Dịch vụ tư vấn đăng ký mã số, mã vạch tại HÀ NỘI.
Mã số hàng hóa ("Article Number Code"):
Là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục.
Mã vạch (Barcode):
Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
Công ty Luật Hoàng Sa hướng dẫn và cung cấp dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch cho Quý khách hàng theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP như sau:
1. CÁCH ĐỌC, ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH tại HÀ NỘI:
- Thứ 1: Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng. Ví dụ: Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan.v.v.
- Thứ 2: Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch đó. Nếu kiểm tra không hợp lệ bước đầu có cơ sở để kết luận nghi ngờ đây là hàng giả, hàng nhái. Nguyên tắc kiểm tra:
Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu). Sau đó lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ, còn nếu khác 0 là không hợp lệ, bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái. Ví dụ: Với hộp kim bấm, ta sẽ tính xem mã vạch của Nhật Bản trên có phải là hàng thật không? Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=4+7+5+4+0+4 = 24 Tổng các con số hàng chẵn: B=9+7+6+0+0+1 = 23 Bây giờ ta lấy: C = A + B*3 = 24+ 23*3= 93 Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13: D = C + 7 (con số ở vị trí cuối cùng) = 93+7=100, con số này có đuôi bằng 0 có thể kết luận đây là mã vạch hợp lệ, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra, nếu dùng các loại điện thoại "smart phone" như Iphone, HTC, Samsung Galaxy ... có thể tìm hiểu và cài các phần mềm chụp ảnh, quét và nhận dạng mã vạch như BarcodeViet, Scan Life, Barcode Express Pro .... để kiểm tra.
- Điều kiện đăng ký mã số, mã vạch:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập theo quy định pháp luật.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
2. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH tại HÀ NỘI:
- Bản đăng ký sử dụng Mã số, mã vạch (Theo mẫu).
- Bản sao đã chứng thực "Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp" đối với doanh nghiệp hoặc "Quyết định thành lập" đối với tổ chức.
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Theo mẫu).
3. CÁC LỢI ÍCH, Ý NGHĨA CỦA MÃ SỐ, MÃ VẠCH LÀ GÌ?
- Mã số, mã vạch GS1 tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh thương mại:
- Trung tâm GS1 Việt Nam là tổ chức đại diện của Việt Nam tại GS1 quốc tế, đại diện cho GS1 triển khai hệ thống Mã số, mã vạch của GS1 tại Việt Nam hiện liên kết với khoảng 111 quốc gia trên toàn thế giới. Các đối tác ở các quốc gia trong cùng hệ thống có thể dễ dàng truy nguyên nguồn gốc hàng hóa.
- Do các mã số GS1 là đơn nhất trên toàn cầu, nên chúng có thể được chia sẻ giữa các tổ chức, gia tăng tính minh bạch của chuỗi cung ứng: một chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp để tói ưu hóa chi phí và dịch vụ cũng như cải tiến hoạt động
- Các mã số GS1 có thể được mã hóa vào các vật mang dữ liệu khác nhau như mã vạch, thẻ tần số sóng. Khi kết hợp cùng công nghệ thông tin, mã số mã vạch GS1 cũng cấp cho doanh nghiệp nhiều phương thức hiệu quả để truy cập thông tin về vật phẩm trong các chuỗi cung ứng của họ và chia sẻ thông tin này với các bên thương mại. Qua đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh thương mại.
- Xác định nguồn gốc sản phẩm:
- Hầu hết các công ty đều sở hữu độc quyền hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ cho phép họ truy nguyên sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các Công ty không thu thập, lưu hồ sơ hay chia sẻ thông tin xác định nguồn gốc mà các đối tác thương mại yêu cầu. Một thực tế khác là không phải mọi công ty đều sử dụng cùng một hệ thống xác định nguồn gốc. Để các đối tác thương mại có thể truy nguyên sản phẩm trước và sau trong chuỗi cung ứng, các công ty cần tăng thêm hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của mình bằng thông tin quan trọng chuẩn hóa phục vụ như liên kết giữa các hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của các đối tác thương mại. Ít nhất là thông tin về GTIN và số lô/đợt đóng vai trò như những phần dữ liệu quan trọng về từng thùng sản phẩm và cũng cần được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu của mỗi đối tác thương mại để việc theo dõi và truy nguyên diễn ra nhanh chóng.
- Ở Việt Nam, hệ thống quản lý của các siêu thị lớn, nhỏ hầu hết đều trang bị thiết bị quét mã vạch sản phẩm đã đăng ký với trung tâm GS1. Đăng ký mã số mã vạch với trung tâm GS1 là điều kiện để doanh nghiệp đưa được hàng hóa vào các siêu thị, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh.
4. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH tại HÀ NỘI:
- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trong 5 ngày làm việc nếu hồ sơ cần bổ sung, cơ quan tiếp nhận thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch.
- Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
- Nơi tiếp nhận: Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia (GS1 Vietnam)-Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
5. MỨC PHÍ NHÀ NƯỚC CẤP ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH tại HÀ NỘI:
Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:
STT
Phân loại phí
Mức thu
(đồng/mã)
1
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)
1.000.000
2
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
300.000
3
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
300.000
- Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
1
Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm
500.000 đồng/hồ sơ
2
Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm
10.000 đồng/mã
- Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):
STT
Phân loại phí
Mức thu
(đồng/năm)
1
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)
500.000
1.2
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)
800.000
1.3
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)
1.500.000
1.4
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)
2.000.000
2
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
200.000
3
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
200.000
6. DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN CẤP MÃ SỐ, MÃ VẠCH tại HÀ NỘI:
- Tư vấn các quy định pháp luật về mã số, mã vạch.
- Tư vấn các điều kiện, hồ sơ cần thiết để đăng ký mã số, mã vạch.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch.
- Đại diện nộp hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.
7. LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:
- Điện thoại: [protected info]/ [protected info]
- Email: [protected info]
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
- Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
- Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
- Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
- Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
- Công ty CP Licogi13- CMC.
- Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
- Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
- Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
- Công ty chứng khoán Vinashin.
- Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
- Constrexim Holding.
- Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
- Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
- Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
- Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
- & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.