Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

[Review Sách] "Tôi Muốn Trở Thành Nhà Lãnh Đạo": Bạn Có Thực Sự Muốn?

Hết hạn: 29/09/2021

Vị trí công việc này hiện tại đã hết hạn nộp hồ sơ, bạn có thể tham khảo thêm một số công việc liên quan phía dưới


Tôi muốn trở thành nhà lãnh đạo mở ra lối tư duy đa chiều trong giải quyết tình huống và là sự kết nối giữa những suy nghĩ, câu hỏi về lãnh đạo, về phát triển bản thân đến hành trình học hỏi, hành động, trải nghiệm và dấn thân. Nội dung cuốn sách được truyền tải thông qua 50 câu hỏi vấn đáp về những tình huống thực tế. Tác giả Phạm Duy Hiếu muốn gửi gắm thông điệp tinh tế về thái độ sống, thái độ làm việc cũng như những góc nhìn hoàn toàn mới về "lãnh đạo".
Bạn có thể thấy quyết định của một nhà lãnh đạo, nhưng bạn không thấy được cách mà nhà lãnh đạo ấy đã tư duy khi ra quyết định.
Bạn có thể nhìn thấy những con sóng trên mặt biển, nhưng bạn không nhìn thấy được những dòng chảy ngầm dưới lòng biển.
Qua cuốn sách này, tôi muốn mời gọi các bạn đi sâu vào bên trong cái cách ta tư duy, đi sâu xuống lòng đại dương... để khám phá, để tìm hiểu. Thế giới ấy ẩn chứa nhiều bí mật...
Về tác giả
Từng được biết đến là CEO trẻ nhất trong ngành Ngân hàng Việt Nam trở thành CEO của VietABank, sau đó là CEO của ABBANK khi mới 34 tuổi. Ông từng trải qua nhiều vị trí quản lý, lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng, tổ chức cấp cao tại các ngân hàng, tổ chức tài chính như: IPA Investment, VNDirect Securities, Vietcombank, VietABANK,... Hiện ông đang là Chủ tịch Startup Vietnam Foundation, Chủ tịch VMI - Sáng kiến Cố vấn khởi nghiệp Việt Nam, CEO iValue Holdings.
Năm 2014, ông từng được trao tặng giải thưởng Sao Đỏ dành cho các doanh nhân trẻ xuất sắc, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Cuốn sách thêm sinh động, rõ nét qua phần minh họa của KTS. Trịnh Tuyết Mai - vốn là một bạn học của tác giả trong những lớp học thay đổi tư duy, và cùng nhau xây dựng chương trình huấn luyện "Giá trị cuộc sống" được nhiều người yêu mến. Những điều mà ngôn từ khó diễn tả đã được thể hiện bằng những hình vẽ, bằng những biểu tượng gần gũi giúp bạn đọc thể cảm nhận chân thực những gì mà một nhà lãnh đạo phải đối mặt, phải vượt qua.
Về sách
Trong cuốn sách này, thay vì giải thích cho bạn đọc những định nghĩa, kỹ năng lãnh đạo, tác giả mang đến cho bạn đọc các tình huống mà người lãnh đạo phải đối mặt và chia sẻ cách thức mà tác giả đã từng trải qua. Nó thực sự hữu ích, vì biết đâu, bạn cũng đang phải đối mặt với những tình huống tương tự, và những bài học ấy có thể mang đến cho bạn một vài gợi ý nào đó. Tác giả giữ nguyên cách mọi người đã xưng hô khi đặt câu hỏi để bạn đọc phần nào nắm được bối cảnh của câu hỏi.
Mở đầu
Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng. Dù bạn có ý thức hay chưa có ý thức về việc này thì bạn đã luôn có một khả năng ảnh hưởng nhất định đến những người xung quanh mình.
Ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực?
Ảnh hưởng lên ít người hay nhiều người?
Ảnh hưởng đó có giúp cho người khác có thêm động lực?
Ảnh hưởng đó có giúp người ta học hỏi và tiến bộ?
Ảnh hưởng đó có hướng người ta đến thành tích xuất sắc?
Tất cả câu hỏi đó đều liên quan đến môt câu trả lời, đó là sự trưởng thành của bạn, sự trưởng thành của một nhà lãnh đạo.
Sự thật là ta luôn luôn thay đổi. Nếu bạn chưa thể đặt niềm tin vào tương lai của mình thì hãy đặt niềm tin vào khả năng học hỏi của bản thân. Khác biệt này là tinh tế. Nếu bạn tin mình có thể học hỏi, nghĩa là bạn đang tin mình có khả năng tiến bộ. Và tiến bộ thì dẫn đến sự trưởng thành. Khi đó, bạn sẽ không nghĩ rằng mình nhỏ bé nữa, có hạt giống nào đó được gieo xuống trong bạn, rồi đến ngày nào đó nó sẽ trở thành cây cổ thụ.
Dưới đây là một trong số những câu hỏi trích ra từ 50 câu hỏi hay nhất, giàu tính thực tiễn nhất để làm thành quyển sách này. Bởi có thể bạn cũng đang phải đối mặt với các tình huống tương tự và những bài học ấy có thể mang đến cho bạn đọc một vài gợi ý. Tác giả giữ nguyên cách mọi người đã xưng hô khi hỏi tác giả để bạn đọc phần nào nắm được bối cảnh của câu hỏi.
Câu hỏi 1. Mỗi khi em có suy nghĩ tiêu cực, em giữ im lặng để tránh ảnh hưởng đến đội ngũ, như vậy là nên hay không nên?
Khi những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực đang ngự trị, ta sẽ kém minh mẫn và sáng suốt. Im lặng giúp cho cảm xúc dần dần lắng xuống. Khi ta bình tâm trở lại, sự thông minh, sáng suốt sẽ trở lại, ta lại có khả năng trao đổi và giải quyết vấn đề. Khi đó, ta mới lên tiếng. Đây là một quyết định khôn ngoan đến từ việc biết quan sát bản thân. Nhưng đây mới chỉ là cấp độ 1, cấp độ kìm nén, cấp độ thấp nhất của nhận thức bản thân.
Cấp độ 2 là nhà lãnh đạo thành thật. Nhà lãnh đạo thú nhận với đội ngũ rằng mình đang có một cảm xúc tiêu cực và đề nghị mọi người giúp đỡ. Vì anh ấy nói ra, nên đội ngũ trở nên thấu hiểu hơn, từ đó có những giải pháp phù hợp hơn.
Vì anh ấy nói ra nên cơn cảm xúc nhanh chóng được giải toả thay vì bị kìm nén quá lâu. Phải là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ mới có thể thành thật nói về điểm yếu của mình một cách dễ dàng trước đội ngũ.
Cấp độ 3 là nhà lãnh đạo tỉnh thức. Nhà lãnh đạo ở nhà cấp độ này luôn chủ động chọn được sự bình an và tĩnh lặng của mình bất chấp ngoại cảnh. Ở cấp độ này, người ta hiểu được những suy nghĩ tiêu cực của mình là sai lầm, người ta không bị cuốn theo suy nghĩ ấy nữa, người ta trở thành người quan sát suy nghĩ. Ở cấp độ này, cảm xúc tiêu cực thậm chí không xuất hiện.
Cấp độ 4 là nhà lãnh đạo chuyển hoá. Người lãnh đạo hướng dẫn, truyền đạt cho đội ngũ phương pháp, cách thức để họ cũng có thể làm giống như anh ta: luôn chọn sự bình an, tĩnh lặng thay vì bị những cơn cảm xúc cuốn đi. Đến lúc này thì mọi thành viên đều có thể làm được. Đội ngũ lúc này trở thành đội ngũ sáng suốt nhất, mạnh mẽ nhất.
Câu hỏi 8. Anh Hiếu thân mến, em đã làm việc ở nhiều ngân hàng: VCB, TCB, MB, OCB và nay là ABBANK. Ở đâu em cũng có những thích thú, trải nghiệm và học được nhiều bài học. Xin hỏi, đâu là sự chọn phù hợp với em? Em đang đi đúng hướng hay đang bị trôi dài?
Trước khi có thể đi tới cảnh cửa đứng, người ta phải gõ lên nhiều cánh cửa. Cuộc sống là những cuộc phiêu lưu của dũng cảm, bạo dạn, thử và sai. Người ta phải đi lạc lối nhiều lần để đi tới con đường đúng. Tôi không ngụ ý VCB, TCB,.. là không đúng, nhưng nó có lẽ đã không đúng với bạn, nếu không thì bạn đã không hỏi câu này.
Một khi bạn đã đi tới con đường đúng của mình (đây là vấn đề cá nhân bạn, không liên quan gì đến TCB, MB hay ABBANK), bạn sẽ cảm thấy như ở nhà, vậy thì cuộc hành trình của bạn đã kết thúc. Bây giờ không có nhu cầu trôi dạt đi đâu nữa, bây giờ bạn có thể lắng đọng và bắt đầu làm việc. Bởi vì trong trôi dạt, việc tạo ra giá trị là khó khăn.
Điều này giống như bạn bắt đầu xây nhà, rồi giữa chừng bạn bị hấp dẫn tới cái gì khác, bạn bỏ nó, bạn đi tới một ngôi nhà khác, giữa chừng một lần nữa bạn lại hấp dẫn tới cái khác. Thế thì bạn sẽ giống như kẻ lang thang, ngôi nhà sẽ không bao giờ được hoàn thành. Người ta phải lắng đọng ở đâu đó, người ta phải cam kết ở đâu đó.
Bất kỳ điều gì bạn đã từng làm cũng chỉ là chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Cuộc hành trình là lý thú nhưng nó không phải mục đích. Dù bạn đã học được nhiều điều, nhưng cuộc hành trình vẫn tiếp tục. Thế thì bạn sẽ tiếp tục kiếm lặp đi lặp lại. Và bài học lặp đi lặp lại ấy, bạn vẫn chưa học được.
...
Osho nói: nếu như là một cái cây bị di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác lặp đi lặp lại, cái cây ấy sẽ không thể mọc lên được. Cây cần phải được định cư trên một mảnh đất để cho rễ của nó có thể ăn sâu. Nếu bạn di chuyển cái cây nhiều lần, rễ sẽ không mọc được và cây không thể lớn.
Do đó bạn cần phải cam kết. Cam kết nghĩa là: đây là mảnh đất dành cho tôi và tôi sẵn sàng định cư với nó. Điều đó là rủi ro, ai biết được, một mảnh đất màu mỡ hơn có thể sẵn có ở đâu đó khác. Rủi ro có đó nhưng người ta phải nhận rủi ro. Nếu bạn cứ đi mãi và chủ chờ đợi cái gì đó tốt hơn, cái gì đó hay hơn, thì thời gian sẽ trôi đi và đến lúc nào đó, bạn không còn cơ hội nữa.
Đi mà thực sự đâu có đi, đi đâu cho thoát khỏi chính mình.
Chúc bạn thành công!
Câu hỏi 23. Em rất sợ nhân viên của mình bỏ đi, em nên làm gì?
Nhân viên bỏ đi chưa phải là điều đáng sợ. Điều thật sự đáng sợ là kẻ yếu kém không bỏ đi. Nếu nhân viên yếu kém rời đi, nhân viên có thái độ tiêu cực rời đi, nhân viên có tư tưởng trục lợi rời đi, thì xin chúc mừng em, em nên mừng vì điều đó.
Nếu người rồi đi là nhân viên giỏi, em cần tìm hiểu lý do thực sự đã khiến họ rời khỏi. Có thể do xung đột với người quản lý trực tiếp, có thể do đối thủ cạnh tranh chào mức lương hấp dẫn hơn, có thể do niềm tin đổ vỡ, có thể do theo đuổi ước mơ riêng... Trăm nghìn lý do khác nhau nhưng sự thật là chỉ có một lý do duy nhất. Đó là: tình yêu của nhân sự đó với công ty đã không còn như xưa nữa. Hoặc là đã bớt yêu, hoặc là đã yêu ai đó khác nhiều hơn.
Có trăm nghìn lý do khiến các cặp yêu nhau rồi chia tay. Nhưng sự thật là chỉ có một lý do duy nhất: họ không còn yêu nhau nữa. Ta cần nhận thức như sau:
1. Cố gắng giữ lại một người là chỉ giữ được phần xác của họ, phần hồn của họ mà đã hướng về nơi khác rồi thì hiệu quả của việc giữ người không còn đảm bảo.
2. Cách tốt nhất để giữ được phần hồn của ai đó là tình yêu, tình yêu với con người ,tình yêu với tổ chức. Nếu không có tình yêu, thì phải trả rất nhiều tiền mức lương phải hấp dẫn hơn mới có thể thu hút được họ. Và ngay cả trong trường hợp này thì sự gắn bó với nhân sự cũng yếu. Người đến với bạn vì tiền thì một ngày nào đó sẽ rời khỏi bạn.
3. Cách tốt nhất để khơi gợi và nuôi dưỡng tình yêu trong tổ chức là xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi người nhân viên phải khao khát hướng tới tầm nhìn của công ty, được truyền cảm hứng bởi sứ mệnh của công ty, hành xử theo giá trị cốt lõi của công ty và người lãnh đạo cao nhất phải là hiện thân của những điều đó.
Một nhân sự giỏi rời khỏi công ty thì gây nguy cơ lớn hơn là: nhiều người giỏi khác cũng có thể rời khỏi. Việc của nhà lãnh đạo không phải là đi xử lý một tình huống nghỉ việc cụ thể, việc của nhà lãnh đạo là phải hành động để những điều tương tự không xảy ra. Việc của nhà lãnh đạo không chỉ là đi xử lý một đám cháy, việc của nhà lãnh đạo đã phải xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải được quan tâm sớm hơn nhiều hơn không để rơi vào cảnh "mất bò mới lo làm chuồng".
Văn hóa doanh nghiệp chưa vững hoặc vững rồi mà vẫn có nhân viên giỏi kiên quyết rời đi thì hãy biến họ thành một đại sứ thương hiệu của mình. Hãy cứ xử thật tử tế để họ đi đâu cũng nói tốt về môi trường làm việc ở công ty cũ, sẵn sàng giới thiệu khách hàng cho công ty cũ, cuối tuần lại cà phê với anh em đồng nghiệp cũ, có cơ hội gì "ngon" lại giới thiệu về cho công ty cũ. Vậy thì đi mà đâu có đi! Làm được như vậy thì lo gì người giỏi không đến.
Người ta chỉ sợ khi chưa biết phải làm gì. Biết phải làm gì rồi thì sẽ không sợ nữa. Hành động thôi.
Câu hỏi 50. Làm thế nào để có thể tranh thủ được xu thế đổi mới sáng tạo?
Câu hỏi rất hay! Chữ đầu tiên cần bàn tới là chữ "xu thế"
Nếu biển lặng sóng, biển không có gió, muốn di chuyển, con tàu phải sử dụng tới động cơ, máy nổ và nhiên liệu. Phải tốn kém rất nhiều chi phí đi con tàu có thể di chuyển. Nếu biển có gió, người thủy thủ giỏi sẽ khéo léo điều chỉnh cánh buồm, lợi dụng cơn gió, đưa con tàu tiến về phía trước, thuận theo tự nhiên, không phải tốn kém.
Xu thế là cơn gió!
Đi theo xu thế là phải thuận theo tự nhiên!
Nếu con tàu phải di chuyển ngược hướng gió, người thủy thủ lão luyện sẽ phải xem xét lại thời điểm khởi hành. Thời điểm này chưa thuận, họ sẽ chờ đợi, họ dành thời gian để chuẩn bị, chờ đợi cơn gió đổi chiều. Vì đi ngược gió là tốn kém, đi ngược cơn gió là nguy hiểm.
Nhưng chờ đợi đến bao giờ? Gió mãi không đổi chiều, người thủy thủ ngày càng già đi...
Ngoài kia, gió vẫn đang thổi, năng lượng tự nhiên vẫn đang tuôn chảy, ào ạt, vô tận... Một suy nghĩ loé lên, người thủy thủ hỏi: sao ta không thử đi theo cơn gió? Biết đâu nó sẽ đưa ta tới vùng đất mới? Biết đâu vùng đất này còn hay hơn vùng đất cũ? Anh ta đứng dậy và quyết định đi theo cơn gió, anh ta phải tranh thủ, phải lợi dụng cơn gió này, chính cơn gió này chứ không phải cơn gió nào khác, anh ta không thể bỏ qua năng lượng tự nhiên vĩ đại này, anh ta quyết định thay đổi đích đến.
Tranh thủ xu thế chính là như vậy, là thay đổi đích đến, thay đổi mục tiêu thuận theo xu thế, là đi theo xu thế, là lợi dụng sức gió, là theo dòng chảy năng lượng tự nhiên.
Cơn gió ngày hôm nay có tên là "đổi mới sáng tạo". Người người đang nói về nó, đang chạm tới nó, đang tham gia cùng nó. Những người lãnh đạo đất nước quan tâm đến nó, nhiều doanh nhân yêu thích nó, tin tưởng nó, triệu triệu sinh viên đang tìm hiểu nó, đang mày mò, đang thử nghiệm, đang khám phá.
Bạn sẽ chờ đợi cơn gió đổi chiều hay tranh thủ ngay cơn gió này?
Nếu tranh thủ, bạn có thể chọn một mục tiêu mới, bạn có thể chọn đổi mới sáng tạo là chiến lược, bạn có thể xây dựng lại mô hình kinh doanh, bạn có thể hợp tác với các startup, bạn có thể đầu tư cho công nghệ, bạn có thể số hóa dịch sản phẩm dịch vụ, bạn có thể sử trải nghiệm một cách thức tương tác mới với khách hàng...
Có trăm nghìn cách để đổi mới sáng tạo xảy ra. Lớn lao nhất là xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo. Văn hóa đổi mới sáng tạo chính là mảnh đất màu mỡ mà các hạt giống của sự sáng tạo sẽ sinh sôi và nảy mầm trên đó.
"Người bi quan phàn nàn về hướng gió.
Người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều.
Người thực tế điều chỉnh cánh buồm"
- Jim Rohn
Lời kết
Cuốn sách này là nguồn truyền cảm hứng, tạo động lực tích cực tới mọi đối tượng Độc giả để trở thành những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng. Phần minh họa của KTS. Trịnh Tuyết Mai - vốn là một bạn học của tác giả trong những lớp học thay đổi tư duy, và cùng nhau xây dựng chương trình huấn luyện "Giá trị cuộc sống" được nhiều người yêu mến. Hình ảnh, biểu tượng minh hoạ xuyên suốt nội dung trang sách giúp bạn đọc có thể ghi nhớ dễ dàng và cảm nhận chân thực những gì mà một nhà lãnh đạo phải đối mặt, phải vượt qua.
Review chi tiết bởi: Diệu Linh - Bookademy
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Thông tin chung

  • Ngày hết hạn: 29/09/2021
  • Thu nhập: Thỏa thuận
HOT

Job hot

Công ty cổ phần xây dựng Alphaco Hà Nội
Thỏa Thuận
Hải Dương
Hawee Group
Thu nhập 13 triệu - 25 triệu VND
Hà Nội, Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN X-MEDIA
Từ 20 - 25 triệu VND/tháng
Hà Nội
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ BIG HOLDING
15 Triệu - 20 Triệu VND
Hà Nội
CÔNG TY TNHH AEON VIỆT NAM
Thỏa Thuận
Hà Nội

Job liên quan

AIA VIETNAM LIFE INSURANCE CO., LTD
8 triệu - 20 triệu VNĐ/ tháng (Hoa Hồng 30-40% + Thưởng)
Hồ Chí Minh
Công Ty CP Công Nghệ Giáo Dục Trường Học Trực Tuyến - Onschool
Từ 15.000.000 - 30.000.000 VNĐ
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Group
Lương cơ bản 6.000.000 - 18.000.000 + % Hoa Hồng + Thưởng
Hồ Chí Minh

Việc làm tương tự

AIA VIETNAM LIFE INSURANCE CO., LTD
8 triệu - 20 triệu VNĐ/ tháng (Hoa Hồng 30-40% + Thưởng)
10/10/2024
Hồ Chí Minh
Công Ty CP Công Nghệ Giáo Dục Trường Học Trực Tuyến - Onschool
Từ 15.000.000 - 30.000.000 VNĐ
07/10/2024
Hà Nội, Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Group
Lương cơ bản 6.000.000 - 18.000.000 + % Hoa Hồng + Thưởng
18/10/2024
Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG PHÚ LAND
5.000.000 - 15.000.000 VND
22/10/2024
Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần Weshome
7 - 30 triệu VND
24/10/2024
Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi - DKRS
6 - 15 triệu
23/10/2024
Bình Dương
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN KINH DOANH & ĐẦU TƯ MT LAND
Từ 6 - 10 Triệu VND
04/10/2024
Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC BIGHOMES
7 triệu - 50 triệu
21/10/2024
Hà Nội
CÔNG TY TNHH KINH DOANH NHÀ PHÚ ĐIỀN
15 - 30 triệu VNĐ
25/10/2024
Hồ Chí Minh

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.