Cách viết CV hấp dẫn cho ứng viên ngành Công nghệ thông tin
Theo một báo cáo gần đây của trang Clutch (Mỹ), các phương pháp tuyển dụng truyền thống đã bị loại bỏ bằng mẫu CV mới. Phương pháp tìm việc phổ biến nhất hiện nay là thông qua các trang tuyển dụng như JOBOKO,...MỤC LỤC:
I. Cách viết CV cho ứng viên công nghệ thông tin
II. Những điều ứng viên ngành công nghệ thông tin cần tránh khi viết CV
Tạo ra bản CV xin việc độc đáo, ấn tượng rất quan trọng với ứng viên ngành CNTT
Mặc dù có sự thay đổi trong phương pháp tìm kiếm việc làm nhưng vai trò của CV vẫn luôn quan trọng và cần được tuỳ chỉnh cho phù hợp với mỗi ngành nghề. Ngành công nghệ thông tin có những đặc thù riêng mà CV cần truyền tải được thông điệp của mỗi ứng viên để tiếp cận nhà tuyển dụng theo cách đúng đắn nhất.
Cho dù có các công cụ khác như hồ sơ trực tuyến, mạng xã hội, v.v. tăng cường và cung cấp cho người tìm việc các cơ hội khác nhau để thể hiện bản thân là người có kinh nghiệm của họ theo những cách khác nhau thì bạn vẫn cần CV để tiếp cận chính thống với nhà tuyển dụng. Các tài khoản truyền thông xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn là công cụ cực kỳ hữu ích để thể hiện các kỹ năng của bạn nhưng chúng không nên thay thế một CV.
Nếu một ứng viên chỉ sao chép và dán CV như trên LinkedIn, họ sẽ mất cơ hội thực sự để tiếp thị bản thân đến nhà tuyển dụng. Đặc biệt là với ứng viên công nghệ thông tin, bạn cần CV hoàn hảo để thể hiện tốt nhất bản thân theo hướng tài năng, chuyên nghiệp và có định hướng tốt trong ngành.
XEM THÊM: Mẹo nâng cao kỹ năng công nghệ đáp ứng mọi yêu cầu
I. Cách viết CV cho ứng viên công nghệ thông tin
1. Chọn định dạng CV đơn giản
CV cung cấp một "bức ảnh" toàn cảnh về kinh nghiệm làm việc, trình độ và kỹ năng của ứng viên, phác thảo từng công việc theo trình tự thời gian với các mô tả chặt chẽ, thuyết phục. Đối với các ứng viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CV nên đơn giản nhưng rõ ràng và được trình bày khoa học. Bạn có thể dùng các gạch đầu dòng hoặc dùng dấu tròn để liệt kê nhiệm vụ và những kỹ năng bạn có theo khía cạnh chức năng, giúp nhà tuyển dụng dễ đọc hơn.
Các chuyên gia tuyển dụng cho rằng người tìm việc trong ngành công nghệ nên có một phần dành riêng cho các kỹ năng công nghệ cụ thể - lập trình, ứng dụng, v.v. những thứ cụ thể để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá hơn. Những nội dung này cần bao gồm từ khoá - những từ quan trọng xuất hiện trong mô tả công việc.
Mặc dù định dạng của các mẫu CV có thể vẫn được giữ nguyên nhưng một số phần có thể được thay đổi theo ngành. Cho dù một bản CV không nên dài quá hai trang. Thay vì trình bày sáng tạo, khác lạ như các ứng viên ngành thiết kế, marketing,... ứng viên công nghệ thông tin cần CV khoa học và đơn giản hơn.
2. Xác định xem nhà tuyển dụng muốn gì
Nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm thông tin trong CV về những kinh nghiệm làm việc của bạn mà họ còn muốn biết bạn thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách nào. Thông thường, khi họ biết bạn đã làm được gì, làm như thế nào thì họ có thể đánh giá chính xác hơn việc bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Vì vậy, khi ứng viên ngành công nghệ thông tin viết CV xin việc, bạn cần suy nghĩ từ quan điểm của nhà tuyển dụng. Bạn có thể dựa trên mô tả công việc và những phán đoán cụ thể để viết về các kinh nghiệm thể hiện được phẩm chất nhà tuyển dụng cần.
Các bước viết CV ứng tuyển ngành công nghệ thông tin chi tiết
Để xác định nhà tuyển dụng kỳ vọng những gì, bạn có thể tự đặt câu hỏi và trả lời xem nếu là mình, mình muốn ứng viên như thế nào? Thành thạo ngôn ngữ lập trình nào? Có khả năng làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm? Tất cả những điều này sẽ giúp bạn chọn lọc đưa thông tin nào vào trong CV.
XEM THÊM: Hướng đi và cơ hội phát triển của ngành công nghệ thông tin
II. Những điều ứng viên ngành công nghệ thông tin cần tránh khi viết CV
Nói dối về kinh nghiệm là sai lầm lớn nhất mà một ứng viên có thể mắc phải khi viết CV xin việc. Đó là một trong những vấn đề lớn nhất. Nhà tuyển dụng có thể hiểu sai về bạn, về trình độ giáo dục hay kinh nghiệm làm việc, thậm chí là các kỹ năng cụ thể.
Bạn không nên phóng đại các kỹ năng, khả năng của bản thân. Chẳng hạn bạn không thành thạo chương trình mã hoá, đừng viết vào CV rằng bạn thành thạo và từng thành công trong một dự án gần đây. Sự thật sẽ nhanh chóng bị phát hiện qua bài kiểm tra hoặc sau khi bạn được nhận vào công ty.
Cuối cùng, đừng liệt kê thành tích theo nhóm ở trong CV. Ứng viên công nghệ thông tin cần có cả khả năng làm việc độc lập bên cạnh khả năng hợp tác với các thành viên trong nhóm và CV của bạn không phải hồ sơ của cả nhóm. Một ứng viên tài năng cần phải nhìn vào thực tế rằng bạn sở hữu trình độ, kỹ năng cho phép tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
Top các việc làm ngành công nghệ thông tin hot
Để lựa chọn được vị trí việc làm phù hợp cũng như biết cách viết CV chuyên nghiệp thì bạn đọc cần tìm hiểu thông tin kỹ càng. Lĩnh vực công nghệ thông tin có đa dạng các vị trí để bạn đọc tham khảo xem mình có đủ khả năng ứng tuyển hay không. Các vị trí việc làm ngành công nghệ thông tin chi tiết được cập nhật rõ ràng trong bài viết sau, nếu bạn có niềm đam mê thì hãy mạnh dạn nộp CV ứng tuyển nhé.
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.