- Kiểm kê diện tích rừng: Nắm rõ từng diện tích khu vực được phân công quản lý để
phục vụ cho việc triển khai những dự án trồng, khai thác rừng và các hạng mục khác.
- Vẽ và chụp ảnh bản đồ rừng: Kỹ sư lâm nghiệp cần vẽ được bản đồ rừng theo từng khu vực được phân công. Điều này đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, triển khai các dự án trồng, khai thác rừng.
- Đánh giá thực trạng và đưa ra hướng giải quyết cho từng khu vực rừng. Đây là công việc quan trọng, khi có phát sinh các vấn đề đất đai, cây trồng, thiên tai,... Người kỹ sư đánh giá hiện trạng của khu rừng được phân công, tìm ra vấn đề, nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp.
- Làm các công tác quy hoạch liên quan đến thu hoạch, vận chuyển gỗ tươi, trồng cây gây rừng, phát quang cây rừng, tỉa cành,... Người kỹ sư lâm nghiệp sẽ lên kế hoạch cụ thể, hợp lý để tiến hành những công việc này.
- Quy hoạch khu vui chơi và cảnh quan như các khu rừng nguyên sinh, vườn sinh thái, sinh vật cảnh,...
- Tích hợp quản lý rừng bằng nhiều phương pháp khác nhau, áp dụng công nghệ vào quản lý rừng, đất đai.
-
Bảo vệ rừng chống lại côn trùng có hại, bệnh cây và hỏa hoạn. Đây là công việc khá quan trọng và thường xuyên của kỹ sư lâm nghiệp.
- Tư vấn việc lựa chọn và sử dụng máy móc lâm nghiệp theo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức cập nhập thông qua công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
- Thực hiện các công việc có liên quan khác theo sự phân công của cấp trên.
- Môi trường làm việc dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến và ổn định lâu dài.
- Được đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của nhà nước.
- Được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách của công ty