THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ thiết bị, phương tiện... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về vật chất và lao động trí tuệ, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ. Le & Associates sẽ tư vấn cụ thể thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- Thông tư 22/2009/TT-BTC
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN
- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
- Thông tư 263/2016/TT-BTC về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không?
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
2. Thành phần hồ sơ
Bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (02 bản);
- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (04 bộ);
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
3. Phí, lệ phí
- Phí:
Các loại phí Mức phí
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng (mỗi đơn/mỗi yêu cầu)
Phí công bố đơn: 120.000 đồng (cho 1 hình/ảnh) (từ hình/ảnh thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình/ảnh)
Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng (cho mỗi phương án)
Phí phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng/mỗi phân nhóm
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 120.000 đồng (cho mỗi phương án)
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 hình/ảnh) (từ hình/ảnh thứ 2 trở đi: 60.000 đồng)
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
- Lệ phí:
Các lệ phí
Lệ phí nộp đơn (cho mỗi phương án) 150.000 đồng
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ 120.000 đồng (cho 1 phương án) (từ phương án thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 phương án)
4. Thời hạn giải quyết
- Thẩm định hình thức: trong 01 tháng từ ngày nộp đơn;
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng từ ngày công bố đơn.
- Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng
Để quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp diễn ra nhanh nhất, Quý khách hàng cần tra cứu cẩn thận và khai đơn đúng yêu cầu. Le & Associates cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện pháp luật đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, cụ thể như sau:
- Tư vấn thiết kế/chỉnh sửa kiểu dáng công nghiệp để Quý khách hàng có kiểu dáng công nghiệp đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và khả năng nhận diện (có tính phân biệt).
- Tra cứu kiểu dáng công nghiệp: Dịch vụ tra cứu trong 3-5 ngày làm việc, nhằm nhận định kiểu dáng công nghiệp có tương tự hoặc trùng với kiểu dáng công nghiệp khác đã được đăng ký hay không. Từ đó chúng tôi sẽ tư vấn để kiểu dáng công nghiệp của Quý khách hàng có khả năng bảo hộ cao nhất.
- Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Đại diện khách hàng làm việc với Cục SHTT và các cơ quan liên quan trong quá trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục SHTT
- Tư vấn cho các vấn đề phát sinh sau khi Quý khách hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trên đây là tư vấn của Le & Associates về thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Để được hướng dẫn chi tiết hoặc tìm hiểu về dịch vụ pháp lý của chúng tôi, mời Quý khách hàng liên hệ tới tổng đài 1900 6239 hoặc tới trụ sở/chi nhánh Công ty chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.