Việc làm nhân viên thiết kế (6.580 việc)
- Nghiệm thu hạng mục M&E với tư vấn giám sát, Chủ đầu tư.
- Kiểm tra bản vẽ, triển khai, giám sát các hạng mục thi công M&E.
- Đổ bột làm cốt, mài chỉnh sửa cốt áo, đế, nẹp, Socket chân tay giả.
- Đánh/Bọc thẩm mỹ chân giả, tay giả, đế, nẹp.
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành thiết kế, quay dựng
- Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo trên kênh Digital Marketing online và offline (giao diện landing page, giao diện website, banner website, facebook ads, thumbnail youtube)
- Thiết kế các ấn phẩm truyền thông nội bộ như: tờ rơi, brochure, poster, bandroll, standee, giấy mời
- Ưu tiên: Các ứng viên có kinh nghiệm lắp tủ điện, thiết kế điện hệ thống XLNT
- Chủ trì báo giá, lập dự toán, triển khai thiết kế thi công hệ thống điện của trạm xử lý nước thải, nước cấp, bao gồm:
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế khuôn, hoặc tiếp xúc với khuôn mẫu
- Lên ý tưởng, phương án thiết kế khuôn (khuôn đúc rót, khuôn áp lực, khuôn ép nhựa, ), thiết kế đồ gá, Jig,
- Sử dụng phần mềm Tekla Structure là một lợi thế, được đào tạo đối với ứng viên chưa biết sử dụng
- Thiết kế ảnh sản phẩm và lên các concept ảnh cho sản phẩm
- Thiết kế các quảng cáo banner, trang mô tả sản phẩm, Facebook ads,
- Tư vấn, thuyết trình giải pháp thiết kế với các bộ phận trong Công ty, với khách hàng bên ngoài
- Thực hiện các hồ sơ, biểu mẫu, thư viện thiết kế, quy trình thiết kế theo yêu cầu của cấp trên
- Cập nhật, áp dụng các tài liệu quản lý chất lượng mới trong việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển Khuôn tại bộ phận
- Thiết kế và phát triển các dự án kiến trúc từ giai đoạn concept đến bản vẽ chi tiết
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như kỹ thuật, xây dựng để đảm bảo tính khả thi của thiết kế
- Xuất file sản xuất từ phần mềm thiết kế cho bộ phận sản xuất, truyền đạt thông tin, hỗ trợ bộ phận sản xuất
- Cập nhật các xu hướng thiết kế mới, tối ưu
- Thiết kế Mảng Điện Công Nghiệp cho DC mới xây và cải tạo, nâng cấp DC đang vận hành
- Lập kế hoạch đầu tư mảng thiết kế điện cho cơ sở hạ tầng, đề xuất phương án nâng cấp, cải tiến & tự động hóa
- Thiết kế layout khuôn ép Nhựa
- Ứng dụng công nghệ CAD/CAE vào thiết kế, chế tạo và sửa chữa khuôn
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm thiết kế nội thất
- Đề xuất ý tưởng, phương án thiết kế, triển khai bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công, quản lý hồ sơ
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để tư vấn cho khách hàng về phương án thiết kế, thẩm mĩ, công năng, xu hướng,
- Phối hợp các bộ phận để khảo sát trước thiết kế nếu cần thiết
- Thiết kế 3D (khuôn mẫu)
- Có kinh nghiệm thiết kế khuôn mẫu tối thiểu 6 tháng
- Phối hợp với các thành viên trong bộ phận thiết kế để chào mẫu, giới thiệu sản phẩm mẫu đến các phòng ban, bộ phận có liên quan
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm từ 2 năm trong lĩnh vực thiết kế thời trang, đặc biệt là các dòng thời trang basic, sport và office
- Thiết kế các hệ thống điện điều khiển điện động lực, điện điều khiển cho các thiết bị máy móc hoạt động tự động hoặc bán tự động
- Tư vấn cho Bộ phận thiết kế cơ khí các thiết bị điện phù hợp, và lấy báo giá, làm dự toán vật tư
- Làm nội dung, thiết kế cho các dự án Tiếp thị - Truyền thông, các tài liệu truyền thông: Catalogue, Poster, Profile, Bandroll, Backdrop, Banner, Standee,
- Phối hợp với bộ phận liên quan lên ý tưởng thiết kế các ấn phẩm sử dụng trên các kênh digital marketing của công ty: website, Fanpage, Youtube
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Chức danh: Nhân Viên Thiết Kế · Chuyên Viên Thiết Kế · Kỹ Sư Thiết Kế · Thiết Kế Đồ Họa · thực tập sinh thiết kế
Địa điểm: Hà Nội · Hồ Chí Minh · Đà Nẵng · Cần Thơ · Hải Phòng · thêm ›
Kinh nghiệm xin việc Nhân viên thiết kế, cách trả lời phỏng vấn
Trở thành nhân viên thiết kế có khó không? Để tìm việc làm trong lĩnh vực này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu gì? Hãy cùng JobOKO tìm hiểu ngay nhé!MỤC LỤC:
I. Tìm hiểu công việc Nhân viên thiết kế
II. Nhân viên thiết kế cần thành thạo các kỹ năng nào?
III. Cơ hội và thách thức đối với nghề Thiết kế
IV. Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên thiết kế
V. Nhân viên thiết kế học ngành nào? trường nào?
VI. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thiết kế
1. Tìm hiểu công việc Nhân viên thiết kế
1.1. Nhân viên thiết kế là gì?
1.2. Mô tả công việc của Nhân viên thiết kế
Với niềm đam mê thời trang, bạn có ý định tìm việc làm nhân viên thiết kế nhưng chưa biết công việc cụ thể là gì. Vì vậy, tham khảo các nhiệm vụ mà nhân viên thiết kế đảm nhận dưới đây là điều cần thiết để bạn lựa chọn được việc làm phù hợp. Nhân viên thiết kế thường làm những công việc sau:- Khảo sát đối tượng người dùng và tìm hiểu mục đích sử dụng, các yêu cầu về thiết kế, màu sắc,...
- Tư vấn các gói sản phẩm/dịch vụ thiết kế cho người dùng.
- Ký hợp đồng với khách hàng.
- Tiến hành khảo sát, đo đạc và thực hiện bản thiết kế.
- Đặt lịch với khách hàng và trao đổi về bản thiết kế.
- Tiến hành sản xuất sản phẩm.
1.3. Những công việc nào cần tuyển nhân viên thiết kế?
- Thiết kế nhà ở, tòa nhà, văn phòng: Định hình cấu trúc nhà ở bằng các thiết kế tinh xảo, hiện đại và kiên cố.
- Thiết kế nội thất: Lên ý tưởng, dựng sản phẩm nội thất nhằm đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ và tiện dụng trong không gian nhà ở.
- Thiết kế thời trang: Nắm bắt các xu thế và điều chỉnh thiết kế theo sở thích và các số đo của người dùng.
- Thiết kế sản phẩm: Thiết kế sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu.
- Thiết kế đồ họa: Thiết kế đồ họa là sử dụng nghệ thuật của hình ảnh để thực hiện những mục đích khác nhau như thiết kế ấn phẩm truyền thông.
- Thiết kế truyền thông: Thiết kế truyền thông là một khâu quan trọng trong quá trình truyền thông và PR sản phẩm. Sản phẩm được thiết kế duới dạng một câu chuyện tích hợp các hiệu ứng tinh xảo bởi nhiếp ảnh gia, nhà minh họa và kỹ thuật viên dựng phim.
- Thiết kế nội dung (Copywriter/Biên tập viên): Copywriter và biên tập viên cần sáng tạo nội dung để làm mới trang web và tránh lỗi vi phạm bản quyền.
- Thiết kế trải nghiệm người dùng: Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng thiết kế các trang web, phần mềm và video games với thiết kế giao diện trực quan, sinh động.
- Họa sỹ đa phương tiện: Họa sỹ đa phương tiện sáng tạo nội dung thông qua các khâu làm model, lên chất liệu, dựng xương, làm chuyển động, render,...
- Đạo diễn, biên tập phim và video: Đạo diễn, biên tập phim và video sáng tạo ra nội dung bằng máy ảnh và công cụ chỉnh sửa video và hình ảnh như Adobe Premiere, Movie Maker...
Đọc thêm: Thời trang - Nghề chưa bao giờ hết "hot" cho những người đam mê thiết kế
II. Nhân viên thiết kế cần thành thạo các kỹ năng nào?
2.1. Kỹ năng giao tiếp
2.2. Kỹ năng quản lý thời gian
2.3. Kỹ năng chiến lược
2.4. Kỹ năng tư duy phân tích
2.5. Óc thẩm mỹ và sáng tạo
2.6. Am hiểu về màu sắc
2.7. Sử dụng thành thạo công cụ thiết kế
Ví dụ, trong thiết kế và phát triển sản phẩm, ứng dụng đồ họa AutoCAD thể hiện mô hình 2D và 3D, tối ưu hóa các bài toán kỹ thuật như xử lý nhiệt, biến dạng, cho phép lưu và tái sử dụng các bản vẽ dễ dàng hơn...
Đối với ngành kiến trúc, mô hình Thông tin Xây dựng BIM hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề lãng phí, bao gồm các thông tin về định mức, đơn giá, tiến độ thi công, chế độ vận hành bảo dưỡng,...
III. Cơ hội và thách thức đối với nghề Thiết kế
3.1. Cơ hội
3.1.1. Mức lương theo năng lực
3.1.2. Môi trường làm việc
3.1.3. Cơ hội thăng tiến
3.2. Thách thức
IV. Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên thiết kế
Thiết kế nổi tiếng là một trong những ngành nghề có tỷ lệ cạnh tranh cao và xin việc làm nhân viên thiết kế đôi khi khiến cho bạn cảm thấy như mình đang đứng giữa một bãi mìn vậy. Vậy làm thế nào để giải tỏa những áp lực khi tìm việc làm nhân viên thiết kế? Hãy áp dụng một vài bí kíp dưới đây.1. Tạo profile cá nhân chuyên nghiệp
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi xin việc làm nhân viên thiết kế là phải tạo ra một profile cá nhân thật sự chuyên nghiệp. Hình ảnh đại diện chuyên nghiệp; các thông tin ngắn gọn, chính xác; profile dễ tìm kiếm; các tác phẩm cá nhân đã đạt thành tích cao nên được làm nổi bật,...Khi đến phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ yêu cầu bạn mang theo tác phẩm tuyệt vời nhất của mình; đây chính là cơ hội để bạn thể hiện bản thân. Tuy nhiên, bạn cũng toàn toàn có thể số hóa nó để nhà tuyển dụng có thể thấy được ngay từ khi xác minh thông tin ứng viên. Việc tạo profile cá nhân chuyên nghiệp khi mà bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc có thể sẽ rất khó khăn nhưng nếu làm được điều này, cơ hội trúng tuyển chắc chắn sẽ thuộc về phía bạn.
2. Tạo dựng các mối quan hệ
Việc phải tiếp cận, làm quen với người lạ có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, đây là việc làm cần thiết để PR tên tuổi và những kỹ năng mà bạn có. Ngày nay, chúng ta có mạng xã hội và điều này đã giúp cho việc tạo dựng các mối quan hệ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng những nền tảng này một cách thông minh. Hãy là chính mình và cẩn thận với những gì mà bạn chia sẻ trên đó. Bạn không nên chia sẻ những thông tin quá riêng tư hay cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, hãy tập trung vào công việc và những khía cạnh của nghề nghiệp mà bạn quan tâm. Và tất nhiên là bạn cần phải chủ động tương tác, kết bạn với mọi người. Đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng trong nghề.
3. Phát huy sự sáng tạo của bản thân
Bạn cũng nên coi quá trình tìm việc làm và ứng tuyển nhân viên thiết kế như là một tác phẩm cần thiết kế và cố gắng thể hiện sự sáng tạo của bạn trong đó. Đối với những ngành nghề khác, CV chỉ cần ngắn gọn, chính xác là đủ thì với nhân viên thiết kế, CV xin việc phải thật bắt mắt và phải thể hiện được sự sáng tạo của ứng viên.Nếu bạn đang tìm việc nhân viên thiết kế đồ họa, hãy tạo ra càng nhiều hình ảnh trực quan càng tốt. Còn nếu như bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế truyện tranh thì hãy cầm bút lên và thể hiện sự sáng tạo của mình trên CV. Đây là cơ hội để bạn cùng lúc thể hiện hai yếu tố quan trọng nhất đối với những người làm thiết kế: sự sáng tạo và đẳng cấp.
4. Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Tìm việc làm thực tập sinh là một trong những cách tốt nhất để bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn cũng đang làm công việc này thì hãy nhớ rằng những kiến thức mà bạn học được và cả những mối quan hệ của bạn là vô giá.Một cách khác cũng rất hữu ích để tích lũy kinh nghiệm làm việc nhân viên thiết kế là tham gia vào các dự án tình nguyện làm đẹp cho cộng đồng (xây dựng những con đường bích họa, vẽ để thành phố đẹp hơn, tuyến đường tranh,...). Những dự án tình nguyện thường tạo ra tiếng vang lớn và góp phần không nhỏ giúp bạn quảng cáo tên tuổi.
5. Chuẩn bị phỏng vấn
Sau khi đã tạo profile chuyên nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội và một bản CV xin việc nhân viên thiết kế thật bắt mắt thì bước tiếp theo sẽ là ứng tuyển và chuẩn bị phỏng vấn. Về phần trang phục, bạn không nhất định phải mặc trang phục công sở quá sang trọng như áo véc nhưng cũng không được quá xuồng xã với quần bò rách hay quần áo quá sexy. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trang phục thể hiện cá tính của bản thân, miễn là nó phù hợp với bối cảnh của một cuộc phỏng vấn.Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng chắc chắn đã biết về bạn khi xét duyệt CV và trong quá trình xác minh thông tin ứng viên; tuy nhiên, đây vẫn sẽ là cơ hội để bạn khẳng định lại thế mạnh của bản thân. Bạn cũng cần phải tìm cách để tạo điểm nhấn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. Cách tốt nhất là cho họ thấy được bạn sẽ làm gì để phát triển hơn nữa thương hiệu của công ty.
V. Nhân viên thiết kế học ngành nào? trường nào?
Nhân viên thiết kế được chia thành rất nhiều lĩnh vực nhỏ hơn như thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất, sách báo, hội họa,... Vì thế, các ngành nghề đào tạo nhân viên thiết kế cũng rất đa dạng. Tùy vào sở thích và năng lực của bản thân mà bạn có thể theo học các ngành thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang hay ngành hội họa tại các trường:- Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Kiến trúc TP.HCM.
- Đại học Xây dựng.
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.
- Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
- Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế.
- Đại học Mỹ thuật TP.HCM.
VI. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thiết kế
Nắm được các câu hỏi phỏng vấn nhân viên thiết kế phổ biến sẽ giúp ứng viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rèn luyện bằng cách tập trả lời để tạo cho mình sự tự tin tốt nhất. Trong quá trình phỏng vấn, có đa dạng các câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đưa ra như:1. Là một nhà thiết kế sáng tạo, bạn nên chuẩn bị những gì khi thiết kế?
2. Bạn phản ứng thế nào khi khách hàng có những lời chỉ trích gay gắt?
3. Hãy nói về một lần bạn phải làm việc với nhiều đồng nghiệp trong một dự án thiết kế.
4. Bạn làm thế nào để bắt kịp các trend thiết kế mới nhất?
5. Thành tích lớn nhất mà bạn đã đạt được trong công việc thiết kế là gì?
Xem thêm: Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên thiết kế hay
Công việc của Nhân Viên Thiết Kế Nội Thất là làm gì?
Hiện nay, ngành thiết kế đang ngày càng gia tăng tuyển dụng nên các bạn sinh viên, người mới ra trường cũng dễ dàng có được công việc ưng ý. Tuy nhiên, lĩnh vực này bao gồm đa dạng các ngành cụ thể như thiết kế web, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất,... nên nhiều người khó khăn khi tìm kiếm việc làm phù hợp. Để tìm hiểu yêu cầu công việc nhân viên thiết kế nội thất cụ thể ra sao, bạn đọc đừng bỏ lỡ tham khảo bài viết tại Blog việc làm để nắm bắt được thông tin hữu ích nhé.
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.