Lọc nâng cao

Việc làm chuyên viên pháp chế (738 việc)

Ưu tiên:
Up

Chuyên Viên Pháp Lý Mảng Tố Tụng

Công ty Luật TNHH Vạn Phúc Lộc
Bình Dương
Từ 10-25 triệu
  • Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công
  • Tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề pháp sinh
Up

Chuyên viên Pháp chế

Công ty Cổ Phần Cen Academy
Hà Nội
18 - 30 triệu
  • Tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý khác của Tập đoàn theo sự phân công của Trưởng ban pháp chế
  • Pháp chế doanh nghiệp ❘ Bất động sản
Up

Nhân Viên Pháp Chế

Công ty Cổ Phần Đối Tác Chân Thật - GENUINE PARTNER
Hồ Chí Minh
15 - 20 triệu
  • Lưu trữ tài liệu, hồ sơ của bộ phận Pháp chế
  • Kinh nghiệm: 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp chế Doanh nghiệp
Up

Chuyên viên Pháp Chế

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Gốm Sứ Việt Hương
Đà Nẵng
Thỏa thuận
  • Pháp chế doanh nghiệp ❘ Nhân sự - Hành chính - Thư ký
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý: tham gia soạn thảo hợp đồng, văn bản, hồ sơ giao dịch
Up

NHÂN VIÊN PHÁP LÝ

VIA ENGLISH ACADEMY
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long
8 - 10 triệu
  • Soạn thảo/đàm phán/kiểm soát tính pháp lý các hợp đồng, văn bản giao dịch của Công ty với các đối tác
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp lý các vụ việc phát sinh cho các đơn vị/phòng trong Công ty

Senior Legal Counsel

Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Pháp lý đầu tư và doanh nghiệp
  • Tư vấn, thẩm định, rà soát pháp lý hồ sơ, tài liệu, hợp đồng trong hoạt động đầu tư, mua bán-sáp nhập (M&A) của Công ty, hoặc Nhóm Công ty
Up

Nhân viên Pháp chế (Partime)

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN SEMEC
Hà Nội
8 - 12 triệu
  • Chuyên môn: Luật, pháp
  • Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý của công ty

Senior Legal Counsel

CÔNG TY CỔ PHẦN DATVIET VAC GROUP HOLDINGS
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Tư vấn pháp luật và phổ biến kiến thức pháp luật cơ bản cho nhân viên khi có nhu cầu
  • Tư vấn pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh/lao động và phổ biến kiến thức pháp luật cho nhân viên khi có nhu cầu:
Up

Chuyên viên Pháp chế

CÔNG TY CỔ PHẦN LIBERA PREMIUM CLUB
Hồ Chí Minh
16 - 20 triệu VNĐ
  • Chủ trì soạn thảo, thẩm định, hoàn thiện hệ thống hợp đồng, biểu mẫu văn bản, tài liệu do pháp chế thực hiện
  • Tốt nghiệp Đại học Luật ưu tiên chuyên ngành Luật kinh tế, ưu tiên ứng viên đã có thẻ hành nghề luật sư
Ngân Hàng TNHH MTV Woori Việt Nam - Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh
Hà Nội
Từ $800
  • Cập nhật và phổ biến các tài liệu pháp chế nội bộ mới hoặc đã hết hạn với hệ thống Ngân hàng
  • Phát triển và quản lý hệ thống thông tin, tài liệu nội bộ và các giấy giờ pháp lý có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng
Up

Nhân viên Pháp chế

Vega Corporation
Hà Nội
12 - 18 triệu
  • Các công việc khác về chuyên môn pháp lý theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty và người quản lý
  • Pháp chế doanh nghiệp
Up

Nhân viên Pháp chế

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUINN HÀ NỘI
Hà Nội
9 - 12 triệu VNĐ
  • TN các trường ĐH chuyên ngành Luật
  • Được đóng BHXH, chế độ ngày phép, teambuilding, thưởng lễ tết, review tăng lương,
Up

Chuyên viên Pháp chế

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ XNK ĐỨC TÍN
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Phụ trách các vấn đề liên quan đến pháp lý của công ty
  • Tham gia các hoạt động tố tụng được phân công từ Ban giám đốc, nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty

Thực tập sinh

Công ty Luật TNHH Pháp lý JBA
Hà Nội
Thỏa thuận
  • Chuyên viên pháp lý ❘ Tư vấn pháp lý ❘ Dịch vụ pháp
  • Công ty Luật TNHH Pháp lý JBA thông báo tuyển dụng: Thực tập sinh
Up

Giám Đốc Pháp Chế

Công ty cổ phần TM - DV Bến Thành
Hồ Chí Minh
19 - 23 triệu
  • Tham mưu công tác quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận pháp chế
  • Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động của bộ phận pháp chế
Up

Chuyên Viên Pháp Lý

Văn Phòng Luật Sư Phan Law Vietnam
Hồ Chí Minh
7 triệu - 10 triệu
  • Nghiên cứu các vấn đề pháp lý theo yêu cầu
  • Cập nhập, văn bản pháp luật mới
Up

Legal Admin

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHẠM Và CÁC CỘNG SỰ
Hồ Chí Minh
Thoả thuận
  • Các chế độ bảo hiểm theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Công việc trợ lý pháp lý:
Up

Tuyển Nhân viên Pháp chế

Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên
Thỏa thuận
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh cho các Phòng/Ban/Bộ phận của Công ty và Công ty thành viên
  • Tham gia xử lý các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban Pháp chế
Up

Chuyên Viên Hồ Sơ Pháp Lý

CÔNG TY CP TRUNG THÀNH LONG AN
Hồ Chí Minh
10 - 12 triệu VNĐ
  • Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật, ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề Luật sư
  • Có kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động của pháp chế của doanh nghiệp

Chuyên viên Pháp lý (Legal Executive)

CÔNG TY TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ AN PHA
Hồ Chí Minh
Thỏa thuận
  • Pháp chế doanh nghiệp ❘ Chuyên viên pháp
  • Quản lý, kiểm soát, thực hiện các vấn đề pháp lý tại các cơ sở
Tìm kiếm gần đây
    Chuyên viên pháp chế (hay còn gọi là chuyên viên tư vấn pháp luật) là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo giá trị pháp lý của các giấy phép và hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết về công việc của một chuyên viên pháp chế, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của JOBOKO.com nhé.

    MỤC LỤC:
    I. Tổng quan công việc chuyên viên pháp chế
    II. Chuyên viên pháp chế cần thành thạo những kỹ năng nào?
    III. Cơ hội và thách thức của các chuyên viên pháp chế
    IV. Mức lương của Chuyên viên pháp chế
    V. Tầm quan trọng của Chuyên viên pháp chế đối với doanh nghiệp
    VI. Học trường nào ra làm Chuyên viên pháp chế?

    chuyen vien phap che
    Tìm hiểu công việc của vị trí chuyên viên pháp chế

    Tìm hiểu chi tiết về việc làm chuyên viên pháp chế

    I. Tổng quan công việc chuyên viên pháp chế

    1. Chuyên viên pháp chế là gì?

    Chuyên viên pháp chế hay còn được gọi là chuyên viên tư vấn pháp luật là người thực hiện soạn thảo các văn bản pháp luật nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi các rủi ro và dành được quyền và lợi ích hợp pháp.

    2. Chuyên viên pháp chế làm những việc gì?

    • Hẹn gặp trực tiếp với đại diện doanh nghiệp và tìm hiểu vấn đề họ đang gặp phải: Cuộc hẹn gặp trực tiếp giữa chuyên viên tư vấn pháp luật và đại diện doanh nghiệp sẽ khiến vấn đề trở nên tường minh để tìm ra giải pháp nhanh chóng và dễ dàng.
    • Cung cấp các gói dịch vụ tư vấn tốt nhất đối với doanh nghiệp và tiến hành kí kết hợp đồng: Đó là khởi đầu quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp. Hợp đồng cần đảm bảo đầy đủ các điều khoản, trách nhiệm và quyền lợi của hai bên.
    • Cập nhật các điều luật mới nhất của các Bộ Luật sửa đổi bổ sung theo Hiến pháp nhà nước cho doanh nghiệp: Chuyên viên pháp chế có trách nhiệm cập nhật các điều luật mới nhất cho doanh nghiệp để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp và định hướng doanh nghiệp đến những quyết định sáng suốt nhất.
    • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền (nếu cần): Chuyên viên pháp chế cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan thẩm quyền. Bởi vậy, họ cũng giống như những đại diện pháp lý bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
    • Chịu trách nhiệm cho các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp: Là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn pháp luật cần tham gia phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp.
    • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho quá trình tranh tụng giữa doanh nghiệp và bên đối thủ và đảm bảo chiến thắng: Giống như một Luật sư, chuyên viên pháp chế có trách nhiệm đứng về phía "thân chủ" của mình và dùng sức mạnh pháp lý để bênh vực quyền và lợi ích của "thân chủ".
    • Tiến hành giám sát, quản lý một nhóm Chuyên viên pháp chế: Làm việc nhóm sẽ giúp tối ưu hóa việc học hỏi kinh nghiệm và tìm ra giải pháp hiệu quả cho từng vụ kiện. Bên cạnh đó, lượng công việc sẽ được san sẻ bớt khiến bạn sẽ hiếm khi phải đối mặt với dãy dài deadline thúc giục.

    Để hiểu rõ hơn về việc làm của chuyên viên pháp chế các bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm bài viết mô tả công việc chuyên viên pháp chế để nắm được công việc chi tiết, đồng thời đưa ra sự đánh giá của bản thân về mức độ phù hợp để dễ dàng lựa chọn cho mình vị trí thích hợp nhất. Các bạn hãy cùng tìm hiểu và đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé.

    Đọc thêm: Mô tả công việc Chuyên viên pháp chế chi tiết nhất

    chuyen vien phap che
    Yêu cầu công việc của chuyên viên pháp chế là gì?

    3. Có những công việc nào cần chuyên viên pháp chế?

    Dưới đây là các ngành nghề "săn lùng" chuyên viên pháp chế:
    • Kế toán - kiểm toán.
    • Luật pháp.
    • Kinh doanh.
    • Dịch vụ nhà hàng - khách sạn.
    • Dược phẩm.
    • Xây dựng - kiến trúc.
    • Chứng khoán.
    • Bất động sản.
    • Ngân hàng - bảo hiểm.
    • Điện lực.

    II. Chuyên viên pháp chế cần thành thạo những kỹ năng nào?

    1. Kỹ năng giao tiếp

    Chuyên viên pháp chế cần thành thạo cả giao tiếp bằng lời và giao tiếp bằng văn bản trong quá trình làm việc với đồng nghiệp và đối tác doanh nghiệp với thông điệp rõ ràng và chặt chẽ để hạn chế hiểu lầm. Từ đó, họ có thể dành được nhiều hợp đồng có lợi và củng cố uy tín cá nhân. Các bạn cùng tham khảo Kỹ năng giao tiếp để luôn được đối tác, khách hàng đánh giá cao nhé.

    2. Kỹ năng đàm phán

    Giống như một luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật cần sở hữu kỹ năng đàm phán để đạt được mục đích đàm phán trong từng trường hợp cụ thể như ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

    3. Hiểu biết về luật pháp

    Đây có lẽ là điều kiện tối cần thiết của một chuyên viên tư vấn pháp luật bởi có hiểu biết toàn diện về các bộ luật của các ngành nghề sẽ giúp bạn tư vấn chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của các đối tượng doanh nghiệp và các vụ việc cụ thể, giúp họ dễ dàng thắng kiện.

    4. Am hiểu các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp

    Chuyên viên pháp chế cũng giống như một luật sư. Bên cạnh việc hiểu luật và khả năng áp dụng các điều luật có lợi cho thân chủ, họ còn phải đảm bảo các hoạt động của mình đảm bảo các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp như bênh vực và bảo vệ quyền con người, quyền sở hữu trí tuệ,...

    5. Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề

    Các tình huống khó khăn cần thời gian để xử lý từng bước, bởi vậy quá trình tư duy để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề vô cùng quan trọng đối với kết quả cuối cùng và nỗ lực của chuyên viên pháp chế. Chính vì thế kỹ năng giải quyết vấn đề đối với công việc này là rất cần thiết và được chú trọng, các bạn sẽ đưa ra các hướng giải quyết thích hợp nhất cho từng tình huống sảy ra.

    Bên cạnh đó, bạn hãy coi các vấn đề của doanh nghiệp cũng chính là vấn đề của mình bởi vậy, rèn luyện kỹ năng tự xử lý khủng hoảng cá nhân cũng giúp hình thành tư duy phản xạ trong giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Cùng với đó thì Kỹ năng tư duy sáng tạo cũng giúp cho bạn tìm ra những điều mởi mẻ hơn cho công việc của mình đạt kết quả tốt hơn.

    6. Kỹ năng sử dụng công nghệ

    Chuyên viên tư vấn pháp luật cũng cần phải thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cơ bản như Microsoft Word, phần mềm thuyết trình PowerPoint và bảng tính Excel,... để tối ưu hóa các văn bản pháp luật và các phần việc cần đảm nhận. Ở thời đại công nghệ số thì những người có Kỹ năng công nghệ hứa hẹn sẽ góp phần tăng hiệu quả và năng suất làm việc tối đa.

    7. Kỹ năng quản lý thời gian

    Việc hoàn thành hợp đồng đúng hạn và đảm bảo các giá trị pháp lý luôn là trách nhiệm của Chuyên viên tư vấn pháp luật bởi đó là thành quả sau một quá trình nỗ lực của bạn và cả nhóm và cũng là một cách tôn trọng doanh nghiệp. Các bạn cùng tìm hiểu Kỹ năng quản lý thời gian khéo léo hỗ trợ bạn giải quyết và thực hiện công việc nhanh chóng.

    8. Khả năng ngoại ngữ

    Thành thạo từ 2 ngoại ngữ trở lên: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn,... sẽ giúp chuyên viên pháp chế nâng cao năng lực từ việc mở rộng kiến thức từ các nguồn tài liệu pháp luật phong phú. Đồng thời, đó cũng là cơ hội mở rộng đối tượng doanh nghiệp và gia tăng uy tín. Để có được kỹ năng ngoại ngữ tốt, các bạn hãy cùng tham khảo ngay cách rèn luyện để trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ hiệu quả, hỗ trợ công việc tốt hơn nhé.

    tim viec lam chuyen vien phap che
    Để trở thành chuyên viên pháp chế cần có những yêu cầu gì

    III. Cơ hội và thách thức của các chuyên viên pháp chế

    1. Cơ hội

    1.1. Bão lương khủng

    Tuyển chuyên viên pháp chế với mức lương dao động từ 5 đến 30 triệu đồng tùy vào số năm kinh nghiệm và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, hãy cố gắng trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm ngay từ bây giờ để sở hữu mức lương cao nhất bạn nhé.

    1.2. Môi trường làm việc

    Có sẵn nhiều cơ hội việc làm Chuyên viên pháp chế với đa dạng các công ty thuộc mọi ngành nghề. Chuyên viên pháp chế có thể làm việc tại các phòng pháp chế hoặc bộ phận tư vấn luật của doanh nghiệp, các văn phòng luật. Môi trường làm việc của Chuyên viên pháp chế khá tốt, đều là giải quyết công việc tại văn phòng. Tuy vậy, công việc này cũng rất áp lực, cần đảm bảo sự chính xác khi xử lý mọi giấy tờ, công văn, hợp đồng và đặc biệt là các vụ kiện cáo, tranh chấp.

    1.3. Cơ hội thăng tiến

    Cơ hội thăng tiến của Chuyên viên pháp chế phụ thuộc vào việc có kinh nghiệm làm việc, các mối quan hệ và quan trọng nhất là hoàn thành các chương trình học nâng cao, học lấy chứng chỉ ngành luật, v.v. Trong những công ty vừa và nhỏ thì thường chỉ có 1 Chuyên viên pháp chế nhưng ở những tập đoàn lớn sẽ có cả một đội ngũ pháp chế đông đảo và bạn có thể tìm thấy mục tiêu nghề nghiệp, hoạch định cho con đường thăng tiến của mình ở đó.

    Một Chuyên viên pháp chế có thể tốn 3 - 5 năm hoặc lâu hơn để lên trưởng phòng pháp chế và trên 10 năm để làm giám đốc pháp chế. Trong nhiều trường hợp, nếu Chuyên viên pháp chế không chỉ có chuyên môn ngành luật xuất sắc mà còn cho thấy năng lực kinh doanh và có định hướng kinh doanh thì ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm bạn sang các vị trí quản lý trong công ty như CEO hay tương đương.

    Cơ hội thăng chức và phát triển sự nghiệp của Chuyên viên pháp chế phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của bản thân bạn cũng như mục tiêu, định hướng. Nếu muốn theo hướng chuyên môn thì bạn có thể học để trở thành Luật sư hay Công tố viên, Thẩm phán.

    Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm Chuyên viên pháp chế

    2. Thách thức

    2.1. Đầu vào khó

    Để trở thành một Chuyên viên pháp chế, bạn không chỉ cần tốt nghiệp bằng Cử nhân mà còn cần sở hữu chứng chỉ hành nghề Luật sư. Để sở hữu chứng chỉ này, bạn cần thực tập ở một tổ chức hành nghề Luật sư trong 12 tháng và vượt qua bài kiểm tra cuối kỳ tập sự.

    2.2. Áp lực công việc

    Một ngày của luật sư bắt đầu bằng một danh sách dài các lịch hẹn với khách hàng và dãy dài các văn bản pháp luật phải xử lý với các điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp.

    chuyen vien phap che
    Những thách thức chuyên viên pháp chế phải đối mặt

    IV. Mức lương của Chuyên viên pháp chế

    Lương Chuyên viên pháp chế ở mức khá cao, thường là từ 10 triệu trở lên, dao dộng trong khoảng 12 - 18 triệu/tháng và cao nhất có thể lên tới 40 triệu/tháng. Thu nhập của Chuyên viên pháp chế còn có thể bao gồm các khoản thưởng và phụ cấp. Về cơ bản thì càng có thâm niên và làm việc ở những cơ sở lớn, giải quyết được nhiều trường hợp nổi tiếng, điển hình trong ngành thì lương của bạn sẽ càng cao.

    V. Tầm quan trọng của Chuyên viên pháp chế đối với doanh nghiệp

    Hợp tác kinh doanh mở rộng phạm vi, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với công ty quốc tế, đồng thời các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, môi trường, chính sách thi công, vận hành hay tài chính, kế toán đều có thể tạo ra sự phức tạp khi quản lý doanh nghiệp. Chuyên viên pháp chế giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo tuân thủ luật pháp, xử lý kịp thời khi có tranh chấp, kiện cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, v.v.

    Không chỉ vậy, Chuyên viên pháp lý cũng dành phần lớn thời gian để tư vấn cho ban giám đốc công ty về các quy định, luật pháp để đảm bảo việc kinh doanh, các dự án không phạm pháp. Ngoài ra, Chuyên viên pháp lý thiết kế các chương trình để nâng cao nhận thức của nhân viên về các vấn đề pháp luật.

    VI. Học trường nào ra làm Chuyên viên pháp chế?

    Để làm Chuyên viên pháp chế, yêu cầu tối thiểu là bạn phải có bằng cử nhân luật. Một số trường đào tạo ngành luật tốt nhất trên cả nước là:

    • Đại học Luật Hà Nội.
    • Khoa Luật, ĐHQGHN.
    • Đại học Luật TP.HCM.
    • Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM.
    • Khoa Luật, Đại học Huế, v.v.
    chuyen vien phap che
    Những trường đào tạo chuyên viên pháp chế uy tín, chất lượng


    Còn những trường khác có đào tạo ngành luật nhưng không chuyên bằng những trường kể trên. Tùy vào năng lực, khu vực địa lý, điều kiện cá nhân khác mà bạn cho mình trường học phù hợp nhất. Nhiều người cho rằng sinh viên luật tốt nghiệp có thể ngay lập tức đi làm Luật sư, Thẩm phán nhưng thực tế là đa số sinh viên luật làm việc trong các doanh nghiệp trong những vai trò như Chuyên viên pháp chế/Chuyên viên pháp lý.

    Dù không phải vai trò quản lý, lãnh đạo nhưng Chuyên viên pháp chế vẫn là một trong những vị trí quyền lực trong công ty, thường làm việc trực tiếp với ban giám đốc. Để theo nghề này không dễ vì bạn sẽ phải học và rèn luyện nhiều, đặc biệt là phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, giữ cho mình sự tỉnh táo và bình tĩnh trong mọi tình huống. Công việc áp lực nhưng bù lại là mức lương cao và được trọng vọng.


    Để tìm việc làm chuyên viên pháp chế như mong muốn, bạn cần phải trau dồi đầy đủ cho mình những kỹ năng mềm thiết yếu để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, trước tiên phải vượt qua vòng phỏng vấn và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn mới có cơ hội thể hiện được khả năng, kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp chế phổ biến mà JOBOKO.com chia sẻ bạn nên nắm rõ để biết cách trả lời sao cho thông minh và khéo léo.
    hỗ trợ ứng viên

    Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

    Giải thưởng
    của chúng tôi

    Top 3

    Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
    TT&TT 2022.

    Top 15

    Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

    Top 10

    Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

    Giải Đồng

    Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.