và những khoảng thời dài bôn ba, thường xuyên xa nhà trong năm có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn. Nhiều kỹ sư xây dựng có thói quen thức khuya hoặc hút thuốc lá - đều là những thói quen không tốt cho sức khỏe.
Nhìn chung thì môi trường làm việc của kỹ sư xây dựng không phải lý tưởng nhưng bù lại bạn sẽ thường được chủ động trong công việc và tự quản lý thời gian, miễn sao tiến độ không bị ảnh hưởng thì bạn sẽ khá tự do.
Cơ hội và thách thức của việc làm kỹ sư xây dựng
VII. Sự khác biệt giữa kỹ sư xây dựng và kỹ sư dân dụng
Kỹ sư xây dựng (Construction Engineer) và kỹ sư dân dụng (Civil Engineer) là 2 vai trò dễ bị đánh đồng với nhau vì cả 2 đều liên quan tới ngành xây dựng. Tuy nhiên, 2 nghề nghiệp này có những sự khác biệt nhất định và bạn cần phải hiểu đúng bản chất để tránh nhầm lẫn.
Kỹ sư xây dựng và kỹ sư dân dụng đều được coi là các ngành khác nhau của khối kỹ thuật. Các ứng viên là những người đã hoàn thành chương trình đào tạo chính quy, sau đó bắt đầu sự nghiệp trong một lĩnh vực quan trọng và có sẵn nhiều cơ hội việc làm. Về cơ bản thì công việc chủ yếu của kỹ sư dân dụng là lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện một dự án cụ thể theo nhu cầu của khách hàng trong khi kỹ sư xây dựng chủ yếu tập trung vào các giải pháp xây dwungj và quy trình thi công.
Sự khác biệt chính giữa kỹ sư xây dựng và kỹ sư dân dụng:
- Kỹ sư dân dụng thiên về thiết kế trong khi kỹ sư xây dựng thiên về thực thi.
- Chương trình học và chương trình giảng dạy của hai ngành kỹ thuật này có phần giống nhau và đôi khi được sử dụng trong cùng một ngữ cảnh. Một người cần phải có tài năng thực sự để thành công trong sự nghiệp kỹ sư xây dựng và kỹ sư dân dụng. Một số trường đại học cung cấp khóa học kỹ sư xây dựng như một phần của ngành đào tạo kỹ sư dân dụng.
Công việc kỹ sư xây dựng có nhiều điểm hấp dẫn như nhiều cơ hội việc làm, lương cao và chế độ đãi ngộ tốt, được làm việc trong những dự án sáng tạo và đặc biệt là có các đóng góp tích cực cho cộng động và góp phần tạo ra công trình to đẹp, ý nghĩa. Nếu bạn thấy hứng thú và muốn tìm việc làm kỹ sư xây dựng, hãy bắt đầu bằng cách theo học các trường, ngành học phù hợp và bắt tay vào các dự án thực tế ngay hôm nay.
Bên cạnh việc tìm hiểu các kỹ năng và yêu cầu công việc thì bạn cũng không nên bỏ lỡ cách tạo CV xin việc kỹ sư xây dựng chuẩn. Một bản CV xin việc bắt mắt sẽ giúp ứng viên được nhà tuyển dụng đánh giá cao và gia tăng cơ hội trúng tuyển.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.