Công việc của Trưởng phòng kỹ thuật
Bởi vì trưởng phòng kỹ thuật phải phụ trách rất nhiều công việc khác nhau nên có những yêu cầu tương đối cao đối với các ứng viên ứng tuyển vị trí này. Để tìm hiểu chi tiết công việc trưởng phòng kỹ thuật là gì? Có khó ứng tuyển không? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết được chia sẻ để lựa chọn cho mình việc làm phù hợp nhé.
Để hoạt động hiệu quả, một công ty cần các nhà quản lý khác nhau với những kỹ năng riêng biệt. Trong đó, trưởng phòng kỹ thuật là vị trí lãnh đạo có tính chất đặc thù, thường thấy ở các công ty chuyên về kỹ thuật, công nghệ hoặc sản xuất. Họ được coi là chuyên gia trong lĩnh vực của mình và có kỹ năng quản lý xuất sắc. Muốn trúng tuyển vị trí trưởng phòng kỹ thuật dễ dàng, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong đó, câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kỹ thuật thông dụng bạn nên nắm rõ để biết cách trả lời, ứng xử thông minh cho những vấn đề tương tự khác khi nhà tuyển dụng đặt ra.
Trưởng phòng kỹ thuật cần đáp ứng yêu cầu công việc gì?
1. Mục đích, vai trò của trưởng phòng kỹ thuật
Thông thường, trưởng phòng kỹ thuật phụ trách chung các hoạt động phát triển kỹ thuật và công nghệ trong công ty. Họ sở hữu trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực kỹ thuật nhất định, chẳng hạn như phát triển phần mềm hoặc sản xuất linh kiện điện tử. Trưởng phòng có thể là người tự viết mã phần mềm nhưng họ cũng phải có kỹ năng lãnh đạo cả một bộ phận phát triển mã đó.Nhìn rộng ra, trưởng phòng kỹ thuật đảm nhận cả vai trò chuyên gia quản lý và kỹ thuật. Trưởng phòng kỹ thuật thường chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề. Ví dụ, trong phát triển phần mềm, trưởng phòng là người cung cấp hướng cho bộ phận họ phụ trách, bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề kỹ thuật và sau đó phát triển các giải pháp.
Phần mềm, thiết bị điện tử hoặc các vấn đề liên quan đến kỹ thuật khác đều rất phức tạp, cần người có trình độ cao phụ trách chung. Một trưởng phòng kỹ thuật giỏi có thể "mổ xẻ" thách thức công nghệ được giao, sau đó giữ cho nhóm của mình tập trung vào phát triển các giải pháp thực tế và hiệu quả.
2. Công việc của trưởng phòng kỹ thuật
2.1. Trách nhiệm chuyên môn của trưởng phòng kỹ thuật
Như đã trình bày ở trên, trưởng phòng kỹ thuật là chuyên gia trong lĩnh vực, có sự hiểu biết sâu rộng, quen thuộc với công việc và có thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ công việc như xử lý sự cố hay đưa ra giải pháp phù hợp nhất.Trưởng phòng kỹ thuật cũng sẽ cung cấp định hướng để phát triển, thiết kế và tích hợp hệ thống, đồng thời xem xét các công việc liên quan cũng như theo dõi dự án thông qua các giai đoạn thử nghiệm và triển khai sản xuất. Bên cạnh đó, trưởng phòng có thể cung cấp đào tạo kỹ thuật cho các kỹ thuật viên trong bộ phận của mình, tiếp tục huấn luyện họ khi cần thiết, đảm bảo đánh giá đúng các quy trình kỹ thuật chính thức, tài liệu và chính sách tiêu chuẩn của công ty.
Khi gặp các vấn đề kỹ thuật phức tạp phát sinh, trưởng phòng kỹ thuật sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, chọn giải pháp tốt nhất để triển khai. Ngoài ra, họ cũng phụ trách giám sát các thiết bị trung tâm dữ liệu như máy chủ và thiết bị mạng hiện có, duy trì sự an toàn và bảo mật của hệ thống, tiêu chuẩn hóa phần cứng, phân cụm và lập kế hoạch dung lượng,... để thiết bị và ứng dụng luôn sẵn sàng hoạt động.
2.2. Trách nhiệm quản lý của trưởng phòng kỹ thuật
Trưởng phòng kỹ thuật đảm bảo rằng bộ phận của mình thực hiện theo đúng hướng dẫn kỹ thuật tiêu chuẩn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm và giám sát hiệu suất của họ, lên lịch làm việc, đào tạo hoặc tạo điều kiện để nhân viên tham gia các khoá đào tạo cần thiết.Những việc làm trưởng phòng kỹ thuật hay chỉ huy trưởng phải đáp ứng đòi hỏi ứng viên phải có trình độ nhất định
Họ cũng thường xuyên tiến hành các cuộc họp nội bộ, đưa ra đánh giá hiệu suất công việc, phản hồi và khuyến nghị để đảm bảo cả bộ phận phát triển theo đúng định hướng, mục tiêu. Bên cạnh đó, trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm báo cáo công việc với ban quản lý công ty theo định kỳ, bao gồm các yếu tố như chất lượng công việc, ngân sách và tình trạng dự án. Ngoài ra, các trưởng phòng kỹ thuật cũng có thể phải gặp gỡ đối tác kinh doanh và đối tác kỹ thuật của mình.
Dưới đây là một số công việc cụ thể của trưởng phòng kỹ thuật:
- Quản lý các chức năng R & D (nghiên cứu và phát triển), hỗ trợ Kỹ thuật và hoạt động sản xuất của công ty theo ngân sách có sẵn.
- Phát triển sản phẩm mới theo thỏa thuận của ban giám đốc.
- Giám sát và điều phối sản xuất các linh kiện cơ khí, điện tử, điện và phần mềm của công ty.
- Quản lý việc tạo và bảo quản tài sản trí tuệ của công ty, bao gồm cả lưu trữ thiết kế, tài liệu chuyên môn, chuẩn bị các ứng dụng cần thiết, bằng sáng chế và bảo trì chung trong danh mục đầu tư của công ty.
- Cung cấp hỗ trợ sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật khác để duy trì hoạt động một cách hiệu quả nhất cho tất cả các bên liên quan.
- Duy trì quan điểm rõ ràng, thống nhất định hướng chung cho bộ phận R & D.
- Thúc đẩy văn hóa làm việc của bộ phận kỹ thuật.
- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả của các hệ thống nội bộ trong công ty, tăng hiệu quả và giảm chi phí hành chính.
- Thu hút, giữ chân nhân tài và thúc đẩy mọi người cải thiện hiệu suất làm việc.
- Báo cáo thường xuyên cho ban quản lý công ty về tiến độ công việc.
- Cung cấp thông tin kỹ thuật có liên quan cho nhân viên vận hành để vận hành và bảo trì đúng cách thiết bị kỹ thuật hiện trường.
3. Yêu cầu trình độ và kinh nghiệm với vị trí trưởng phòng kỹ thuật
Tuỳ thuộc vào các doanh nghiệp khác nhau mà yêu cầu cụ thể với vị trí trưởng phòng kỹ thuật có thể thay đổi, tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chung được xem xét như:- Hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành kỹ thuật.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Có tư duy chiến lược.
- Kinh nghiệm quản lý dự án.
- Linh hoạt và sẵn sàng thực hiện một loạt các hoạt động lớn nhỏ theo lịch trình hoặc xử lý vấn đề phát sinh.
- Sẵn sàng học hỏi và tiến bộ kỹ thuật mới nhất để áp dụng vào công việc.
Nếu như bạn đã tìm hiểu về nhân viên kỹ thuật cần có những kỹ năng nào thì sẽ biết được mình cần trau dồi những gì, từ đó phấn đấu để có cơ hội thăng tiến lên vị trí trưởng phòng kỹ thuật. Công việc trưởng phòng kỹ thuật hay trưởng phòng sản xuất luôn đòi hỏi ứng viên có trình độ cao, vì vậy sau quá trình rèn luyện, trau dồi, hoàn thiện bản thân mà bạn thấy mình phù hợp thì hãy mạnh dạn ứng tuyển nhé. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều việc làm ngành nghề khác tại Blog việc làm để nhanh chóng tìm cho mình công việc ưng ý.
tin mới
hỗ trợ ứng viên
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.