Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

Kỹ thuật đo và đánh giá bụi toàn phần và bụi hô hấp trong môi trường lao động

Công ty TNHH TCS- Kỹ thuật Môi trường

Hết hạn: 02/12/2019

Vị trí công việc này hiện tại đã hết hạn nộp hồ sơ, bạn có thể tham khảo thêm một số công việc liên quan phía dưới


Nội Dung Bài Viết
Định nghĩa
Nội dung: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi mới nhất năm 2019.
Theo thông tư 02/2019/TT-BYT (QCVN 02:2019/BYT) (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc)
Bụi là những hạt vật chất trong không khí. Bụi thường được phân loại theo kích thước.
- Bụi toàn phần: Là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm
- Bụi hô hấp: Là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 5 μm
- Bụi lắng: Là bụi lắng đọng xuống các bề mặt như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
Nguồn phát sinh bụi trong môi trường
Nguồn phát sinh: bao gồm sinh ra trong tự nhiên và do hoạt động của con người
- Trong tự nhiên: bụi trong tự nhiên được sinh ra bởi các hoạt động như cháy rừng, khói núi lửa, các cơn bão bụi, lốc xoáy...
- Hoạt động của con người: Các hoạt động sản xuất, chế tạo, chế biến ở các nhà máy, khu công nghiệp là nguyên nhân chính phát sinh ra bụi.
Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người
- Đối với bụi toàn phần có kích thước trên 10 micromét khi đi vào đường hô hấp sẽ được các chất nhầy, lông, tiêm mao, của đường hô hấp giữ lại và bài trừ ra thông qua ho, hắt xì hơi, gỉ mũi, khạc đờm....
- Đối với bụi hô hấp có kích thước càng nhỏ khi công nhân hít phải thì sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt lại ở các cơ quan phổi, phế quản nếu tiếp xúc lâu dài, tích lũy lại sẽ gây ra bệnh hô hấp gọi là bện bụi phổi. Tùy theo loại bụi xâm nhập nhân sẽ bị các bệnh bủi phổi tương ứng: bụi phổi silic, bụi phổi amiăng, bụi phổi bông, bụi phổi than, bụi phổi talc, bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh hen,....
Phương pháp xác định
a. Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần bằng phương pháp trọng lượng (Cân giấy lọc)
1. Nguyên lý
Không khí sẽ được hút qua đầu thu mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút. Khi không khí đi qua giấy lọc, các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm sẽ được giữ lại trên giấy lọc. Cân giấy lọc trước và sau lấy mẫu. Dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính toán nồng độ bụi toàn phần trong không khí, đơn vị tính mg/m3.
2. Phương pháp xác định
2.1. Thiết bị, dụng cụ
- Bơm lấy mẫu (Bơm hút): Lưu lượng 18 lít/phút (sử dụng giấy lọc đường kính 47mm) hoặc lưu lượng 2 lít/phút (sử dụng giấy lọc đường kính 37mm). Có thể sử dụng bơm hút lưu lượng cao với đường kính giấy lọc và kích thước đầu lấy mẫu phù hợp hơn.
- Đầu lấy mẫu (Đầu thu mẫu): Là bộ phận thu bụi trong đó có đặt giấy lọc. - Giấy lọc: Có thể sử dụng một trong các loại giấy lọc khác nhau như sợi thủy tinh, PVC, Vinyl metricel, Teflon...
- Tấm giấy đệm sử dụng làm giá đỡ giấy lọc.
- Ống cao su hoặc ống nylon: Nối từ đầu lấy mẫu đến bơm hút. Ống cao su phải dẻo, kín và đường kính bên trong phải đồng đều.
- Giá 3 chân dùng để đặt đầu lấy mẫu, có thể điều chỉnh được chiều cao và hướng.
- Panh mũi phẳng dùng để gắp giấy lọc và tấm đệm.
- Tủ sấy có khả năng kiểm soát được nhiệt độ.
- Cân phân tích óc độ chính xác tối thiểu là 0,01 mg.
- Bao đựng giấy lọc (bao làm bằng vật liệu không hút ẩm, bao trong còn yêu cầu không tĩnh điện và có thể dùng giấy can kỹ thuật).
- Các hộp bảo quản mẫu.
- Trong các trường hợp bơm hút không khí không gắn kèm lưu lượng kế và bộ đo thời gian thì cần phải có lưu lượng kế và đồng hồ tính thời gian bên ngoài.
- Buồng cân mẫu cần phải ổn định về nhiệt độ và độ ẩm. (Khi cân, nhiệt độ: 25±1°C; độ ẩm: 50±10%).
2.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- Kiểm tra tình trạng bơm hút và chuẩn lưu lượng hút vào. Nếu bơm hút không có lưu lượng kế gắn kèm thì nhất định phải sử dụng lưu lượng kế ngoài để chuẩn.
- Sấy giấy lọc trước khi cân: Giấy lọc chứa đựng trong bao kép. Bao ngoài để bảo vệ và bao trong chứa giấy lọc có cùng số thứ tự với bao ngoài. Bao trong được sấy và cân cùng giấy lọc. Sấy ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ. Với một số loại giấy lọc đặc biệt và không hút ẩm thì không cần sấy giấy lọc (trước và sau lấy mẫu) nhưng phải để trong buồng cân 1 ngày trước khi cân.
- Cân bao trong có chứa giấy lọc, sau đó ghi lại trọng lượng, P(mg).
- Đặt bao trong vào bao bảo vệ (bao ngoài), tiếp theo để trong hộp bảo quản mẫu.
- Nếu có nhiều đầu lấy mẫu khác hoặc giống nhau, có thể lắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu và để trong hộp bảo quản.
- Tới nơi lấy mẫu, sau đó xác định vị trí cần lấy mẫu và hướng gió.
- Mở đầu lấy mẫu, sau đó đặt giấy tấm đệm vào đầu lấy mẫu tiếp theo đặt giấy lọc lên trên tấm đệm, đóng đầu lấy mẫu.
- Đặt đầu lấy mẫu lên giá 3 chân, sau đó điều chỉnh chiều cao sao cho ngang tầm hô hấp người lao động làm việc và vuông góc với hướng gió.
- Nối ống dây cao su một đầu vào đầu lấy mẫu và một đầu vào bơm hút.
- Bật bơm hút, tiến hành ghi lại địa điểm lấy mẫu, số thứ tự của mẫu, tình trạng sản xuất.
- Đo đạc và ghi lại điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất không khí.
- Khi đủ thời gian lấy mẫu, tắt bơm hút, sau đó ghi lại thời gian lấy mẫu.
- Tùy thuộc vào nồng độ bụi tại nơi sản xuất mà quyết định thời gian lấy mẫu phù hợp để đạt được lượng bụi phân tán đều trên giấy lọc và không bị quá tải gây giảm áp lực hút.
- Di chuyển tới vị trí lấy mẫu tiếp theo thay giấy lọc hoặc đầu lấy mẫu khác.
- Giấy lọc sau khi lấy mẫu phải được cho vào bao kép tương ứng đặt trong hộp bảo quản mẫu hoặc đặt đầu lấy mẫu vào hộp bảo quản mẫu.
2.3. Các bước tiến hành sau lấy mẫu
- Sấy bao trong có chứa giấy lọc và sấy ở nhiệt độ 50°C trong 120 phút.
- Cân bao trong có chứa giấy lọc ngay sau khi lấy ra khỏi tủ sấy, tiến hành ghi lại trọng lượng (P', mg).
- Cân giấy lọc làm chứng.
- Ghi các tình trạng giấy lọc như là: Bình thường, quá tải bụi, thủng, rách, ướt...
- Chú ý: Cân mẫu trên cùng một chiếc cân và phải là cùng người cân.
- Mỗi một lô 10 giấy lọc sử dụng để lấy mẫu phải để tối thiểu 2 giấy lọc làm chứng và các giấy lọc này cũng đem ra hiện trường nhưng không lấy mẫu.
2.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình xét nghiệm (Liên hệ công ty TCS Môi trường)
2.5. Tính toán kết quả
Tính giá trị hiệu chỉnh K
Các loại giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của điều nhiệt độ, độ ẩm. Để tránh sai số do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm gây ra cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh K. Giá trị này được tính từ mẫu chứng:
(Liên hệ công ty TCS Môi trường)
Trong đó:
- P1s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg).
- P1t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg).
- P2s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg).
- P2t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 trước lấy mẫu (mg),
- Pns: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n sau lấy mẫu (mg).
- Pnt: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n trước lấy mẫu (mg).
Giá trị K có thể >0 hoặc <0.
- Nếu K >0 thì trọng lượng bụi phải trừ đi K.
- Nếu K <0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K.
Tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí
Nồng độ bụi toàn phần trong không khí vùng làm việc được tính theo công thức sau:
(Liên hệ công ty TCS Môi trường)
Trong đó:
- C: Nồng độ bụi toàn phần (mg/m3).
- P': Trọng lượng giấy lọc sau khi lấy mẫu (mg).
- P: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu (mg).
- K: Giá trị hiệu chỉnh mẫu.
- 1000: Hệ số quy đổi từ đơn vị lít ra đơn vị m3.
- V: Thể tích không khí đã lấy mẫu = Thời gian lấy mẫu (phút) x Lưu lượng bơm hút lấy mẫu (lít/phút).
Chú ý: V phải tính theo điều kiện tiêu chuẩn:
Trong đó:
- Vo: Thể tích không khí quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít).
- V: Thể tích không khí đã lấy mẫu (lít).
- P: Áp suất không khí tại vị trí lấy mẫu, đo trong thời gian lấy mẫu (mmHg).
- T°: Nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu (°C).
- 760: Áp suất không khí tại điều kiện tiêu chuẩn (mmHg).
b. Kỹ thuật xác định nồng độ bụi hô hấp bằng phương pháp trọng lượng (Cân giấy lọc)
1. Nguyên lý
Không khí được hút vào trong đầu lấy mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút, bộ phận cyclone của đầu lấy mẫu sẽ tách các hạt bụi thành hai phần riêng biệt là: Phần có kích thước lớn hơn 5 μm theo trọng lực rơi xuống cốc phía dưới, phần có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5 μm (bụi hô hấp) đi tiếp đến bề mặt giấy lọc và được giữ lại trên giấy lọc. Cân giấy lọc trước và sau lấy mẫu, sau đó dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính toán nồng độ bụi hô hấp trong không khí, đơn vị tính mg/m3.
2. Phương pháp xác định
2.1. Thiết bị, dụng cụ
- Bơm lấy mẫu (Bơm hút): Lưu lượng 2,5 lít/phút, có thể gắn kèm lưu lượng kế và bộ đo thời gian lấy mẫu.
- Đầu lấy mẫu (Đầu thu mẫu): Là bộ phận thu bụi trong đó có đặt giấy lọc, đường kính 3,7 cm, gồm các phần: Bầu giữ cát-xét có ống nối với bơm hút, cát-xét 3 mảnh và đầu lốc (cyclone) bằng nylon hoặc nhôm.
- Giấy lọc: Đường kính 37mm. Có thể sử dụng một trong các loại giấy lọc khác nhau như: sợi thủy tinh, PVC, Vinyl metricel, Teflon...
- Tấm giấy đệm dùng làm giá đỡ giấy lọc.
- Panh mũi phẳng để gắp được giấy lọc và tấm đệm.
- Dụng cụ mở cát-xét.
- Dụng cụ tháo giấy lọc.
- Cân phân tích có độ chính xác tối thiểu là 0,01 mg.
- Bao đựng giấy lọc (bao làm bằng vật liệu không hút ẩm và bao trong không tĩnh điện, có thể dùng giấy can kỹ thuật).
- Hộp bảo quản mẫu.
- Buồng cân mẫu ổn định về nhiệt độ và độ ẩm (Khi cân, nhiệt độ: 25±1°C; độ ẩm: 50±10%).
Trong trường hợp bơm hút không gắn kèm lưu lượng kế và bộ đo thời gian thì cần phải có lưu lượng kế và đồng hồ tính thời gian bên ngoài.
2.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
- Kiểm tra tình trạng bơm hút, lưu lượng hút vào. Nếu bơm không có lưu lượng kế gắn kèm phải sử dụng lưu lượng kế ngoài để chuẩn máy cho đạt 2,5 lít/60s.
- Chuẩn bị đầu lấy mẫu, sau đó ghi số thứ tự của cát-xét vào phần đáy cát-xét.
- Sấy giấy lọc trước khi đem cân: Giấy lọc đựng trong bao kép. Bao ngoài để bảo vệ và bao trong chứa giấy lọc, có cùng số thứ tự với bao ngoài. Bao trong được sấy và cân cùng giấy lọc. Sấy ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ. Với một số loại giấy lọc đặc biệt và không hút ẩm thì không cần sấy giấy lọc (trước và sau lấy mẫu) nhưng phải để trong buồng cân 1 ngày trước khi cân.
- Cân bao trong có chứa giấy lọc, tiến hành ghi lại trọng lượng, P (mg).
- Lắp giấy lọc vào cát-xét. Ghi lại số thứ tự của bao tương ứng với số thứ tự cát-xét đặt giấy lọc:
• Đặt tấm đệm đỡ của giấy lọc xuống phần đáy cát-xét.
• Dùng panh kẹp giấy lọc từ trong bao nhẹ nhàng đặt lên trên tấm đệm đỡ giấy lọc.
• Ghép phần thứ hai của cát-xét với đáy của cát-xét.
• Sau đó đặt tiếp phần nắp cát-xét lên trên cùng.
Chú ý: Tránh làm rách, hư hỏng và nhiễm bẩn giấy lọc.
• Dùng băng keo gắn phần đầu và phần thứ hai với nhau, sau đó ghi số thứ tự cát-xét lên trên băng keo.
• Lắp cát-xét vào bầu giữ cát-xét:
+ Tháo phần nắp cát-xét ra.
+ Đặt cyclone vào.
+ Đưa vào bầu giữ cát-xét.
- Mẫu bụi hô hấp được lấy tại vị trí người lao động và đặt đầu lấy mẫu ở ngang tầm hô hấp.
- Có thể lấy mẫu cá nhân bằng cách cho người đeo máy lấy mẫu bụi hô hấp (Bơm hút và đầu lấy mẫu) cho công nhân. Xác định vị trí cần lấy mẫu bụi và người công nhân sẽ đeo máy lấy mẫu sao cho vị trí của người công nhân đeo máy là đại diện cho một thao tác hoặc một bộ phận hay công đoạn có trong quy trình sản xuất. Cho người công nhân đeo máy vào thắt lưng và đầu lấy mẫu đặt cách mũi miệng không được quá 30 cm (thường gắn vào ve áo) và một đầu ống dẫn khí gắn vào máy bơm hút. Hướng dẫn công nhân tại vị trí đeo máy lấy mẫu nắm được yêu cầu lấy mẫu và cách bảo quản thiết bị.
- Bật bơm hút, sau đó ghi lại vị trí lấy mẫu, số đầu lấy mẫu và tình trạng sản xuất.
- Đo đạc và ghi lại điều kiện khác nhau là nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và áp suất không khí.
- Khi đã đủ thời gian lấy mẫu, tiền hành tắt bơm hút ghi lại thời gian lấy mẫu trên máy hoặc bằng đồng hồ bấm giây.
- Tùy thuộc vào ước lượng nồng độ bụi tại nơi sản xuất mà quyết định thời gian lấy mẫu phù hợp để đạt được lượng bụi phân tán đều trên giấy lọc và không bị quá tải gây giảm áp lực hút.
- Tới vị trí lấy mẫu tiếp theo thay đầu lấy mẫu khác, điều chỉnh lại lưu lượng đạt 2,5 lít/60s.
- Khi tiền hành tháo cát-xét khỏi bầu giữ lưu ý không được xoay cyclone xuống vì sẽ làm cho bụi từ đáy cyclone rơi xuống giấy lọc. Các cát-xét đã lấy mẫu phải được đóng nút và được để trong hộp bảo quản mẫu riêng, đầu cát-xét có lỗ không khí vào hướng lên trên.
2.3. Các bước tiến hành sau lấy mẫu
- Tháo băng keo dán bên ngoài cát-xét, mở cát-xét, sau đó lấy giấy lọc ra nhẹ nhàng và đặt vào bao trong tương ứng.
- Sấy bao trong chứa giấy lọc ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ.
- Cân bao bên trong có chứa giấy lọc ngay sau khi lấy ra khỏi tủ sấy, ghi lại trọng lượng, P' (mg). Cân giấy lọc làm chứng.
- Ghi tình trạng giấy lọc như là: Bình thường, quá tải bụi, thủng, rách, ướt...
- Chú ý: Cân mẫu trên cùng một chiếc cân và phải là cùng người cân.
- Mỗi một lô 10 giấy lọc phải được để tối thiểu 2 giấy lọc làm chứng và các giấy lọc này cũng đem ra hiện trường nhưng không lấy mẫu.
2.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình xét nghiệm (Liên hệ công ty TCS Môi trường)
2.5. Tính toán kết quả
Tính giá trị hiệu chỉnh K
Các loại giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ, độ ẩm. Để tránh sai số do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm gây ra cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh K. Giá trị này được tính từ mẫu chứng: (Liên hệ công ty TCS Môi trường)
Trong đó:
- P1s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg).
- P1t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg).
- P2s: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg).
- P2t: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 trước lấy mẫu (mg).
- Pns: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n sau lấy mẫu (mg).
- Pnt: Trọng lượng giấy lọc chứng thứ n trước lấy mẫu (mg).
Giá trị K có thể > 0 hoặc < 0.
- Nếu K > 0 thì trọng lượng bụi phải trừ đi K.
- Nếu K < 0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K.
Tính nồng độ bụi hô hấp trong không khí
Nồng độ bụi hô hấp trong không khí được tính theo công thức sau: (Liên hệ công ty TCS Môi trường)
Trong đó:
- C: Nồng độ bụi hô hấp (mg/m3).
- P': Trọng lượng giấy lọc sau khi lấy mẫu (mg).
- P: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu (mg).
- K: Giá trị hiệu chỉnh mẫu.
- 1000: Hệ số quy đổi từ đơn vị lít ra đơn vị m3.
- V: Thể tích không khí đã lấy mẫu = Thời gian lấy mẫu (phút) x Lưu lượng bơm hút lấy mẫu (lít/phút).
Chú ý: V phải tính theo điều kiện tiêu chuẩn: (Liên hệ công ty TCS Môi trường)
Trong đó:
- Vo: Thể tích không khí quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít).
- V: Thể tích không khí đã lấy mẫu (lít).
- P: Áp suất không khí tại vị trí lấy mẫu, đo trong thời gian (mmHg).
- T°: Nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu (°C).
- 760: Áp suất không khí tại điều kiện tiêu chuẩn (mmHg).
Kỹ thuật xác định nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp bằng thiết bị đo bụi điện tử
1. Nguyên lý
Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp được xác định phần lớn dựa trên sự tán xạ của chùm tia (hồng ngoại, laze...) khi tương tác với các hạt bụi lơ lửng có trong không khí. Kết quả sẽ được hiển thị bằng đơn vị mg/m3.
2. Phương pháp xác định
2.1. Thiết bị, dụng cụ:
- Máy đo bụi điện tử hiện số.
+ Dải đo của máy: tối thiểu 0,01-25mg/m3.
+ Độ nhạy của máy: tối thiểu 0,01 mg/m3.
+ Đo được nồng độ bụi có trọng lượng trung bình theo thời gian, mg/m3.
- Bơm hút khi phải xác định nồng độ bụi hô hấp (nếu cần).
+ Lưu lượng hút có thể điều chỉnh được tối thiểu từ 0,5 - 5L/phút.
+ Lưu lượng ổn định với sai số không quá 5% trong suốt thời gian lấy mẫu.
- Máy đo bụi và bơm hút phải được hiệu chuẩn máy định kỳ tối thiểu 1 lần/năm.
2.2. Các bước tiến hành
a. Chuẩn bị thiết bị tại phòng thí nghiệm trước khi đi hiện trường
- Kiểm tra pin của máy đo và sau đó là bơm hút để đảm bảo pin đã được nạp đầy đủ, chuẩn bị pin dự phòng.
- Tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của máy đo, bơm hút.
- Hiệu chỉnh máy đo theo hướng dẫn từ nhà sản xuất thiết bị với từng loại máy. Hiệu chỉnh bơm hút ở lưu lượng 2,2L/60s.
b. Tiến hành đo tại hiện trường
Một số thiết bị có thể đo đồng thời cả 2 loại bụi toàn phần và hô hấp, hiển thị 2 kết quả đồng thời trên màn hình. Một số thiết bị chỉ đo được riêng lẻ loại bụi toàn phần hoặc loại bụi hô hấp, khi tiến hành đo bụi hô hấp phải lắp bộ sàng lọc bụi (cyclone tách bụi) và sau đó gắn máy đo với bơm hút.
- Đo bụi toàn phần.
+ Xác định vị trí, khu vực điểm đo: khu vực người lao động làm việc.
+ Tiến hành lắp pin vào thiết bị (nếu cần). Bật máy để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy sau đó rồi tắt máy.
+ Thiết bị nối với ống đầu vào buồng đo đặt ở chiều cao ngang tầm hô hấp của người lao động, thông thường thì từ 1,5 đến 1,8m so với mặt sàn và vuông góc với nguồn phát sinh bụi. Có thể thiết bị được cầm bằng tay hoặc đặt trên chân giá đỡ.
+ Bật, khởi động máy đo: đo liên tục theo thời gian đã định.
+ Kết thúc thời gian đo, tiến hành đọc và ghi lại giá trị trung bình của lần đo hiển thị trên màn hình của máy, tắt máy. Ghi lại điều kiện của lao động và tình trạng sản xuất trong thời gian đo mẫu bụi.
- Đo bụi hô hấp.
+ Xác định vị trí, khu vực đặt điểm đo: khu vực người lao động làm việc.
+ Lắp pin, sau đó bật máy đo và kiểm tra tình trạng thiết bị.
+ Tắt máy, tiến hành lắp đầu lọc bụi hô hấp vào thiết bị để loại bỏ các hạt bụi cỡ lớn.
+ Kết nối giữa đầu không khí đi ra của máy đo với bơm hút.
+ Thiết bị nối với ống đầu vào buồng đo đặt ở chiều cao ngang tầm hô hấp của người lao động, thông thường từ 1,5 đến 1,8m so với mặt sàn và vuông góc với nguồn phát sinh bụi. Có thể thiết bị được cầm bằng tay hoặc đặt trên chân giá đỡ.
+ Bật, khởi động máy đo và bơm hút: đo liên tục theo thời gian đã định.
+ Kết thúc thời gian đo, tiến hành đọc và ghi lại giá trị trung bình của lần đo hiển thị trên màn hình của máy, tắt máy. Ghi lại điều kiện của lao động và tình trạng khi sản xuất trong thời gian đo.
Lưu ý: Không sử dụng máy đo điện tử trong môi trường có độ ẩm cao (trên 95%), phun các chất kết dính như sơn, dầu mỡ, keo... vì sẽ làm hư hỏng, hủy hoại các mạch điện tử và làm bẩn hệ thống quang học trong buồng đo.
2.3. Kết quả đo
- Kết quả của nồng độ bụi là giá trị trung bình của lần đo hiển thị trên màn hình của máy đo.
- Một số thiết bị có quy định hệ số hiệu chỉnh cho từng loại bụi mà máy đó đo được. Kết quả của nồng độ bụi là giá trị trung bình của lần đo tỉ lệ với hệ số hiệu chỉnh.
3. Bảo quản thiết bị
- Sau mỗi lần đo tại hiện trường, máy đo được tiến hành vệ sinh máy sạch sẽ bên trong và ngoài máy bằng các dụng cụ chuyên dụng khác nhau đi kèm theo máy của nhà sản xuất.
- Tiến hành tháo pin khỏi máy (nếu sử dụng pin rời) khi bảo quản trong phòng.
- Bảo quản máy trong điều kiện phòng có kiểm soát độ ẩm từ 40-80%.
1. Nếu không sử dụng máy trong thời gian dài, thì phải định kỳ 2 tuần/lần bật máy chạy kiểm tra hoạt động từ 5-10 phút/lần.
5. Hiệu lực thi hành:
- Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 9 năm 2019.
- Tiêu chuẩn bụi amiăng, tiêu chuẩn bụi chứa silic, tiêu chuẩn bụi không chứa silic và tiêu chuẩn bụi bông trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
6. Quy định quản lý:
- Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi trong không khí phải định kỳ quan trắc môi trường lao động và đánh giá yếu tố tiếp xúc bụi tối thiểu 1 lần/năm theo quy chuẩn này và các quy định có liên quan của các luật như là Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động phải cung cấp và trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường và môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Trường hợp cơ sở sử dụng lao động có nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép theo quy chuẩn này thì người sử dụng lao động phải tiến hành thực hiện ngay các giải pháp, biện pháp để cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo về vệ sinh, sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thông tin chung

  • Ngày hết hạn: 02/12/2019
  • Thu nhập: Thỏa thuận
Giới thiệu công ty Xem trang công ty
Công ty chưa cập nhật thông tin....
Quy mô công ty
Từ 10 - 25 nhân viên
Công ty TNHH TCS- Kỹ thuật Môi trường
Địa chỉ công ty: 453/31/20A Lê Hồng Phong, Phú Hoà, Thủ Dầu Một

Phúc lợi dành cho bạn

  • Thưởng
  • Nghỉ phép
HOT

Job hot

MONKEY VIỆT NAM - Công ty Cổ phần Early Start
Thỏa Thuận
Hà Nội
CÔNG TY TNHH THANH AN
13 triệu - 15 triệu VND
Hà Nội
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ ô Tô Việt Phú
Thỏa Thuận
Hà Nội
Công ty TNHH HDG Corporation
8 triệu VND + Phụ cấp + com
Hà Nội
CÔNG TY TNHH BLACK PEARL VIỆT NAM
13 triệu - 17 triệu VND
Hà Nội

Job liên quan

Công Ty TNHH Sản Xuất Cơ Điện Và Thương Mại Phương Linh
10 triệu - 18 triệu
Bình Dương

Việc làm tương tự

Công Ty TNHH Sản Xuất Cơ Điện Và Thương Mại Phương Linh
10 triệu - 18 triệu
06/02/2025
Bình Dương

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.