1. Thiết lập & duy trì hệ thống
quản lý chất lượngTổ chức hệ thống Quản lý chất lượng của công ty theo ISO 9001, FSC, HACCP.
Xây dựng, lập kế hoạch, theo dõi kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Thiết lập và hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến quy trình quản lý chất lượng và hoạt động của Phòng QA.
Tiếp nhận và đề xuất xây dựng các thông số kỹ thuật về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì đóng gói trong quá trình sản xuất và
giao hàng dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm
Tham gia thực hiện các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ của Công ty
Tổ chức và giám sát công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, các nguồn phụ liệu sử dụng trong sản xuất.
3. Phân tích và xử lý sự cố chất lượng
Tham gia cùng các phòng ban để giải quyết các sự cố chất lượng trong quá trình sản xuất, khiếu nại của khách hàng và khiếu nại nhà cung cấp nhằm xử lý, khắc phục/phòng ngừa các sự cố liên quan đến chất lượng nguyên vật liệu & sản phẩm;
Quản lý rủi ro và phối hợp với các bộ phận liên quan tìm hiểu nguyên nhân và đề ra hướng giải quyết kịp thời và có những hành động khắc phục phòng ngừa liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
4. Báo cáo: Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng và đề xuất cải tiến quy trình.
5. Quản lý, đào tạo, phát triển nhân viên
Tổ chức,
quản lý điều hành hoạt động phòng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm soát của công ty, sử dụng nguồn lực phòng chất lượng an toàn, hiệu quả.
Hướng dẫn, đào tạo nhân viên cấp dưới thực hiện công việc của phòng.