Employment gap là gì? Có nên đề cập khoảng thời gian không đi làm trong CV?
Vì lý do này hay lý do kia mà đôi khi chúng ta sẽ phải nghỉ việc trong một khoảng thời gian dài. Đó có thể là những lý do khách quan như nghỉ để sinh con, đi du lịch, chăm sóc cha mẹ bị ốm hay tham gia một khóa đào tạo nào đó. Trong một số trường hợp khác, lý do cũng có thể là vì bạn bị sa thải và phải đi tìm việc làm mới. Khoảng thời gian trống này được gọi là employment gap.MỤC LỤC:
1. Employment gap là gì?
2. Employment gap là tốt hay xấu?
3. Có nên đề cập employment gap trong CV hay không?
4. Cách viết khoảng thời gian không đi làm trong CV
5. Cách giải thích khoảng thời gian không đi làm trong phỏng vấn
Những thông tin cần biết về Employment gap
1. Employment gap là gì?
Employment gap là khoảng thời gian (có thể tính bằng tháng hoặc năm) mà ứng viên không làm việc cho bất cứ công ty, tổ chức nào. Employment gap có thể do chủ định của ứng viên như nghỉ để đi học trở lại, sinh con, đi du lịch, chăm sóc người ốm. Đôi khi, nó cũng có thể là vì những lý do không lường trước được như bị sa thải và mất thời gian đi tìm việc mới. Nhiều khi, nhà tuyển dụng có thể sẽ cảm thấy tò mò về khoảng thời gian này của ứng viên.
Employment gap thường sẽ rất dễ bị phát hiện khi mà ứng viên liệt kê lịch sử làm việc theo định dạng thời gian cho dù theo thứ tự xuôi hay ngược. Khi mà khoảng thời gian nghỉ việc quá dài thì tốt nhất nên sử dụng một định dạng khác. Thay vì nêu lịch sử làm việc, hãy nêu kỹ năng và thành tích của bản thân. Nếu như employment gap không quá dài thì hoàn toàn có thể nêu trong CV.
2. Employment gap là tốt hay xấu?
Employment gap chắc chắn sẽ không thể khiến bạn bị loại ngay từ vòng đầu tiên nhưng chắn chắn nó sẽ khiến bạn bị trừ điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu employment gap quá dài, bạn sẽ không được mời đến phỏng vấn và sẽ mất đi cơ hội được khẳng định bản thân. Tại sao?
Trước hết, employment gap là một minh chứng cho thấy bạn có ít kinh nghiệm hơn những người cùng trang lứa. Ví dụ, khi phải lựa chọn giữa 2 ứng viên cùng đã ra trường được 5 năm. Người làm việc 5 năm liên tục chắc chắn sẽ có cơ hội cao hơn người đã nghỉ việc khoảng 2 năm nay.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể cho rằng ứng viên có vấn đề về sức khỏe và chẳng công ty nào muốn tuyển dụng nhân viên liên tục nghỉ ốm. Họ cũng sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu đời sống riêng tư của người này có vấn đề gì hay không? Có phải họ đã trải qua thời gian tù tội gì hay không?
Không chỉ về mặt kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cũng sẽ nghi ngờ về trình độ của ứng viên, ngay cả khi bản CV của người này rất đẹp. Có thể họ đã thể hiện không tốt trong quá trình phỏng vấn nên không tìm được việc làm trong suốt thời gian qua hay là vì họ đã bị loại ngay trong quá trình thử việc.
Khi mà thời gian nghỉ việc quá dài, kỹ năng và kiến thức chuyên môn không được sử dụng liên tục sẽ bị mai một và tuyển dụng những ứng viên như vậy sẽ là một quyết định mạo hiểm đối mà không nhà tuyển dụng nào muốn đánh đổi thời gian và công sức cho nó.
3. Có nên đề cập employment gap trong CV hay không?
Nếu như employment gap đã là quá khứ và bạn đã làm một công việc khác sau đó (trước khi ứng tuyển vào vị trí này) thì tốt nhất bạn không nên đề cập đến trong CV. Không có bất cứ quy định nào bắt buộc bạn phải liệt kê tất cả kinh nghiệm của mình trong CV. Điều này sẽ lại càng chính xác khi mà bạn đã có nhiều năm làm việc.
Nên hay không nên đề cập đến employment gap trong CV?
Tuy nhiên, bạn không được phép nói dối trong CV về employment gap hay bất cứ điều gì khác. Việc nói dối trong CV xin việc có thể sẽ làm hại chính bạn. Nhà tuyển dụng có thể xác minh thông tin ứng viên và dễ dàng phát hiện những điểm không trung thực như vậy.
4. Cách viết khoảng thời gian không đi làm trong CV
Việc đề cập đến employment gap trong CV là không nên; tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được. Trong trường hợp này, hãy luôn ghi nhớ những điều sau:
- Sử dụng các con số một cách thông minh
Khi liệt kê thời gian làm việc trong CV, bạn không nhất thiết phải liệt kê chi tiết đến từng ngày, tháng, nhất là khi bạn đã làm công việc này nhiều hơn một năm. Ví dụ, bạn có thể ghi "2017 - 2019:..." thay vì 5.2017 - 5.2019. Sau đó, nếu công việc mới của bạn bắt đầu vào tháng 11.2019, bạn có thể ghi trong CV "2019 - nay:...". Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ khó phát hiện bạn đã không đi làm trong khoảng thời gian từ tháng 5 - 11.2019.
- Sử dụng một định dạng CV khác
Bạn có thể sử dụng một định dạng CV khác để làm lu mờ những khoảng thời gian trống trong lịch sử làm việc của mình. Ví dụ, bạn có thể để ngày tháng ở font chữ thường thay vì in đậm hoặc sử dụng font chữ nhỏ hơn tên công ty và chức danh mà bạn đã nắm giữ. Nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành khoảng thời gian có khi là vài giây để xem lướt qua CV của bạn và họ sẽ chỉ để ý những thông tin nổi bật nhất.
- Bỏ qua một (hoặc 2) công việc trước đây
Bạn không nhất thiết phải điền tất cả kinh nghiệm của mình vào trong CV, đặc biệt là khi đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Bạn hoàn toàn có thể lược bỏ bớt một hoặc hai công việc trước khoảng thời gian employment gap và bắt đầu từ những công việc sau đó.
Việc có nên liệt kê nhiều việc từng làm vào CV xin việc không cũng khiến cho nhiều người tìm việc băn khoăn. Để có hướng dẫn chi tiết về cách viết khi CV khi bạn có nhiều kinh nghiệm, tham khảo bài viết sau.
- Viết những kinh nghiệm đã tích lũy được trong khoảng thời gian employment gap
Bạn đã làm gì trong khoảng thời gian này? Bạn làm việc freelance hay đã có những trải nghiệm gì mới? Tất cả những điều này đều có thể nêu vào trong CV nếu như bạn cảm thấy nó liên quan và hữu ích đối với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn đã dành thời gian này để đi học, hãy nêu tên khóa học và cơ sở đào tạo. Nhà tuyển dụng thậm chí còn đánh giá cao nếu như những kiến thức từ khóa học này là cần thiết.
Hướng dẫn cách viết employment gap trong CV
5. Cách giải thích khoảng thời gian không đi làm trong phỏng vấn
Giải thích về employment gap có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất trong quá trình phỏng vấn. Cách tốt nhất là hãy trình bày vấn đề một cách thật thẳng thắn và rõ ràng. Nếu như bạn nghỉ việc để giải quyết việc cá nhân như chăm sóc người ốm hay đi học tiếp và bây giờ đã sẵn sàng để đi làm trở lại, hãy cho nhà tuyển dụng biết điều này.
Nếu như bạn bị sa thải do công ty cắt giảm nhân viên thì đừng quên chứng minh năng lực của mình. Bạn cũng có thể đề xuất một người nào đó để nhà tuyển dụng thực hiện việc xác minh thông tin ứng viên. Tuy nhiên, nếu như bạn bị sa thải do làm việc kém hiệu quả thì vấn đề sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn quay trở lại làm việc một cách suôn sẻ sau thời gian nghỉ việc. Vấn đề là ở chỗ bạn có thể chứng minh được năng lực và những hiệu quả tích cực do khoảng thời gian này mang lại hay không. Khi phải giải thích với nhà tuyển dụng về khoảng thời gian employment gap, hãy luôn cố gắng giữ một tâm thế thoải mái và một thái độ thật tích cực. Nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng chấp nhận nếu khi thấy được sự tâm huyết của bạn.
Đọc thêm: Quên lý do nghỉ việc cũ đi, đã đến lúc lấy lại tinh thần tìm việc mới
tin mới
Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, hãy gọi tới HOTLINE hoặc gửi thư về địa chỉ email bên dưới để được hỗ trợ.
Giải thưởng
của chúng tôi
Top 3
Nền tảng số tiêu biểu của Bộ
TT&TT 2022.
Top 15
Startup Việt xuất sắc 2019 do VNExpress tổ chức.
Top 10
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN bình chọn.
Giải Đồng
Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam 2023.