Broker là gì? làm sao để trở thành nhân viên giỏi?

07/07/2021 14:30
Ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch đầu tư và hợp tác, broker đã và đang chứng minh được rằng đây là một nghề nghiệp dành cho những người xuất sắc nhất. Vậy, thực chất thì broker là gì và bạn sẽ cần làm gì để thành công trong công việc này?

Nếu như bạn có kiến thức chuyên môn về tài chính, bảo hiểm, chứng khoán hay tương tự và có khả năng giao tiếp tốt, tư vấn cũng như đưa ra lời khuyên hiệu quả thì trở thành broker chắc chắn sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp nhất. JobOKO sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ về việc broker là gì, các vị trí việc làm cũng như thu nhập tiềm năng và cách rèn luyện để trở nên xuất sắc hơn trong vai trò này.

MỤC LỤC:
1. Broker là gì?
2. Các vị trí việc làm phổ biến cho Broker
3. Mức lương của Broker
4. Làm sao để trở thành một Broker thành công?

broker la gi

Tổng quan việc làm Broker và các vị trí Hot

1. Broker là gì?

Broker trong tiếng Việt có nghĩa là người môi giới, phụ trách thay mặt người mua và/ hoặc người bán để trao đổi các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa hoặc tài chính khác nhau. Broker cũng có thể sắp xếp các giao dịch giữa người mua và người bán. Sau khi các bên hoàn thành thỏa thuận, broker sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng tương xứng. Khi broker đóng vai trò là người mua hoặc người bán, họ sẽ trở thành bên chính trong giao dịch. Thực chất, một broker có thể là cá nhân hoặc một công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới.
Mặc dù broker có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng khi nói đến công việc này, đa số mọi người đều nghĩ đến nhà môi giới chứng khoán.

Đọc thêm: Lương của nhân viên môi giới chứng khoán có cao không?

2. Các vị trí việc làm phổ biến cho Broker

Đã từ lâu, hoạt động môi giới phổ biến trong rất nhiều ngành công nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, broker thường đại diện cho người bán. Ví dụ, các nhà môi giới bất động sản được cấp phép hoặc hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư có thể quảng cáo về các dự án bất động sản, căn hộ để bán và chủ động tiếp cận người mua tiềm năng theo nhiều kênh khác nhau. Họ cũng sẽ xác định giá trị thị trường của tài sản nói chung và tư vấn cho khách hàng về chính sách, ưu đãi cũng như các vấn đề liên quan khác.
Mặc dù hầu hết broker làm việc thay mặt cho người bán, một số trong số họ lại đại diện cho người mua. Tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ có thể đại diện cho cả người mua và người bán cùng một lúc vì sẽ gây ra xung đột lợi ích. Môi trường làm việc phổ biến nhất của broker là gì? Chắc chắn đó là thế giới tài chính. Broker sẽ thay mặt khách hàng giao dịch trái phiếu, cổ phiếu và các sản phẩm tài chính khác.

Một số vị trí việc làm cho broker là:

  • Môi giới kinh doanh: Các broker kinh doanh còn được gọi là người trung gian hoặc môi giới chuyển nhượng kinh doanh.
  • Môi giới chứng khoán: Khi nói đến broker là gì, hầu hết mọi người đều nghĩ về môi giới chứng khoán. Làm việc trong vai trò này, bạn thường làm cho công ty môi giới hoặc agency cụ thể, mua và bán cổ phiếu cũng như các tài sản chứng khoán khác - đại diện cho cả khách hàng lẻ và khách hàng doanh nghiệp để đầu tư, kiếm lợi nhuận trên các sàn chứng khoán.
  • Môi giới đầu tư: Các broker đầu tư kết nối người mua và người bán các khoản đầu tư lại với nhau. Ở hầu hết các quốc gia, họ cần phải có giấy phép để đại diện cho người mua và người bán cổ phiếu.
  • Môi giới thế chấp: Các broker trong trường hợp này thường là công ty, đóng vai trò trung gian, thay mặt người dân hoặc doanh nghiệp môi giới các khoản vay thế chấp.
  • Môi giới thông tin: Môi giới thông tin hoặc broker trong lĩnh vực thu thập dữ liệu, thông tin. Họ có thể tiếp xúc với những người có nguồn dữ liệu về cá nhân, nhân vật,... rồi giới thiệu để bán cho người cần với điều kiện tuân thủ các quy định, sử dụng nhiều trong quảng cáo, tiếp thị.
  • Môi giới bảo hiểm: Broker trong lĩnh vực bảo hiểm về cơ bản sẽ hoạt động như một chuyên viên tư vấn bán các gói bảo hiểm cho khách hàng tiềm năng.
  • Môi giới sở hữu trí tuệ: Vị trí này không được biết đến rộng rãi ở Việt Nam nhưng rất phổ biến tại các công ty nước ngoài. Broker sở hữu trí tuệ làm trung gian cho bên mua và bán tài sản trí tuệ và có thể quản lý nhiều bước trong quy trình xử lý thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ như việc mua, cấp phép, bán hoặc tiếp thị các tài sản sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, bằng sáng chế hoặc phát minh.

Đọc thêm: Tại sao bạn nên chọn nghề bảo hiểm?

3. Mức lương của Broker

Công việc của một broker chủ yếu xoay quanh việc thay mặt cho người mua hoặc người bán để ra các quyết định đầu tư, kinh doanh một cách có lợi nhất. Mức lương của các nhà môi giới sẽ chênh lệch vì nhiều yếu tố: Vai trò cụ thể của bạn, đối tượng khách hàng, kinh nghiệm và các mối quan hệ của bạn - tất nhiên quan trọng nhất vẫn là hiệu quả kinh doanh, đầu tư cuối cùng.
Điểm chung là mức lương cơ bản của broker thường không cao, có thể chỉ khoảng 3 - 6, 7 triệu/tháng nhưng tổng thu nhập thì lại rất cao (hoặc không giới hạn). Với mỗi hợp đồng môi giới thành công, bạn sẽ được hưởng mức hoa hồng rất cao (vài phần trăm tổng giá trị hợp đồng) cũng như mong đợi vào các khoản như quà cảm ơn của đối tác khách hàng. Trung bình, một broker nhận được trung bình trên 20 triệu/tháng và có thể lên tới 50 - 100 triệu/tháng với những người có năng lực, quan hệ rộng.

broker la gi 2

Thu nhập của Broker cao hay thấp?

4. Làm sao để trở thành một Broker thành công?

Có một thực tế là công việc của broker đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực nhất định, ở nước ngoài cũng sẽ yêu cầu các chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chất lượng, trình độ của broker không đồng đều. Có những bạn tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên trong khi cũng có một số người làm môi giới bất động sản, bảo hiểm chẳng hạn chỉ có bằng THPT.
Để thành công lâu dài, thăng tiến trong nghề broker, bạn nên theo học các chương trình đào tạo chuyên nghiệp để có bằng cấp, tốt nhất là từ cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập trung vào việc phát triển các phẩm chất, kỹ năng như:

  • Hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ bạn môi giới.
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc trong nói và viết, tư vấn, thuyết phục và chăm sóc khách hàng.
  • Khéo léo trong tương tác, xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy với khách hàng, có mạng quan hệ rộng, hữu ích.
  • Nhạy bén trong xác định xu hướng thị trường, có tầm nhìn.
  • Giỏi các công cụ phân tích, xử lý số liệu đảm bảo chính xác để có tiền đề đưa ra quyết định đúng.
  • Tự tin và có thức trách nhiệm.
  • Thành thạo các kỹ năng kinh doanh như chốt sales.
  • Học và thi lấy các chứng chỉ cần thiết.
  • Nhiệt tình, quản lý thời gian tốt và chịu được áp lực công việc.

Qua những thông tin JobOKO vừa chia sẻ, bạn đã thực sự hiểu broker là gì cũng như các cơ hội việc làm, lĩnh vực, triển vọng mức lương của nghề nghiệp này? Sự nỗ lực, chăm chỉ và niềm yêu thích với một công việc nhiều cơ hội và năng động như môi giới chắc chắn sẽ dẫn bạn đến thành công.

tin mới

Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? mức lương bao nhiêu?

Ngành tài chính ngân hàng đang trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp phổ biến nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên có thành tích học tập tốt. Ngoài việc làm trong lĩnh vực ngân hàng, sau khi tốt nghiệp, bạn cũng có nhiều cơ hội việc làm khác trong ngành này.

12/06/2024 14:30

Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? mức lương bao nhiêu?

Việc làm ngành Ngân hàng thu nhập hấp dẫn nhất

Tìm hiểu về các vị trí việc làm hàng đầu trong ngành sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mình mơ ước và định hướng phát triển trong lĩnh vực này.

12/06/2024 11:25

Việc làm ngành Ngân hàng thu nhập hấp dẫn nhất

Mức lương của nhân viên kinh doanh ô tô 1 tháng là bao nhiêu?

Có nên theo đuổi nghề nhân viên kinh doanh ô tô và thu nhập thực sự là bao nhiêu mỗi tháng là thắc mắc chung của nhiều người, nhất là những ai đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vị trí này, hãy cùng JobOKO khám phá chi tiết ngay sau đây.

10/06/2024 06:18

Mức lương của nhân viên kinh doanh ô tô 1 tháng là bao nhiêu?

Review Thực tập sinh ngân hàng: Các vị trí, cách ứng tuyển

Để trở thành nhân viên chính thức, trước tiên bạn cần trải qua khoảng thời gian thực tập trong ngành. Hãy cùng JobOKO khám phá tất tần tật những điều bạn cần biết để ứng tuyển thực tập sinh ngành ngân hàng nhé.

06/06/2024 11:30

Review Thực tập sinh ngân hàng: Các vị trí, cách ứng tuyển

Hướng dẫn viết CV xin việc Ngân hàng bao đậu

Viết CV xin việc ngân hàng khác biệt ở chỗ bạn cần nắm rõ yêu cầu và điều chỉnh thông tin để thể hiện thế mạnh của mình và có lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác.

31/05/2024 08:30

Hướng dẫn viết CV xin việc Ngân hàng bao đậu

Các vị trí trong ngân hàng có mức lương khủng nhất

Ngân hàng là môi trường làm việc lý tưởng cho các bạn học chuyên ngành tài chính, kế toán hoặc kiểm toán, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các vị trí trong ngân hàng và việc nào có lương cao nhất. Hãy cùng JobOKO khám phá ngay!

30/05/2024 09:30

Các vị trí trong ngân hàng có mức lương khủng nhất

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

Nếu bạn yêu thích làm việc trong môi trường công nghiệp và quan tâm đến quy trình sản xuất sản phẩm, thì vị trí nhân viên quản lý sản xuất có thể là một sự lựa chọn phù hợp.

15/04/2024 19:24

Nhân viên quản lý sản xuất là gì? mô tả công việc chi tiết

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Dù bạn có kinh nghiệm và kỹ năng tốt đến đâu, một lỗi nhỏ trong CV cũng có thể làm mất đi cơ hội việc làm. JobOKO đã khảo sát và tìm ra 10 lỗi phổ biến khi ứng viên viết CV. Bạn hãy đọc ngay để tránh những sai lầm này!

08/04/2024 20:14

10 lỗi viết CV xin việc kinh điển, ứng viên nào cũng mắc phải

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Lời chào trong email không chỉ đơn thuần là hình thức, nó có thể tạo dấu ấn mạnh mẽ ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Một câu chào chuyên nghiệp sẽ mở ra cơ hội, trong khi một lời chào không phù hợp có thể khiến bạn mất điểm. Hãy cùng JobOKO khám phá bí quyết để có những lời chào email hoàn hảo nhé!

02/04/2024 14:30

Cách chào hỏi trong Email đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch

Ngành quản trị du lịch cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ hướng ngoại, giỏi giao tiếp và lập kế hoạch. Có rất nhiều vị trí việc làm ngành quản trị du lịch mà bạn có thể theo đuổi nếu thực sự yêu thích lĩnh vực dịch vụ.

19/03/2024 11:30

Các vị trí việc làm ngành Quản trị du lịch
hỗ trợ ứng viên

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.

Giải thưởng
của chúng tôi

Top 3

Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.

Top 15

Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.

Top 10

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.

Giải Đồng

Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.