Việc làm kỹ sư thiết kế (9.373 việc)
- Triển khai Thiết kế bản vẽ shopdrawing theo concept và 3D được duyệt
- Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng Thiết kế
- Tham gia lập, kiểm duyệt và thiết kế các kế hoạch thi công
- Chính vì vậy, chúng tôi cần tìm kiếm những kỹ sư trẻ, nhiệt huyết, yêu nghề và có định hướng phát triển sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực này
- Trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại
- Có kỹ năng chuẩn đoán, hiệu chuẩn, sửa chữa các thiết bị đo và điều khiển
- Kỹ thuật viên /Kỹ sư
- Lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, sử dụng phần mềm AutoCAD, Revit MEP, Dialux hoặc các phần mềm chuyên ngành khác
- Thiết kế hệ thống Điện trong công trình, bao gồm:
- Tính toán, thiết kế khuôn ép và xuất bản vẽ cho bộ phận gia công
- Kiểm soát việc điều chỉnh thiết kế trong quá trình gia công
- Kiểm soát, rà soát và chuẩn hóa hồ sơ thiết kế MEP (HVAC, PCCC) phục
- Thiết kế Hệ thống cơ điện, Hệ thống điều hòa thông gió cho các công trình dân dụng và công nghiệp
- Thực hiện công tác chuẩn bị thi công, triển khai thi công phần vỏ tàu khi nhận được kế hoạch từ phòng kỹ thuật
- Tốt nghiệp Cao đằng, Đại học chuyên ngành thiết kế và đóng tàu
Xem tất cả: Việc làm tại Hồ Chí Minh
- Tiếp nhận hồ sơ thiết kế/ hồ sơ mời thầu từ bên A, làm rõ các yêu cầu kỹ thuật, tiến độ, chất lượng
- Kỹ năng công việc - Phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch: khá
- Tư vấn xử lý kỹ thuật cho kỹ sư công trường theo bản vẽ thiết kế thi công
- Bóc tách khối lượng theo bản vẽ thiết kế được Ban lãnh đạo hoặc CĐT phê duyệt
- 2) Triển khai bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công hệ thống điện (điện điều khiển, điện động lực)
- 3) Tính toán khối lượng thiết bị, vật tư chi tiết theo bản vẽ thiết kế
- Có khả năng Vẽ, Tư duy thiết kế các Thiết bị, Chi tiết Cơ khí
- Lên phương án vẽ lại, thiết kế, tư vấn cung cấp thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của nhà máy
- Thiết kế bản vẽ chi tiết phục vụ việc nội địa hóa sản phẩm
- Kỹ thuật viên /Kỹ sư
- Khảo sát, thiết kế các dự án điện mặt trời áp mái
- Lên bản vẽ thiết kế sơ bộ, bản vẽ thiết kế thi công cho các dự án cụ thể
- Kiểm tra, tối ưu các giải pháp thiết kế cơ điện của nhà thầu tư vấn
- Đề xuất các giải pháp thiết kế cơ điện nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí cho CĐT
- Tính toán, thiết kế hệ thống PCCC, điều hòa không khí, hút khói theo tiêu chuẩn hiện hành
- Có kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt về hệ thống PCCC, kinh nghiệm từ 05 năm trở lên
Xem tất cả: Công Ty TNHH Kiturami Doum tuyển dụng việc làm
- Thiết kế bản vẽ điện, layout tủ điện điều khiển
- Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai thực tế theo tiến độ
- Triển khai bản vẽ thiết kế shopdrawings
- Có kinh nghiệm >2 năm về thiết kế
- Thiết kế, lập trình và triển khai lắp đặt các hệ thống
- Thiết kế, đấu nối các loại tủ điện điều khiển
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật
- Hỗ trợ kỹ thuật trước bán hàng
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Kỹ Sư Thiết Kế · Kỹ Sư Thiết Kế Điện · Kỹ Sư Thiết Kế Cơ Khí · kỹ sư tư vấn thiết kế · KỸ SƯ THIẾT KẾ KẾT CẤU
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Nghề Kỹ sư thiết kế cơ hội việc làm ra sao? Yêu cầu bằng cấp, kỹ năng gì?
Kỹ sư thiết kế là một nghề hấp dẫn, phù hợp với người có đầu óc sáng tạo và đam mê công nghệ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể trở thành kỹ sư thiết kế. Các bạn hãy cùng JobOKO tìm hiểu Kỹ sư thiết kế là làm gì? yêu cầu bằng cấp ra sao nhé.
MỤC LỤC:
I. Kỹ sư thiết kế là làm gì? Công việc của Kỹ sư thiết kế
II. Kỹ sư thiết kế có thể làm việc ở đâu?
III. Kỹ sư thiết kế cần bằng cấp gì?
IV. Mức lương của Kỹ sư thiết kế là bao nhiêu?
V. Kỹ sư thiết kế cần phẩm chất và kỹ năng gì?
VI. Cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của Kỹ sư thiết kế
VII. Các trường đào tạo Kỹ sư thiết kế
Những điều cần biết về việc làm kỹ sư thiết kế
I. Mô tả công việc của Kỹ sư thiết kế
Kỹ sư thiết kế (Design Engineer) nghiên cứu và phát triển ý tưởng cho các sản phẩm mới cũng như hệ thống được sử dụng để tạo ra chúng. Kỹ sư thiết kế cũng là người sửa đổi các sản phẩm hoặc quy trình hiện có để tăng hiệu quả công việc và cải thiện hiệu suất. Họ làm việc để tạo ra hầu hết các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, có thể sản xuất trên quy mô lớn như điện thoại và thiết bị y tế, động cơ xe hơi, v.v.
Các Kỹ sư thiết kế không chỉ quan tâm đến việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm đẹp mắt, dễ sử dụng và an toàn mà họ còn đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất với chi phí và tính ứng dụng cao. Có nhiều kiểu Kỹ sư thiết kế có hướng chuyên môn khác nhau như trong kỹ thuật hóa học, công trình dân dụng, kỹ thuật điện, kỹ thuật thiết kế công nghiệp và nhiều vai trò cụ thể khác.
Công việc của Kỹ sư thiết kế ở các lĩnh vực cụ thể khác nhau sẽ có những khác biệt nhất định nhưng vẫn có các nhiệm vụ chung là:
- Nghiên cứu mô tả sản phẩm và tìm kiếm ý tưởng thiết kế.
- Suy nghĩ về các giải pháp thiết kế khả thi.
- Đánh giá tất cả các phương diện của thiết kế như tính thẩm mĩ, tính mới, yêu cầu vật liệu và hiệu quả về chi phí.
- Đánh giá khả năng sử dụng, ứng dụng thực tiễn, tác động đối với môi trường và tính an toàn của thiết kế.
- Sử dụng Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD) và phần mềm kỹ thuật hỗ trợ máy tính (CAE) để tạo nguyên mẫu cho thiết kế.
- Thu thập và phân tích dữ liệu từ các thử nghiệm trên nguyên mẫu.
- Sửa đổi thiết kế và kiểm tra để chắc chắn không còn lỗi.
- Viết báo cáo tiến độ thường xuyên và trình bày cho quản lý dự án hoặc khách hàng.
Nhiệm vụ của kỹ sư thiết kế hằng ngày là làm gì?
II. Kỹ sư thiết kế có thể làm việc ở đâu?
Môi trường làm việc của Kỹ sư thiết kế thường rất đa dạng, từ các công ty blue chip đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong cả khu vực tư nhân và nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực như kỹ thuật thiết kế sản phẩm và công nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự kinh doanh, mở studio khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm. Kỹ sư thiết kế có thể làm việc tại:
- Ngành công nghiệp hàng không và ô tô.
- Khoa học máy tính và phát triển phần mềm.
- Dịch vụ xây dựng.
- Tư vấn thiết kế và kỹ thuật.
- Tiện ích năng lượng, bao gồm cả hạt nhân.
- Các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, bệnh viện và cơ sở giáo dục.
- Các nhà sản xuất và bán lẻ sản phẩm công nghiệp.
- Kỹ thuật y khoa.
- Công nghiệp chế biến, bao gồm dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
- Ngành công nghiệp dầu khí, hóa dầu.
- Ngành vận tải và đường cao tốc, v.v.
III. Kỹ sư thiết kế cần bằng cấp gì?
Bằng cấp từ cử nhân trở lên là yêu cầu bắt buộc đối với một Kỹ sư thiết kế, tốt nhất là bạn phải tốt nghiệp các chuyên ngành như Thiết kế công nghiệp (Thiết kế sản phẩm), kỹ thuật điện tử, kỹ thuật cơ khí và thiết kế đồ họa, v.v. Cũng có nhiều người chuyển từ ngành học khác sang thì sẽ phải học các khóa đào tạo để lấy chứng chỉ về thiết kế.
Trình độ chuyên môn đảm bảo bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản của thiết kế công nghiệp, biết sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ để trực quan hóa ý tưởng và tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn nguyên vật liệu, tính toán giá thành, v.v. So với bằng cấp chuyên môn thì kinh nghiệm làm việc của một Kỹ sư thiết kế cũng quan trọng không kém.
Khi tuyển Kỹ sư thiết kế, nhà tuyển dụng thường thích ứng viên đã từng tham gia các dự án thiết kế lớn hoặc hoàn thành độc lập những thiết kế sáng tạo, cho thấy phong cách riêng và cách tư duy độc đáo. Công việc của Kỹ sư thiết kế không phải nghệ thuật thuần túy mà liên quan mật thiết tới tính ứng dụng, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nên chỉ khi có kinh nghiệm làm việc thực tế bạn mới có thể kết hợp tốt hơn các tiêu chí quan trọng trong thiết kế sản phẩm.
Yêu cầu về bằng cấp của kỹ sư thiết kế
IV. Mức lương của Kỹ sư thiết kế là bao nhiêu?
Lương khởi điểm của Kỹ sư thiết kế là từ 4 triệu/tháng - thường dành cho những Kỹ sư thiết kế tập sự hoặc làm bán thời gian. Mức lương phổ biến nhất của Kỹ sư thiết kế là từ 8 - 10 triệu/tháng, có thể cao hơn là từ 12 - 15 triệu/tháng với những người có trình độ và kinh nghiệm từ 2 hoặc 3 năm trở lên, mức lương cao nhất sẽ lên tới khoảng 45 triệu/tháng.
Kỹ sư thiết kế thường không làm việc một mình mà phối hợp với đồng nghiệp trong các dự án lớn vì đa phần là thiết kế công nghiệp, do vậy, mức lương như trên là khá cao. Đặc biệt, lương không phải toàn bộ thu nhập của Kỹ sư thiết kế. Bạn có thể nhận thêm công việc, dự án thiết kế ngoài miễn không ảnh hưởng tới công việc chính. Thu nhập từ các khoản làm thêm có thể rất đáng kể, nhất là bạn có thể linh hoạt, chủ động sắp xếp.
V. Kỹ sư thiết kế cần phẩm chất và kỹ năng gì?
1. Toán học và kỹ năng Công nghệ thông tin (CNTT)
Có thể bạn đang thắc mắc tại sao Kỹ sư thiết kế lại cần có kỹ năng Toán học và CNTT. Trên thực tế đây được xem như kỹ năng nền tảng, quan trọng bậc nhất với một Kỹ sư thiết kế. Toán học, đặc biệt là hình học giúp bạn thiết kế, tính toán chính xác các thông số, nguyên vật liệu và các thông tin khác cho toàn bộ dự án.
Trong khi đó, kỹ năng sử dụng máy tính sẽ là công cụ để bạn thành thạo các phần mềm thiết kế, CAD để bắt tay vào thiết kế, hoàn thành sản phẩm. Ngày nay, Kỹ sư thiết kế có thể vẽ tay không được đẹp nhưng thiết kế bằng phần mềm thì nhất định phải xuất sắc.
Đọc thêm: Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu công việc
2. Sáng tạo và có phong cách thiết kế riêng
Sự khác biệt giữa một Kỹ sư thiết kế và những người làm các công việc khác là khả năng sáng tạo và có thể trực quan hóa ý tưởng thành thiết kế và sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình làm việc, Kỹ sư thiết kế sẽ phát hiện những vấn đề, khác biệt giữa thiết kế với sản phẩm mẫu và sửa đổi làm sao cho hoàn hảo nhất. Nói cách khác, sự sáng tạo của Kỹ sư thiết kế phải ở mức đủ độc đáo nhưng cũng phải phù hợp với xu hướng đại chúng, để người ta hiểu được về sản phẩm.
Mỗi nhà thiết kế đều cần có phong cách riêng, không phải kiểu giống người này một chút, giống người kia một chút mà là sự riêng biệt không trùng lặp. Kỹ sư thiết kế về bản chất là một nhà thiết kế nhưng vì chủ yếu làm việc để thiết kế cho các sản phẩm công nghiệp nên bạn phải làm sao dung hợp cả phong cách của mình và các yêu cầu cụ thể, chi tiết của công ty hoặc khách hàng. Nói cách khác, hình ảnh bạn tạo ra cần phải dựa theo và đồng bộ với ý tưởng truyền thông, quảng cáo của bộ phận sản xuất, marketing.
Tố chất, kỹ năng cần có của kỹ sư thiết kế
3. Nhận thức về thị giác và không gian tốt
Với Kỹ sư thiết kế thì sự nhạy cảm với màu sắc và bố cục sẽ quyết định hiệu quả công việc. Nhận thức thị giác, không gian tốt cho phép bạn hình dung tốt hơn về sản phẩm thiết kế ngay cả khi nó chưa được vẽ ra. Nhiều người có thể coi đây là năng khiếu nghệ thuật trời sinh nhưng thực chất kỹ năng này có thể rèn luyện được. Càng thiết kế nhiều bạn sẽ càng dễ tìm thấy cảm giác về màu sắc, bố cục và điều chỉnh theo hướng hợp lý nhất, thẩm mĩ nhất.
4. Sự chú ý đến chi tiết
Công việc thiết kế có áp lực nhưng cũng rất chủ động. Khi làm nghề này, có lúc bạn sẽ mất cả ngày ngồi mà không vẽ được gì trong khi có thời điểm ý tưởng lại đến rất nhanh và bạn có thể bắt tay vào thực hiện ngay lập tức. Dù là như thế nào thì bạn mỗi Kỹ sư thiết kế cũng sẽ dành rất nhiều thời gian để phác thảo và hoàn thiện thiết kế của mình. Đôi khi, thay đổi nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, có thể là nổi bật, xuất sắc hoặc trở nên tệ đi. Kỹ sư thiết kế cần làm việc cẩn thận, không xuề xòa với bất kỳ chi tiết nào mà không ngừng thử nghiệp để có lựa chọn hoàn hảo nhất.
5. Giải quyết vấn đề
Một kỹ năng khác cũng quan trọng không kém với Kỹ sư thiết kế là giải quyết vấn đề. Bạn không hoàn thành thiết kế một mình, hoàn toàn theo ý bạn mà phải lắng nghe ý kiến, sửa đổi, điều chỉnh theo ý của những người khác, của sếp hoặc bộ phận khác nữa. Có nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi bàn bạc thay đổi thiết kế hoặc chế tạo mẫu từ thiết kế trên giấy. Kỹ sư thiết kế nên là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề và đề xuất biện pháp giải quyết để hạn chế sai sót và thất thoát, nhất là với những dự án có thời hạn gấp gáp.
6. Kỹ năng quản lý dự án
Các dự án thiết kế công nghiệp thường có quy mô lớn và đôi khi có thể kéo dài với sự tham gia của nhiều người. Kỹ sư thiết kế cần biết phân chia công việc hợp lý, thực hiện theo thứ tự ưu tiên, theo dõi sát sao các bước và hoàn thiện sau cùng. Kỹ năng quản lý dự án của Kỹ sư thiết kế cũng bao gồm cả kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm, hợp tác hiệu quả.
VI. Cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của Kỹ sư thiết kế
Có Kỹ sư thiết kế điện tử, thiết kế máy móc và nhiều vị trí việc làm liên quan khác và nhu cầu tuyển dụng luôn ở mức cao. Nói cách khác, cơ hội việc làm của Kỹ sư thiết kế rất đa dạng, phù hợp với cả những ai có kinh nghiệm hay vừa ra trường. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông báo tuyển dụng khi tìm kiếm "Kỹ sư thiết kế".
Tuy nhiên, tìm việc làm Kỹ sư thiết kế cũng không hề đơn giản vì nhà tuyển dụng chú ý đánh giá ứng viên qua rất nhiều tiêu chí và chỉ chọn những người thực sự xuất sắc. Ngoài CV xin việc, các Kỹ sư thiết kế cũng cần chuẩn bị cả portfolio để tự giới thiệu về bản thân. Phỏng vấn Kỹ sư thiết kế có thể bao gồm cả kiểm tra đọc thiết kế hoặc về các ý tưởng, v.v.
Kỹ sư thiết kế có thể thăng chức làm Trưởng phòng hoặc Giám đốc thiết kế sau từ 5 năm làm việc trở lên. Một số người lựa chọn phát triển theo hướng chuyên môn như phụ trách giảng dạy ở trường học, các trung tâm đào tạo thiết kế và thiết kế công nghiệp.
Triển vọng nghề nghiệp của kỹ sư thiết kế cao hay thấp?
VII. Các trường đào tạo Kỹ sư thiết kế
Để làm Kỹ sư thiết kế, bạn cần có bằng cấp phù hợp, thường là các chuyên ngành như Thiết kế công nghiệp, Công nghệ chế tạo máy, v.v.
Một số trường đào tạo Thiết kế Công nghiệp là:
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Kiến trúc TP.HCM.
- Đại học Tôn Đức Thắng, v.v.
Các trường có chương trình giảng dạy Công nghệ chế tạo máy là:
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Công nghiệp TP.HCM.
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, v.v.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các trường khác cũng có các chương trình đào tạo liên quan hoặc những ai học Kiến trúc, Thiết kế có thể học thêm về kỹ thuật hoặc thiết kế công nghiệp để chuyển hẳn sang lĩnh vực này.
Kỹ sư thiết kế là công việc thú vị, có thu nhập tốt và nhiều cơ hội việc làm trong vô số các lĩnh vực khác nhau. Nếu như muốn thử sức trong vai trò này, bạn hãy bắt đầu từ việc theo học các chương trình học để lấy bằng cấp chính quy và từng bước tích lũy kinh nghiệm qua những thiết kế ngay ở trong trường, tham gia các dự án khác nhau để học hỏi qua thực tiễn. Trở thành Kỹ sư thiết kế tạo điều kiện cho bạn kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và dùng khả năng để biến những ý tưởng đó thành sản phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.