Tìm kiếm theo:
Có phải bạn đang tìm
Từ khóa phổ biến
Việc làm nổi bật

[Trích Sách] "Cà Phê Cùng Tony": Cách Ăn Nói - Phương Tiện Vô Hình Mang Sức Mạnh Hữu Hình.

Hết hạn: 29/09/2021

Vị trí công việc này hiện tại đã hết hạn nộp hồ sơ, bạn có thể tham khảo thêm một số công việc liên quan phía dưới


Có những vụ án tưởng chừng như đã đi vào ngõ cụt, lại được khai thông bởi sự bất thường trong lời khai của các nghi phạm. Có những cuộc phỏng vấn với cùng một loạt câu hỏi, nhưng lại có người đậu, người rớt. Cách ăn nói dường như đã vô tình bộc lộ rất nhiều về bản thân mỗi chúng ta. Có những người khéo léo kiểm soát "nó" và biến nó thành công cụ giúp ích cho cuộc sống, nhưng cũng có những người vô tâm mà bộc lộ những khuyết điểm.
Cà phê sáng cùng Tony là một cuốn sách bán rất chạy của tác giả: Tony Buổi Sáng. Đó là sự tập hợp các bài viết trên trạng mạng xã hội của dượng Tony về những vấn đề, những bài học anh đã trải nghiệm trong cuộc sống. Qua lăng kính của một người đã từng trải, anh kể những câu chuyện bằng những câu văn đầy mộc mạc và dí dỏm. Chẳng biết anh là ai, không biết anh như thế nào, họ chỉ biết những thông điệp truyền tải của anh. Dượng Tony từng nói nếu một ngày bạn thấy anh ấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, lúc đó là anh đã có mưu cầu kiếm tiền hay ham danh lợi gì đó rồi, chứ ở thời điểm hiện tại cái mà tác giả quan tâm chỉ là cho đi những chiêm nghiệm, kinh nghiệm hằng ngày. Vì lẽ đó nên khi đọc cuốn sách, ta cảm nhận được sự chân thực, hài hước dễ dàng lôi cuốn ta theo từng câu, từng chữ. Trong cuốn sách Cà phê cùng Tony tác giả đã thể hiện cách nhìn của mình và gửi gắm một số bài học về tài ăn nói:
Bài 1: Ăn nói vô duyên
Trong xã hội mình, tồn tại một nhóm người mà người ta gọi là ăn nói vô duyên. Kiểu người này dân gian nó gọi là đồ "không duyên không dùng" gì hết. "Đồ con gái con lứa. Đồ đàn ông đàn ang"... Họ nói xong, người nghe ngượng nghịu, lúng túng, không tham gia được vào câu chuyện, khiến sự giao tiếp đến chỗ bế tắc. Do vậy, mình phải nhìn vào đối tượng giao tiếp để có cách giao tiếp phù hợp.
Thứ nhất là chuyện trình độ văn hóa. Mình phải phán đoán xem họ thuộc tuýp người học nhiều hay học ít mà có cách nói khác nhau. Gặp khách do điều kiện họ học hành không tới nơi tới chốn, mình đừng kể chuyện bằng cấp ra. Đừng đem kể về thành tích xưa em học đại học danh tiếng này đại học uy tín kia, lớp chuyên lớp chọn, em thi đại học mấy chục điểm, rồi chuyện bạn học, họp lớp, giảng đường... ra nói làm người kia không biết góp chuyện thế nào. Còn với người có học, cũng phải hết sức khéo léo. Tâm lý ở Việt Nam là trường công thì được đánh giá cao hơn trường tư, tốt nghiệp trường đầu vào điểm cao thì được nể hơn trường có đầu vào thấp, nên người ta có khuynh hướng che giấu các trường học mà họ cho là không có giỏi, cốt cũng chút sĩ diện, con đừng ép.
Ví dụ dượng có lần gặp một chị kia, chị học một trường nào đó chắc cũng ít người biết. Dượng hỏi thì chị nói chị hồi xưa tốt nghiệp trường đại học Cà Mau, tức cùng trường với dượng. Cái dượng hỏi lại dạ vậy chị đồng môn với em rồi, học khóa mấy nhỉ, thấy chị ấp úng một hồi, nói hình như khóa năm 2000 hay sao ấy, chuyên về kinh tế mà dạy bằng tiếng Lào. Dượng nghe vậy biết là không phải rồi, nên thôi không hỏi nữa, chỉ nói dạ, chuyển chủ đề. Mình mà vặn vẹo thêm là làm gì trường này có khoa tiếng Lào, hay kiểu làm gì có khóa 2000, phải là K21, K22... chứ thì chỉ làm chị ấy quê. Quê thì khó huề. Chả có tác dụng gì cả. Nên con gặp ai nói tốt nghiệp trường đó trường đó, nếu mình hỏi chị biết thầy A, giảng đường B hay môn học C không, họ lúng túng nói kiểu hồi đó học nhiều lắm chả nhớ gì, thì thôi không hỏi nữa, nhé. Chuyển ngay chủ đề cho dượng. Con mà xoáy vô ép cho được thì một hồi lòi ra là chị học đại học Harvard, là trường không có nổi tiếng nên chỉ muốn giấu nhẹm đi. Con vui sướng biết bao vì tìm ra sự thật, nhưng cơ hội giao tiếp giữa con với chị ấy đến đây là kết thúc. Vì con vô duyên.
Thứ hai là con phải có óc quan sát. Bài viết về óc quan sát, dượng sẽ viết riêng một bài. Trong giao tiếp con cố gắng để ý theo dõi, quan sát những điểm chung giữa mình và đối tượng giao tiếp, nói cái gì mà cả hai đều hào hứng tham gia nghe và nói. Khi ngồi cùng một bà lão không còn răng, con đừng mời bà nhai khô mực. Nói ngon lắm, ăn đi. Ủa sao răng bà rụng hết trơn vậy, chắc bà ít quánh răng phải hem. Coi răng con nè, đều tăm tắp. Bà lão sẽ nhổ bã trầu vào mặt con. Hay con đi đám ma, con chúc tang gia có một ngày tang lễ thật nhiều niềm vui, hay ăn mặc quần áo xanh đỏ tím hồng, đứng chụp hình tự sướng post lên facebook, nói với gia chủ chết thì thôi chứ gì đâu mà buồn dữ vậy, ai hổng chết, còn vừa nói vừa cắn hột dưa nhả đầy nhà, móc điện thoại ra cười nói xôn xao... thì một lúc cả tang gia sẽ bối rối. Hay đi đám cưới thì con lao lên sân khấu, rên rỉ hát mấy bài nội dung toàn tan vỡ và chia tay. Một hồi là bị cô dâu chú rể rượt dí con chạy có cờ luôn. Ngồi uống cà phê với một nhóm bạn, con phải tìm điểm chung của tất cả mọi người để ai cũng có thể tham gia vô nói, chứ trong nhóm có một anh rành bóng đá, còn tất cả các chị còn lại thì chỉ biết nấu ăn, con hào hứng nói bóng đá với anh kia, mấy chị còn lại sẽ chán, muốn bỏ về. Nên người thông minh nhất là người tìm điểm chung nhiều nhất, rồi triển khai cho họ góp chuyện. Thật ra, cứ hai người con gặp ngoài đường bất kỳ, họ đều có điểm chung cả, tại con không biết nhận ra ấy thôi. Ví dụ, họ đều là người Việt Nam, đều biết tiếng Việt, đều đang đi xe máy, đều thích ăn cơm hơn ăn phở, đều đọc Tony Buổi Sáng... Con chụp lấy khai thác liền, thế là mọi người đều rôm rả tham gia, giao tiếp sẽ đạt đến mức xuất sắc, ai nấy đều nhìn con, yêu mến, say mê.
Nhưng con cũng phải để ý tránh làm tổn thương hay tự ái cho người nghe khi đề cập đến điểm yếu của họ. Vừa giao tiếp vài câu, mình phải lanh lợi nhận ra điểm yếu của từng người để đưa vô list các chủ đề nhạy cảm, phải lái qua đề tài khác nếu ai đó đề cập. Giả dụ trong nhóm ngồi uống cà phê đó, có một anh rất xấu trai, mà có một chị cứ mãi huyên thuyên về sự thanh tú của dượng, thì chắc chắn anh kia cũng mặc cảm, cũng có chút buồn nhẹ. Con nghe thấy thì lập tức lái chủ đề sang hướng khác ngay. Nói: "Dạ mấy anh chị hem biết chứ dượng Tony của con dạo này cũng xuống sắc rồi, À, mà cái bài viết về XYZ hôm bữa chị thấy hay hem, đọc xong em cũng muốn đi Hà Giang". Cái họ sẽ nói theo ý con vừa nói. Con rút kinh nghiệm, con chỉ đề cập chuyện ngoại hình của dượng khi đi cà phê với Alain Delon hay Lương Triều Vỹ, con nhé.
Dượng
Chuyện ăn chuyện nói (Bài 2): Ăn nói có duyên
Ăn và nói đi chung với nhau, nên người ta hay bảo "thằng đó ăn nói được lắm" hay "con bé đó ăn nói khôn khéo, vừa khôn vừa khéo". Có hai điểm mà người ta hay quánh giá trong giao tiếp ứng xử, là Nói và Ăn. Hôm bữa dượng tiến cử một "con dượng" vô công ty kia thực tập, vô hai tháng sau, gặp sếp hỏi thử thấy nó ăn nói có được hem thì nhận vô làm giùm", người ta phán "Thằng đó Ăn được lắm". Dượng chỉ biết khóc...
Trở lại việc gặp đối tượng giao tiếp, mình phải khéo léo và tế nhị. Quan sát và để ý để chọn lời lẽ cho phù hợp. Luôn đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Gặp người muộn gia đình, hay chưa có bồ bịch gì, mình không nên nói tổ ấm riêng, nói chuyện con chuyện cái. Vì người ta không có để có thể góp chuyện. Nên mình có thể nói độc thân cũng có cái hay của nó, nhiều lúc em cũng muốn độc thân như chị để tự do đi đây đi đó, chắc chị đi du lịch nhiều lắm hả. Thế là chị ấy mặt sáng rỡ, thao thao ngay, vì bắt trúng đề tài. Khoe liền đã đi 25 nước. Hay gặp một anh nông dân ở quê, thì những đề tài như vũ trường, siêu thị...mình nên tránh. Nếu ảnh có than thở ở quê buồn, thì mình đừng có hùa theo. Cũng đừng nói ủa anh sao hẻm lên Sài Gòn sống, ở chi dưới này buồn thấy mẹ dzậy anh. Ảnh sẽ tủi thân, uống gụ và "mỗi khi chiều về, anh ngồi khóc bên dòng sông". Mình nên nói là em ớn sự xô bồ ồn ào ở phố thị rùi anh ơi. Sống ở phố chán lắm. Anh đang "trồng cây gì, nuôi con gì", năng suất ra sao? Có xài phân bón thuốc sâu của hãng Phượng Tím hem? Nói em thích quê anh quá hà, em thích sự bình yên của lục bình tím ngắt trôi sông, em thích tiếng bìm bịp kêu chiều nghe tha thiết. Em thích và em thích. Anh may mắn ở đây vì có không khí trong lành mát mẻ, về già em sẽ dọn nhà xuống đây ở với anh. Nghe vậy là ổng mát ruột mát gan, lao ra vườn, gà vịt heo qué gì cũng bắt làm thịt cho mình nhậu.
À, nói nhậu mới nhớ, có lần dượng nhậu với một nhóm thương nhân giàu có và một số cán bộ tín dụng ngân hàng mà mấy đại gia ấy đang giao dịch. Lúc cao hứng, mọi người thao thao bất tuyệt về sử Tàu như Tam Quốc, Khuất Nguyên... Cậu cán bộ ngân hàng hỏi anh Tony ơi, Khuất Nguyên sống ở đời nhà gì ở Trung Quốc ấy nhỉ, cái dượng nói Khuất Nguyên là người nước Sở thời chiến quốc. Một ông đại gia tên Thành nhảy vô, tụi mày trật hết, ăn học cho lắm vào nhưng rất ngu, Khuất Nguyên thì rõ ràng là đời nhà Nguyên rồi. Cái mọi người cãi qua cãi lại, cái cậu nhân viên ngân hàng âm thầm tra google trên Iphone, tra xong cái á, đúng rồi, anh Tony nói đúng, anh Thành nói sai, đây nè, thông tin như thế này thế này rồi đọc to lên. Ổng kia quê, giận tái mặt. Mắt ổng liếc một cái, dượng đoán là "rùi xong đời mày nha con, mai tao rút hết tiền gửi qua ngân hàng khác". Dượng thấy căng, cũng tội nghiệp cho cậu cán bộ tín dụng kia, lỡ chưa học kỹ năng giao tiếp nên mắc phải chút sai lầm. Cái dượng trổ tài liền, nói anh Thành cũng nói đúng, đời nhà Nguyên thì cũng có bao nhiêu là Khuất Nguyên, tên riêng mà, Trung Quốc dân số đông, trùng tên nhiều lắm. Nhưng bây giờ tất cả đều Khuất bóng, chỉ có chúng ta còn ở đây, thôi Dzô. Ông đại gia cười há há, uống cạn ly, nói Tony à, mai anh sẽ mua phân của hãng Phượng Tím để bón cây cảnh trong vườn. Khi người ta ưng bụng, cái gì mình bán họ cũng mua. Bạn nào làm sales nhớ lời dượng dặn.
Có lần dượng đi khách, ông khách này ở Bắc Giang vô. Khách hàng lớn, giàu có vô song. Cái cùng nhau đi thăm đại lý. Ngồi trên xe hơi từ Sài Gòn xuống Cần Thơ, đi tới Long An là ổng tháo giày ra cho mát. Người Việt hay vậy, hay bỏ dép bỏ giày ra ngoài hẻm biết vì sao. Cái bít tất (vớ) của ổng bốc mùi, dượng nói thiệt, chuột chết 3 ngày còn thơm hơn gấp vạn lần. Vậy mà ổng hẻm biết, vô tư cười nói. Miệng ổng thì cũng chả thơm tho gì, vừa mùi thuốc lá vừa mùi nha chu. Lúc đó hẻm biết nói sao để ổng bỏ chân vô lại trong giày nữa. Cũng chỉ muốn ổng im lặng. Nhưng nói gì bây giờ. Sợ ổng phật ý, vì ông này cực kỳ giàu có và quyền lực nên tinh tướng tinh vi lắm, nói huỵch toẹt ra chắc ổng đánh bầm mắt mình luôn. Thế là cả xe phải chịu đựng. Tới Tiền Giang thì anh tài xế bắt đầu tay lái loạng choạng. Mọi người bắt đầu nôn nhẹ. Cô nhân viên đi cùng có một quả quít trong giỏ, cái lấy ra ăn. Dượng và anh tài xế đều xin vỏ quýt để ngửi. Cái ổng nói, ái chà, nhân viên hãng Phượng Tím sao thích ngửi vỏ quýt quá nhỉ, tài xế cũng bị say xe nôn ói là sao? Đâu khoảng 1 giờ sau thì ổng cũng buồn nôn, bèn bỏ chân vô lại trong giày, vì sợ ói vô đôi giày Ý cả ngàn đô. Mừng hết biết.
Trong trường hợp này, ngôn từ trở nên bất lực, mình nói sao cũng chết, nên mình chuyển qua hành động, hy vọng họ nhận ra mà thay đổi. Mở cửa sổ xe cho gió nó vô át bớt mùi, ngừng lại tạt vô chỗ nào đó uống nước... sẽ giúp mình tồn tại được, còn không thì lâu lâu đứng cạnh xe rác ngửi cho nó quen mùi, sau này mùi gì cũng thấy thơm cả. Và mình nhớ, đừng bao giờ rút chân ra khỏi giày ở chốn công cộng nhé, vì mùi hôi của mình có thể mình không nhận ra, nhưng là cực hình với người khác. Và vì thể loại này trong xã hội mình cũng nhiều, nên tốt nhất đi đâu cũng thủ sẵn một quả quýt. Nên thấy ai đi đường mà cầm quả quýt, thì hỏi có phải "câu lạc bộ con dượng" hem. Còn thấy ai bị hôi chân mà hẻm có ý tứ gì cả, thì share bài này cho họ đọc.
Chuyện ăn
Bữa nay, dượng chia sẻ về chuyện ăn. Bài này đặc biệt hữu ích cho bạn nào muốn trở thành công dân toàn cầu hay một nhân viên kinh doanh giỏi.
Ăn là cái đầu tiên trong tứ khoái của con người. Với người Việt mình, cái ăn nó quan trọng vì mấy ngàn năm trong lịch sử, chiến tranh và đói kém liên miên. Nên mới có ăn giỗ, ăn Tết, ăn cưới, ăn mày, ăn xin, ăn năn... cái chi cũng liên quan đến việc ăn. Thậm chí một bác sĩ thường nói với người nhà bệnh nhân bị bệnh nan y là thôi đem về, coi muốn ăn gì thì cho ăn, nói vậy là biết rồi, trước khi rời khỏi cuộc đời, nên nếm được nhiều của ngon vật lạ. Tây cũng vậy thôi, họ cũng hay list ra danh mục top các món ăn phải ăn trước khi chết. Nghe nói có chả cá Lã Vọng và chả giò của mình cũng lọt trong top 100.
Trở lại vụ ăn uống, thật ra cái ăn nó phong phú ghê lắm, vô cùng vô tận. Nhưng đặc trưng lớn nhất là ẩm thực gắn liền với sản vật thiên nhiên ở địa phương. Nếu ở nơi cây trái tốt tươi, tôm cá đầy sông... như miền Tây Nam Bộ, thì ẩm thực ở đó phong phú hơn vùng cát trắng nắng chang chang như Phan Rang. Tương tự thì ở Thái Bình, món ăn sẽ đa dạng hơn ở cao nguyên đá Đồng Văn Lũng Cú. Có lần dượng đưa đoàn khách Việt Nam đi Ấn Độ, đến ngày thứ 3 là khách bắt đầu ngán, nói sao ăn gì cũng mùi cà ri không vậy, lại chả có rau ăn lá gì cả, rau ăn lá chỉ dừng lại ở salad bắp cải còn chủ yếu là củ và quả như cà rốt, hành tây, dưa leo, củ cải, bầu bí và hết. Nên có ông khách đại gia ở miền Tây nổi cáu, nói mày tiếc tiền chứ đưa vô khách sạn 5 sao thử coi, tụi tao muốn ăn rau muống xào tỏi, rau lang luộc, canh mồng tơi rau đay nấu tôm, tao muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tony nói anh à, thiệt là không có. Ổng chửi quá nên cũng dắt vô ăn buffet ở khách sạn lớn nhất New Delhi, ổng đi một vòng coi hết các món ăn và chửi, mẹ, biết vậy tao ở nhà cho rồi.
Ở xứ Ấn hay Ả rập, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm nó cao, nên rau ăn lá không có nhiều, và dẫn đến tập quán ăn uống như vậy. Cũng vì khí hậu nên họ phải tẩm ướp thịt cá với các loại gia vị cay nồng, mới có thể bảo quản được lâu. Chưa kể là thói quen ăn bốc bằng tay, nên canh cua rau đay sao ăn được. Cũng vì thói quen ăn bằng tay mà các nước như Indo, Philippine..., dù rau ăn lá cũng tốt tươi nhưng họ không thể ăn giống mình, mà lại chủ yếu ăn đồ nướng, các món đều trộn nước cốt dừa sền sệt để bốc lủm vô miệng cho dễ. Nên dân vùng này mụn thôi là mụn, lại béo bụng chứ không có thon thả giọt đàn bầu như dân mình.
Còn Trung Quốc thì khí hậu mùa đông khắc nghiệt, nên họ ăn dầu mỡ nhiều, món rau nào cũng xào và mỡ có khi ngập dĩa. Vùng Nội Mông, Mông cổ hay Tân Cương, các nước Trung Á... thì lại nấu cơm bằng mỡ cừu, nên nếu mình dị ứng với mùi cừu thì đi mấy vùng nay, tốt nhất là thủ một vali đầy mì gói. Người Hàn thì cái gì cũng kimchi, thậm chí phở Hòa ở Seoul dọn kèm dĩa kim chi thay vì dĩa rau thơm. Ở Nga hay Đông Âu, các món của họ mặn hơn khẩu vị của mình, như món thịt muối, cá hồi xông khói... rất mặn, thậm chí mặn đắng luôn nếu mình không ăn kèm với olive chua hay dưa leo ngâm chua.
Nói như vậy để mình chuẩn bị, trang bị cho mình kiến thức về ẩm thực trước khi đi sang đó. Nói chứ ăn uống nó quan trọng, mình đi dài ngày, không thích ứng được với thức ăn địa phương đó thì sẽ không có sức để làm việc hay học tập. Nếu mình quen cứ sáng nào cũng phải điểm tâm bằng một tô phở, trưa phải ăn lòng lợn lá mơ, tối phải đủ 3 món canh mặn xào mới ăn vô được, thì việc hòa nhập với bên ngoài hơi khó. Như dượng, từ lúc xác định mình đi làm thương mại quốc tế, phải tập ăn uống quốc tế luôn. Có những bữa tự dượng phải lên nhà hàng Ấn Độ, thử hết mọi món từ Nan đến Masala... nên qua Ấn ở vài tháng chả sao. Hay có bữa dượng không ăn cơm, ăn bánh mì bơ tỏi, thịt nguội, xúc xích, khoai tây... cho quen. Hay bữa nào tiền rủng rỉnh tí thi vô sushi bar ăn đồ sống của Nhật, ban đầu cũng không quen, nhưng sau này thì ghiền luôn. Hay dượng ráng ăn thịt cừu, thịt nướng kebab, fastfood... dù thấy chẳng ngon lành gì. Mình tập vậy để đi công tác, sau một ngày làm việc cật lực, tối về thì lại tiệc tùng nhậu nhẹt, hôm sau lại phải di chuyển với những khoảng cách rất xa... mình mà ăn uống khó quá, chỉ một tuần là đuối, chỉ muốn về nước chứ tiền đâu vô mấy nhà hàng Việt nam bên đó suốt ngày. Như cái anh đại gia hôm ở Ấn Độ, hôm sau đi gặp gỡ thương mại, ảnh không đi nổi, chỉ nằm ở khách sạn thoi thóp với mấy gói mì tôm chờ hôm sau nữa thì về nước, trong khi mấy đối tác khác thì lên gặp tay bắt mặt mừng, hợp đồng ký quá trời, còn anh đại gia nọ thì lỡ hết các cơ hội. Nên chỉ về bán cho đại lý dưới ruộng dưới vườn, để ăn cá kho tộ canh chua suốt ngày chứ buôn bán quốc tế hẻm được.
Hồi đó dượng có tuyển một nhân viên làm kinh doanh, mọi thứ đều hoàn hảo trừ ăn uống khó. Nên khách nước ngoài qua, nó nói thôi Tony à, mày cho bạn này làm văn phòng đi, chứ kinh doanh không hợp. Cá da trơn không ăn. Gà thì sợ phong sợ ngứa. Hải sản thì dị ứng. Chuối thì nói mùi hôi. Heo bò chỉ ăn nạc mềm, chỉ luộc không được nướng. Sữa không tiêu được. Tiêu sợ nóng. Ớt không ăn. Nên đi ăn với nó, thấy chén cơm với nước mắm mà tội nghiệp. Hỏi ra mới biết do mẹ nó từ nhỏ có chế độ ăn uống khó khăn như vậy, nên nó quen, lớn rồi sửa không được. Tính tình nó cũng bảo thủ nữa. Nên cũng thấy tội, nhiều cơ hội trải nghiệm với thế giới bên ngoài bị bỏ qua, cũng do ăn uống khó...
Chúc các con tự tin xách giỏ ra thế giới bên ngoài làm việc, học tập, vui chơi... mà không phải gặp rào cản nào. Mình phải biết mình là ai. Nếu mình nghĩ mình là cá mập thì phải bơi ngoài đại dương, cá ngừ cá kiếm thì ngoài biển, cá hô cá chép thì ra sông mà vẫy vùng... chứ quanh quẩn trong ao làng làm chi, giành thức ăn chi với mấy con lòng tong tội nghiệp. Còn mình lười học tập thì suốt đời chịu phận cá lòng tong, thì thôi đừng bon chen, ra ngoài sông một cái là bị nó vớt về kho tộ hết nhá. Dượng yêu các con nhiều lắm...
Phải có những bước đầu tập tễnh ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng những cú nhảy vọt, ngay cả những nhà hùng biện tài ba nhất cũng đã từng có những buổi diễn thuyết nhạt nhẽo mà chẳng ai muốn nghe cơ mà. Đã là kỹ năng thì phải tập luyện thật nhuần nhuyễn, mới mong cải tạo được, mặc dù bước đầu có thể khó khăn, nhưng khi đạt được từng chút một sẽ càng có động lực thúc đẩy. Kỹ năng và kinh nghiệm là thứ đi theo bạn ở mọi lúc, mọi nơi, là công cụ để thể hiện giá trị của bản thân một cách tốt nhất. Mong rằng bạn có thể suy ngẫm thật kĩ, áp dụng thật hiệu quả những bài học trên. Hãy tự tin giao tiếp, trau chuốt thật nhiều về tài ăn nói cũng như chuẩn bị hành trang thật kỹ lưỡng chờ ngày mang mình ra biển lớn.
Hình ảnh: Thanh Thảo
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Thông tin chung

  • Ngày hết hạn: 29/09/2021
  • Thu nhập: Thỏa thuận
HOT

Job hot

Công ty cổ phần xây dựng Alphaco Hà Nội
Thỏa Thuận
Hải Dương
Hawee Group
Thu nhập 13 triệu - 25 triệu VND
Hà Nội, Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN X-MEDIA
Từ 20 - 25 triệu VND/tháng
Hà Nội
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ BIG HOLDING
15 Triệu - 20 Triệu VND
Hà Nội
CÔNG TY TNHH AEON VIỆT NAM
Thỏa Thuận
Hà Nội

Job liên quan

Công ty TNHH XNK Nam Thái Sơn Phương Bắc
20 triệu - 50 triệu
CÔNG TY CỔ PHẦN HAPLAST
Thu Nhập Lên Tới 70 Tr
Hà Nội
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM SẢN VIỆT LINH
Thoả thuận
Hà Nội
Công ty TNHH Vàng Ban Mê
Từ 15 đến 40 triệu
Hồ Chí Minh, Vĩnh Long

Việc làm tương tự

Công ty TNHH XNK Nam Thái Sơn Phương Bắc
20 triệu - 50 triệu
24/10/2024
CÔNG TY CỔ PHẦN HAPLAST
Thu Nhập Lên Tới 70 Tr
27/10/2024
Hà Nội
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM SẢN VIỆT LINH
Thoả thuận
27/10/2024
Hà Nội
Công ty TNHH Vàng Ban Mê
Từ 15 đến 40 triệu
28/11/2024
Hồ Chí Minh, Vĩnh Long
CÔNG TY CỔ PHẦN DILIGO HOLDINGS
Cạnh tranh
16/10/2024
Hà Nội
Công ty TNHH Bình Việt Đức
14 Tr - 17 Tr VND
01/11/2024
Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ A&B VIỆT NAM
Thương lượng
07/10/2024
Hà Nội, Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÉP POSHACO
15 - 25 triệu VNĐ
06/10/2024
Hà Nội
CÔNG TY TNHH POMPOUS SƠN THÀNH PHÁT VIỆT NAM
8 Tr - 15 Tr VND
04/10/2024
Hà Nội
Công Ty TNHH GOLD TOMATO
thu nhập từ 8 triệu - 20 tr
16/10/2024
Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.